Họ Dương xỉ Vảy – Aspidiaceae Mett.ex Frank

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 40)

Dương xỉ sống trên mặt đất; thân rễ thường mọc đứng, có vẩy. Lá có dạng khác nhau và xẻ ra, thường thì đồng dạng; gân lá tự do hay liên kết. Nang quần ở mặt dưới của lá.

Chi Ráng Hai áo – Didymochlaena Desv

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Aspidiales – Họ Aspidiaceae – Chi Didymochlaena.

4.2.3.1 Didymochlaena truncatula (Sw.) J. Sm. - Ráng Song y

Tên khác: Ráng hai áo.

Synonym: Aspidium truncatulum Sw., Aspidium lunulatum Houtt,

Didymochlaena lunulata Desv, Nephrolepis lunulata Keys,

Didymochlaena sinuosa Desv, Monochlaena sinuosa Gaud, Aspidium

squamatum Willd, Didymochlaena squamata Desv, Diplazium

pulcherrimum Raddi, Aspidium cultratum Presl, Tegularia adiantifolia

Rein, Didymochlaena dimidiate Kze.

Mô tả: Ráng mọc ở đất, thân ngắn, đứng, mang nhiều lá. Lá có sóng chung dài 60-150 cm, nâu lợt, có ít vảy vàng nhạt; phiến xoan, hai lần kép; lá phụ có đốt vào sóng, phiến bất xứng, một bên bìa như ngay, đầu tròn, dài cỡ 2 cm. Nang quần dài 2-3 mm; bao mô bầu dục.

Sinh thái: Ráng ưa ẩm và ưa nơi ít bị che bóng. Loại dương xỉ này thường mọc ở kẽ đá, đất ẩm.

Phân bố: Hẹp, Huyện Bảo Lâm. Ở Việt Nam, loài này còn gặp Kon Tum, Khánh Hòa. Loài liên nhiệt đới, trong đó có nhiều nước quanh Việt Nam.

Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ được dùng làm thuốc trị cảm cúm, thủy thũng, đòn ngã, băng huyết và bệnh giun đũa.

Hình 4.6 Hình thái loàiDidymochlaena truncatula (Sw.) J. Sm. (A: Sinh cảnh, B: Thứ diệp, C: Tam diệp và nang quần của loài).

Chi Ráng Song Quần – Diplazium Sw.

Dương xỉ có thân rễ thẳng hay nghiêng, hướng lên, phủ vẩy ngắn. Lá kép lông chim 1-2 lần, ít khi chẻ 3 lần hoặc là lá đơn. Nang quần hình vạch hoặc hình bầu dục hoặc có khi hình trứng tròn, thẳng, thường tạo thành từng cặp dựa lưng vào nhau ở hai bên gân, ở mặt dưới lá.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Aspidiales - Họ Aspidiaceae - Chi Diplazium.

4.2.3.2 Diplazium crassiusculum Ching - Ráng song quần thô Tên khác: Rau Dớn dày. Tên khác: Rau Dớn dày.

Synonym: Diplazium donianum Tardieu.

Mô tả: Ráng có căn hành đứng. Lá có cuống dài 15-20 cm, nâu đen, có rãnh; phiến do 3-5 thứ diệp, bìa nguyên hay có răng rất tà, dày; gân phụ lưỡng phân 1-2 lần. Nang quần ngắn, cách bìa và gân chánh.

Sinh thái: Ưa đất rất ẩm và chịu bóng, mọc chủ yếu ở ven khe suối trong rừng rậm thường xanh.

C B

Phân bố: Khá rộng, Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp nhiều vùng đồi núi thấp, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đà lạt.

Loài này còn gặp ở Nam Trung Quốc, Nhật Bản.

Hình 4.7 Hình thái loài Diplazium crassiusculum Ching. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần và thứ diệp).

Chi Ráng Yểm dực – Tectaria Cav

Thân rễ mọc bò hay mọc đứng. Cuống lá không có đốt với thân rễ. Lá lược thường hình tam giác, đơn hay chia ra, có cấu trúc mỏng và nhẻo, gân nối với nhau thành một hay nhiều hàng lỗ tổ ong không có gân con nằm bên trong. Nang quần thường có áo. Áo túi hình thận, tồn tại hay sớm rụng.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Aspidiales - Họ Aspidiaceae - Chi Tectaria.

4.2.3.3 Tectaria decurrens (Presl) Copel - Ráng Yểm dực cánh Tên khác: Cây mái cánh. Tên khác: Cây mái cánh.

Synonym: Aspidium decurrens Presl, Aspidium pteropus Bedd,

Nephrodium decurrens HB., Aspidium heterodon Copel, Aspidium Copelandii

C.Chr.

