Synonym: Gymnogramme henryi Baker
Mô tả: Ráng có thân rễ bò, có vảy bao; vảy nâu mỏng. Lá cách nhau; cuống có cánh ở trên, dài 10-25 cm, trần; phiến to 24-30 x 5-7 cm, mỏng, trần, gân phụ xéo, gân tam cấp rõ. Nang quần dài, có khi đứt đoạn đi đến gần bìa.
Sinh thái: Ưa ẩm và ưa bóng.
Phân bố: Thác Trời, Cây Si.
Hình 4.49 Hình thái loài Colysis henryi (Baker) Ching. (A: Sinh cảnh, B: Lá sinh sản và lá không sinh sản, C: Dạng chung, D: Nang quần).
Chi Tắc kè đá – Drynaria (Bory) J. Sm.
Dương xỉ có thân rễ mọc bò, phủ vẩy nâu hay hung, thường bám trên đá và trên cây gỗ lớn. Có hai loại lá: lá ở gốc thường hình trái xoan, xẻ thùy hay khía tai bèo; lá sinh dưỡng có cuống, có gân hình mạng lưới, tạo thành nhiều hàng quầng, bao gân nhỏ ở trong. Nang quần ở mặt dưới phiến lá, xen kẽ với tơ bên.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Polypodiales – Họ Polypodiaceae – Chi Drynaria.
4.2.15.3 Drynaria quercifolia (L.) J.Smith - Ráng Đuôi phụng lá sồi
Tên khác: Tắc kè đá lá sồi, Cốt toái bổ lá sồi, Cây chồn đèn, Ráng bay.
Synonym: Polypodium quercifolium L., Phymatodes quercifolia Presl,
Polypodium sylvaticum Schkuhr, Phymatodes sylvatica Pr., Polypodium
Schkuhrii Bory, Polypodium morbillosum Presl, Phymatodes morbillosa
Presl, Drynaria morbillosa Moore.
Mô tả: Ráng phụ sinh có thân rễ dày, nghiêng, có vảy hẹp, màu vàng đỏ. Có hai loại lá: lá hứng mùn dài khoảng 30 cm, có thùy cạn, thưa. Lá thường chẻ sâu, cao đến 1,4 m; phiến không lông. Nang quần trần, tròn. Rụi vào mùa khô.
Sinh thái: Loài Ráng chịu hạn. Cây mọc hoang, phụ sinh trên các cây gỗ lớn trong rừng từ vùng thấp tới vùng cao.
Phân bố: Phân bố khá rộng, Trụ Sở Vườn, Thác Trời, Bến Cự, Tà Lài Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở một số vùng núi thấp của Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Còn gặp ở Trung Quốc, Lào cũng như một số nước nhiệt đới khác của châu Á.
Công dụng: Thân và rễ dùng để chữa một số chứng bệnh: ù tai, đau lưng, đau răng, thận hư, thấp khớp mãn tính, phong thấp, thuốc đắp chữa bong gân, tụ máu.
A B
Hình 4.50 Hình thái loài Drynaria quercifolia (L.) J. Smith. (A: Sinh cảnh và lá hứng mùn, B: Nang quần).
Chi Ổ phượng – Platycerium Desv
Thân rễ phủ một lớp vảy mỏng, hẹp và thưa. Lá dị dạng; lá không sinh sản tròn rộng, dày và dai, nguyên hoặc xẻ thùy ở đỉnh, làm nhiệm vụ hứng mùn, còn lá sinh sản rất lớn (có khi dài đến trên 3 m), xẻ đôi nhiều lần, đứng thẳng hay buông thỏng xuống, có dạng sừng hươu, mặt lá có các lông hình sao. Nang quần ở mặt dưới phiến lá, chỗ cuối của các nhánh.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Polypodiales – Họ Polypodiaceae – Chi Platycerium.
4.2.15.4 Platycerium grande. A. Cunn.ex J.Sm. - Ổ rồng Tên khác: Ổ phượng, Cây cong.
Synonym: Platycerium holtumii Jonch. & Hennipm, Acrostichum grande
A. Cunn, Neuroplatyceros grandis Fée, Alcicornium grande Und.
Mô tả: Ráng phụ sinh to, có lá hứng mùn to, có thùy sâu hay cạn. Lá thường hình đai lưỡng phân, rộng 2-4 cm, dài đến 1-2 m. Nang quần ở mặt dưới phiến, thường ở nơi chẻ hai, thành bớt nâu.
Sinh thái: Ráng chịu hạn và ưa nơi ít bị che bóng.
Phân bố: Tuyến đi đến Bàu Sấu Vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
Công dụng: Thân rễ và lá dùng để chữa bệnh phù thủng, bệnh ghẻ ngứa. Đôi khi trồng làm cảnh.
Chi Ráng Tai Chuột – Pyrrosia Mirb
Nang quần tròn hoặc thuôn và xếp thành nhiều hàng, chéo gốc với gân giữa và gần sát vào nhau, phủ kín gần mặt dưới của phiến lá. Có hai loại lông hình sao, đều có cuống dài.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Polypodiales – Họ Polypodiaceae – Chi Pyrrosia.
4.2.15.5 Pyrrosia flocculosa (D.Don) Ching - Ráng Hỏa mạc cợn Tên khác: Ráng Hỏa mạc cợn, Ráng tai chuột kết búi. Tên khác: Ráng Hỏa mạc cợn, Ráng tai chuột kết búi.
Synonym: Polypodium flocculosum D. Don, Cyclophorus flocculosus C. Chr., Nipholobus flocculosus Sp., Polypodium detergibile Hook, Nipholobus
detergibilis Bedd, Nipholobus annamensis Christ, Cyclophorus annamensis C.
Chr.
Mô tả: Ráng phụ sinh trên các cây thân gỗ, có thân rễ ngắn, mang vảy vàng. Lá to; cuống 8-15 cm, hơi vuông, có lông dày, có đốt ở đáy; phiến hẹp dài, 15-30 x 2-4 cm, dày, dai, mặt dưới có lông dày trộn với lông nâu, gân phụ không rõ. Nang quần ở vị trí từ ½ đến 2/3 phần trên của lá; bào tử xoan vàng lợt.
Sinh thái: Ráng ưa ẩm và nơi ít bị che bóng.
Phân bố: Phân bố rất rộng, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở nhiều vùng đồi núi chủ yếu thấp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Kon Tum, Gia Lai. Đak Lak, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Loài này còn gặp ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malayxia, Indonesia.
B A
Hình 4.52 Hình thái loài Pyrrosia flocculosa (D.Don) Ching. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần).
4.2.15.6 Pyrrosia piloselloides (L.) Price - Ráng Hỏa mạc dực xỉ
Tên khác: Ráng tai chuột vảy ốc, Phi Liên, Bảo Thụ Liên, Cây lưỡi mèo vảy nhọn.
Synonym: Pteris piloselloides L., Drymoglossum piloselloides (L.) C. Presl.
Mô tả: Ráng nhỏ, phụ sinh trên các cây thân gỗ, có thân rễ bò dài, to cỡ 1 mm, có vảy nâu; vảy hình mũi mác rất nhọn, hẹp và dài. Lá hơi cách nhau, dị dạng: lá không sinh sản bầu dục hay thuôn, dãy, cuống có đốt ở gốc; lá sinh sản hẹp, nang quần thành hai dãy dài, có sợi bên hình sao.
Sinh thái: Ráng chịu hạn và ưa sáng.
Phân bố: Phân bố khá rộng,Trụ sở vườn, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở một sô vùng núi thấp của Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Lâm Đồng, Khánh Hòa.
Loài này còn gặp ở Đông Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Indonesia.
Công dụng: Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc chữa viêm tuyến mang tai, ho, ho ra máu; phong thấp; lao hạch bạch huyết.
Hình 4.53 Hình thái loài Pyrrosia piloselloides (L.) Price. (A: Sinh cảnh của loài, B: Các dạng lá và nang quần).
B A
Hình 4.54 Bản đồ phân bố Polypodiaceae (gồm các loài Belvisia annamensis
(C. Chr.) Teg, Colysis henryi (Baker) Ching, Drynaria quercifolia (L.) J.
Chú giải: . 1. Huyện Cát Tiên. 2. Huyện Bảo Lâm. 3. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên Polypodiaceae. 1
3
Smith, Platycerium grande. A.Cum.ex J.Sm., Pyrrosia flocculosa (D.Don) Ching, Pyrrosia piloselloides (L.) Price).