Mô tả: Ráng mọc thẳng trên đất hay đá. Lá lớn, xẻ lông chim. Lá có cuống dài 20–30 cm, có cánh tới đáy do phiến lá men xuống tới gốc; phiến lá dài 30–100 cm, rộng 25–50 cm, xẻ sâu gần đến sóng; thùy bên có 3– 8 cặp thùy mỏng, bìa nguyên hay dúng; gân lá làm thành những quầng không đều nhau, chứa nhiều gân con; lá sinh sản thường hẹp hơn lá dinh dưỡng. Nang quần thành 2 hàng đều bên gân phụ; bao mô nâu, không rụng.

Sinh thái: Ráng ưa ẩm và ưa bóng, mọc trên đất ẩm, nhiều mùn, có tầng dày trong các thung lũng rừng già, rừng phục hồi, vùng đồi núi thấp.

Phân bố: Rất rộng, Bảo Lâm. Ở Việt Nam, loài này có ở gần khắp các vùng đồi núi thấp của cả nước, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Còn gặp ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và nhiều nước nhiệt đới khác ở châu Á và Đại Dương, Bắc Đài Loan, Nhật Bản, Himalaya.

Công dụng: Ở Việt Nam, dân gian dùng toàn cây sắc uống trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu và trị phù thủng.

Hình 4.8 Hình thái loàiTectaria decurrens (Presl) Copel. (A: Sinh cảnh, B: Lá sinh sản và lá không sinh sản, C: Nang quần).

4.2.3.4 Tectaria subpedata (Harr.) Ching - Ráng Yểm dực có chân

Synonym: Nephrodium subpedatum Harr, Aspidium subpedatum Diels,

Nephrodium Morsei Bak., Sagenia subpedata Nakai.

Mô tả: Ráng mọc ở đất; vảy thon, nâu. Lá gần nhau; cuống 20 – 25 cm, màu rơm nâu nâu, đáy có vảy; phiến dài đến 20 cm, hình tim ở đáy, không hay có thùy sâu, mỏng, gân có lông phún, gân phụ thành ổ có gân tù. Nang quần 2 hàng, tận cùng gân phụ trong ổ; bao mô không rụng; bào tử nâu vàng.

Sinh thái: Loài ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành dãy trong rừng rậm thường xanh.

Phân bố: Hẹp, Cát Tiên. Ở Việt Nam, loài này còn gặp ở Cao Lạng, Tuyên Quang.

Hình 4.9 Hình thái loài Tectaria subpedata (Harr.) Ching. (A:Sinh cảnh, B: Nang quần, C và D: Các kiểu lá).

4.2.3.5 Tectaria stenomioides C.Chr. & Tard. - Ráng Yểm dực hạt nhỏ

Synonym: Aspidium stenosemioides C.Chr. & Tard, Sagenia

stenosemioides Christ.

Mô tả: Thân rễ bò, to vào 2-3 mm; vảy nâu. Lá thụ có các thùy hẹp hơn; cuống dài 10-20 cm, vàng; phiến tam giác; thứ diệp dưới hình buồm, đáy dưới to, mỏng; thứ diệp trên không cuống, sóng có lông. Nang quần nhỏ, nhiều.

Sinh thái: Loài ưa ẩm và ưa bóng, thường gặp nhiều ở tuyến rừng cấm, tuyến Bàu Sấu ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

Phân bố: Tuyến Bàu Sấu, Rừng Tre. Ở Việt Nam, loài này còn gặp Lâm Đồng, Quảng Trị, Đà Nẵng.

Hình 4.10 Hình thái loài Tectaria stenomioides C.Chr. & Tard. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần và thứ diệp).

4.2.3.6 Tectaria triglessa C. Chr. & Tard. - Ráng Yểm dực ba lưỡi

Mô tả: Mọc thành bụi ở đất, có vảy. Lá cao 70-85 cm; cuống có cánh rộng từ 3-5 mm; phiến nguyên hay chẻ ba, gân phụ bậc chót tạo thành ổ có nhiều gân tù. Nang quần nhỏ, rất nhiều; bao mô hình thận.

Sinh thái: Ưa bóng, mọc trong rừng rậm thường xanh.

Phân bố: Hẹp, Rừng tre, Bàu Sấu. Việt Nam, loài này còn gặp ở Quảng trị, Huế.

Hình 4.11 Hình thái loài Tectaria triglessa C. Chr. & Tard. (A: Sinh cảnh, B: Thứ diệp và nang quần)

A

B

Hình 4.12 Bản đồ phân bố họ Aspidiaceae (gồm các loài Didymochlaena truncatula (Sw.) J. Sm.; Diplazium crassiusculum Ching, Tectaria decurrens

Chú giải: 1. Huyện Bảo Lâm. 2. Huyện Cát Tiên. 3. Vườn quốc Gia Nam Cát Tiên Aspidiaceae.

1

2

(Presl) Copel, Tectaria subpedata (Harr.) Ching, Tectaria stenomioides C.Chr. & Tard, Tectaria triglessa C. Chr.& Tard.).