4.2.16 Họ Ráng Seo Gà – (Họ Chân xỉ - Họ Cỏ Luồng) – Pteridaceae Spreng. ex Jameson Spreng. ex Jameson
Cây ở cạn. Thân rễ mọc bò hay đứng, phủ lông hoặc vẩy. Lá một dạng hay gần hai dạng, không khớp với thân rễ, hình lông chim, ít khi hình chân vịt; gân tự do hoặc liên kết. Nang quần liền nhau thành một đường liên tục, che bởi mép mỏng của lá.
Chi Ráng Biển – Acrostichum L.
Dương xỉ mọc ở đầm lầy, có thân mọc đứng và có các lá lược kép lông chim một lần. Nang quần phủ kín toàn bộ mặt dưới của lá.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Pteridales - Họ Pteridaceae - Chi Acrostichum.
4.2.16.1 Acrostichum sinensis Bak. - Ráng Ơ nông Trung quốc
Synonym: Egenolfia sinensis (Bak.) Maxon, Polybotria sinensis C.Chr.,
Campium sinense C.Chr., Acrostichum appendiculatum Bedd.
Mô tả: Ráng có thân rễ bò, có vảy nâu lợt, thon, bìa có răng. Lá cao 25- 40 cm; đáy cuống có vảy; thứ diệp mọc xen, có cuống ngắn, phiến 10-13 x 1,5-2,5 cm, dày, dai, có thùy cạn, tận cùng bằng một răng to; gân phụ không chẻ. Lá thụ hẹp, mặt dưới do nang quần phủ đầy, thường có cầu hành ở chót.
Sinh thái: Loài ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc theo ven suối trong rừng.
Phân bố: Cát Tiên.
Hình 4.55 Hình thái loài Acrostichum sinensis Bak. (A: Sinh cảnh, B: Bào tử, C: Lá sinh sản và lá không sinh sản).
Chi Ráng Thần Mô – Cheilanthes Sw.
Dương xỉ thân thảo, ưa khô, mọc thành bụi. Lá sinh sản cũng tương đồng với lá không sinh sản, mọc đứng, chia lông chim, có các phần phân chia lại phân thành thùy nhỏ không đều và mang các nang quần ở đầu cuối các gân.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Pteridales – Họ Pteridaceae – Chi Cheilanthes.
4.2.16.2 Cheilanthes belangeri (Bory) C. Chr.- Ráng Thần mô Belanger Tên khác: Ráng Thần mô Belanger, Ráng có môi Belanger. Tên khác: Ráng Thần mô Belanger, Ráng có môi Belanger.
Synonym: Pteris belangeri Bory, Pteridella Belangeri Mett, Pteris
varians Wall, Cheilanthes varians Hook, Pellaea campodiensis Bak.
Mô tả: Ráng mọc thành bụi, ở đất; thân rễ ngắn. Lá mọc chụm, cao 20-50 cm; cuống đen, có vảy dài 2-3 mm nâu, ở đáy; thứ diệp mọc đối, không lông, tương đối mỏng. Nang quần dài theo bìa uốn vào.
Sinh thái: Ráng ưa ẩm, ưa sáng. Mọc trên vách đất hay bám đá ẩm ở ven rừng, trảng cây bụi rậm thường xanh.
Phân bố: Khá hẹp, ven theo tuyến Bàu Sấu, Bàu Chim Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Ở Việt Nam, loài này còn gặp ở một số vùng đồi núi thấp của Khánh Hòa (hòn Vọng Phu; Nha Trang), Bình Dương, Đồng Nai.
Còn gặp ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như một số nước nhiệt đới khác ở châu Á.
Hình 4.56 Hình thái loàiCheilanthes belangeri (Bory.) C. Chr. (A: Sinh cảnh của loài, B: Dạng chung , C: Nang quần).
4.2.16.3 Cheilanthes tenuifolia (Burm.f.) Sw. - Thần mô lá mảnh Tên khác: Ráng có môi lá mảnh. Tên khác: Ráng có môi lá mảnh.
Synonym: Trichomanes tenuifolia Burm.f., Adiantum tenuifolium Sw.,
Cassebeera tenuifolia J. Sm., Cheilo soria tenuifolia Trev., Acrostichum tenue
Retz., Adiantum cicutae folium Lam, Notholaena semiglabra Kze., Cheilanthes
semiglabra Fée, Cheilanthes contigua Bak.
Mô tả: Ráng mọc ở đất. Thân rễ ngắn, mọc bò. Lá mọc thành bó; cuống lá đen đen, dài 10-20 cm, mịn, láng, đen, to 1 mm; phiến tam giác cao 15-20 cm, 3 lần kép; thứ diệp dưới mọc đối, tứ diệp có thùy. Nang quần liên tục theo bìa, được bìa uốn vào thành giả bao mô.
Sinh thái: Ráng ưa nơi ít bị che bóng.
Phân bố: Phân bố rộng, ven theo thác Bến Cự, tuyến Cây Si Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Việt Nam, loài này còn gặp ở nhiều vùng đồi núi thấp và cũng thường gặp trên vách núi đá, từ Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang.
Còn gặp ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như nhiều nước khác ở nhiệt đới châu Á, phần nhiệt đới của châu Úc.
Công dụng: Toàn cây được sử dụng làm thuốc trị cảm lạnh. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị đòn ngã tổn thương.
Hình 4.57 Hình thái loài Cheilanthes tenuifolia (Burm.f.) Sw. (A: Sinh cảnh, B: mặt dưới và mặt trên của thứ diệp, C: Nang quần).
Chi Coniogramme Fée.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Pteridales - Họ Pteridaceae - Chi Coniogramme.
4.2.16.4 Coniogramme fraxinea (D. Don) Diels - Ráng Trần Tự Tên khác: Ráng Trần Tự thường.
Synonym: Diplazium fraxineum D. Don, Anisogonium fraxinifolium
Presl, Callipteris fraxinifolia J. Sm., Athyrium fraxinifolium Milde, Diplazium
luzoniense Spr., Diplazium lineolatum Bl., Asplenium lineolatum Mett,
Anisogonium lineolatum Bedd, Callipteris elegans J.Sm., Oxygonium elegans
J.Sm., Anisogonium elegans Presl, Diplazium elegans Presl, Diplazium elegans
Hook, Asplenium elegans Mett, Asplenium alternifolium Mett.
Mô tả: Ráng có thân rễ mang lá cách khoảng. Cuống vuông, 40-60 cm, láng, nâu, đậm; phiến dài 30-50 cm, mang 3-7 cặp thứ diệp mọc đối, dày, xanh dợt, thứ diệp dưới kép do 3 tam diệp, chót có đuôi, bìa có răng tà, gân cách nhau cỡ 1,5 mm, đơn chẻ hai, đầu có thủy bào gần bìa. Nang quần tròn dài dọc theo gân phụ.
A
Sinh thái: Ráng ưa ẩm và ưa bóng. Mọc rải rác trên đất có tầng dày và giàu mùn dưới tán rừng rậm thường xanh.
Phân bố: Thác Bến Cự.
Hình 4. 58 Hình thái loài Coniogramme fraxinea (D.Don) Diels. (A: Sinh cảnh, B: thứ diệp, C: Nang quần của loài).
Chi Hemionitis L..
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Pteridales – Họ Pteridaceae – Chi Hemionitis.
4.2.16.5 Hemionitis arifolia (Burm. f.) Moore - Ráng Hoạn xỉ
Synonym: Asplenium arifolium Burm. f., Gymnogramme arifolia Kuhn,
Hemionitis cordata Hook, Hemionitis cordifolia Roxb, Hemionitis sagittata
Fée.
Mô tả: Ráng ở đất, có vảy nâu, cao đến 0,3 m. Cuống nâu đen; phiến tam giác, mũi giáo, đáy hình tim, dài 4-8 cm, gân phụ hình mạng. Nang quần dọc theo gân phụ, trần; lá sinh sản thường hơi nhỏ hơn lá không sinh sản.
Sinh thái: Ráng ưa nơi ít bị che bóng. Loại dương xỉ này mọc rải rác trên đất hay bám đá ẩm trong rừng rậm thường xanh.
Phân bố: Khá rộng, dọc theo tuyến sinh thái Thác Trời, Bảo lâm.
Hình 4.59 Hình thái loài Hemionitis arifolia (Burm. f.) Moore . (A: Sinh cảnh, B: Dạng chung, C: Nang quần).
Chi Ráng chò chanh- Pityrogramma Link.
Phần lớn các loài đều có mặt dưới của lá lược phủ một lớp bột phấn màu trắng bạc hay vàng kem.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Pteridales – Họ Pteridaceae– Chi Pityrogramma.
4.2.16.6 Pityrogramma calomelanos (L.) Link – Ráng Chò chanh
Tên khác: Quyết lá phấn.
Synonym: Acrostichum calomelanos L., Ceropteris calomelanos Und,
Gymnogramma calomelanos Klf., Neurogramme calomelanos Diels.
Mô tả: Ráng ở đất, thân rễ ngắn, có vẩy nâu, nhọn. Cuống lá và trục đen lấp lánh, cuống dài 20-30 cm, phiến dài 30-50 cm, kép hai, ba lần; lá phụ mặt dưới như có bột trắng. Nang quần dọc theo gân, trần, phủ gần như trọn mặt dưới.
Sinh thái: Ráng mọc nơi đất ẩm, gần các suối, sông từ vùng thấp lên đến độ cao 500 m.
Phân bố : Khá rộng, Thác Trời, Bến Cự Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp nhiều vùng từ đồng bằng đến đồi núi thấp, từ Nghệ An (Cửa Lò), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp.
Loài này gặp ở Lào, Campuchia, cũng như nhiều nước nhiệt đới khác.
B C
Công dụng: Cây được trồng làm cảnh vì tán lá đẹp. Ở Trung Mỹ, thân và lá sắc uống để trị cúm, ho, huyết áp cao.
Hình 4.60 Hình thái loài Pityrogramma Calomelanos (L.) Link. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần, C: Thứ diệp).
Chi Ráng Sẹo Gà – Pteris L.
Dương xỉ có lá lược dạng lông chim một hay nhiều lần. Các thùy lông chim ở dưới thường lớn, kéo dài ra và có răng. Nang quần xếp thành một đường liên tục dưới mép của các thùy lông chim.
Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Pteridales – Họ Pteridaceae – Chi Pteris.
4.2.16.7 Pteris biaurita L. - Ráng Chân xỉ hai tai Tên khác: Ráng sẹo gà hai tai. Tên khác: Ráng sẹo gà hai tai.
Synonym: Campteria biaurita Hook, Litobrochia biaurita J. Sm.
Mô tả: Ráng ở đất, bụi to. Cuống cao 20-80 cm, màu rơm, phiến thon, 2-3 lần kép, thứ diệp đáy có một tam diệp hướng về gốc phát triển, gân của các thùy thông vào nhau ở phần đáy, cuống phụ có gai nhỏ; thứ diệp có khía rộng bằng phân nửa thùy, mỏng song hơi cứng.
Sinh thái: Ráng ưa ẩm, ưa nơi có ít ánh sáng.
Phân bố: Rộng, Thác Trời, Bàu Sấu Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này thường gặp ở ven rừng rậm thường xanh, ở nhiều vùng núi thấp, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Đak Lak, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
A
Là loài liên nhiệt đới, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Công dụng: Toàn cây được dùng trị ung độc, nhọt vú, đòn ngã tổn thương.
Hình 4.61 Hình thái loài Pteris biaurita L. (A: Sinh cảnh, B: thứ diệp, C: Nang quần).
4.2.16.8 Pteris cretica L. - Ráng Chân xỉ Hy lạp Tên khác: Cẳng gà, Cỏ Seo gà Hy Lạp. Tên khác: Cẳng gà, Cỏ Seo gà Hy Lạp.
Synonym: Pteris nervosa Jap., Pteris serraria Sw., Pteris pentaphylla
Willd.
Mô tả: Bụi 50-70 cm. Cuống vàng hay nâu, tròn, to 2-3 mm, cứng, dài 30- 40 cm, thứ diệp dưới 2-4 tam diệp, thứ diệp chót rất dài (10-20 cm) giống các thứ diệp cạnh, 2-6 cặp thứ diệp cạnh rộng 1-2 cm (đơn có khi chẻ hai) bìa có răng khi không thụ, không lông, gân đơn hay chẻ hai. Lá sinh sản dài hơn và dẹp