4.2.4 Họ Tổ Điểu (Họ Can Xỉ) – Aspleniaceae Mett. ex A. B. Frank

Cây sống địa sinh nhưng cũng có một số sống bì sinh. Thân rễ thường nằm ngang ở dưới đất hoặc mọc thẳng. Lá đơn hay kép lông chim 1-2 lần, gân lá rời hay liên kết dọc mép lá. Nang quần hình đường chỉ hay thuôn, thẳng hay hơi cong và nằm dọc theo gân bên hơi xiên với sống lá. Áo túi cũng cùng một dạng, phẳng hay phồng lên, mở ra ở phía sống lá. Cuống túi bào tử gồm một hàng tế bào.

Chi Tổ Điểu – Asplenium L.

Dương xỉ có lá khớp, gân lá thường rời nhau và các nang quần kéo dài được bao phủ bởi một áo túi thường đính ở một phía của gân.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta - Lớp Polypodiopsida - Bộ Aspidiales -Họ Aspleniaceae - Chi Asplenium.

4.2.4.1 Asplenium crinicaule Hance - Ráng Can xỉ thân có lông Tên khác: Thiết giác thân có lông. Tổ điểu lông dài. Tên khác: Thiết giác thân có lông. Tổ điểu lông dài.

Synonym: Asplenium Hancei Bak, Asplenium Beddomei Mett, Asplenium

polytrichum Christ.

Mô tả: Thân rễ, đầy vảy nâu hay đen, tam giác có mũi dài. Cuống dài từ 4-12 cm, to 0,5–2 mm, đen; phiến 1 lần kép, dài 15-50 cm, rộng 3-7 cm, thứ diệp không cuống, bất xứng, dài 1-5 cm, đáy trên có tai, bìa có răng sít nhau, nghiên, cứng. Nang quần dài đi từ gân chính tới mép lá.

Sinh thái: Ưa bóng. Cây mọc trên vỏ cây gỗ, trên đá có rêu cạnh khe suối, dưới tán rừng từ vùng thấp 120 m đến vùng cao 3000 m.

Phân bố: Khá hẹp, tuyến Bàu Sấu. Việt Nam, loài này còn gặp ở một số vùng đồi núi thấp của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Trị, Phú Quốc.

Công dụng: Toàn cây làm thuốc trị sốt rét. Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây được dùng trị bệnh sởi không mọc và mụn nhọt độc.

Hình 4.13 Hình thái loàiAsplenium crinicaule Hance. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần, C: mặt trên và mặt dưới của lá)

4.2.4.2 Asplenium fraxinifolium Presl - Ráng Can xỉ lá trần Tên khác: Tổ điểu lá trần. Tên khác: Tổ điểu lá trần.

Mô tả: Ráng mọc ở đất. Lá có cuống xám, nâu nâu, dài từ 15 – 25 cm, có vảy ở đáy; lá kép lông chim lẻ; thứ diệp xoan thon, dài 15 – 30 cm, có cuống, bìa có răng nhọn, xéo, dai; gân phụ nhiều, lưỡng phân. Nang quần dài, hẹp; bao mô mỏng.

Sinh thái: Mọc trong rừng rậm thường xanh.

Phân bố: Cát Tiên.

Hình 4.14 Hình thái loài Asplenium fraxinifolium Presl (A: Sinh cảnh, B: Nang quần).

4.2.4.3 Asplenium grevillei Wall. ex Hook. & Grev. - Ráng Can xỉ Greville Tên khác: Tổ điểu Grevin. Tên khác: Tổ điểu Grevin.

Synonym: Neottopteris Grevillei J.Sm., Thamnopteris Grevillei Moore.

A B C

A

Mô tả: Ráng mọc thành bụi, ở đất, đứng; vảy thon, nâu, dài đến 5 mm, bìa có lông. Lá dài 45 cm; cuống nâu đậm, có cánh dài đến đáy; phiến mỏng hay dày dày, mặt dưới màu nâu lợt, gân phụ gắn 60 độ vào gân chánh, cách nhau vào 1 mm, lưỡng phân từ gân giữa, tạo một gân bìa cách bìa 1,5 mm. Nang quần đi đến gần gân chánh.

Sinh thái: Ưa ẩm và ưa sáng.

Phân bố: Khá hẹp, Đak Lua, Cát Tiên. Việt Nam, loài này gặp ở một số vùng đồi núi thấp của Kontum, Lâm Đồng, Bình Dương.

Loài này còn gặp ởLào, Campuchia, Mianma.

Hình 4.15 Hình thái loài Asplenium grevillei Wall. ex Hook. & Grev . (A: Sinh cảnh, B: Nang quần, C: mặt trên và mặt dưới của lá).

4.2.4.4 Asplenium nidus L. - Ráng Ổ phụng. Tên khác: Tổ điểu thật, Cây tổ chim. Tên khác: Tổ điểu thật, Cây tổ chim.

Synonym: Thamnopteris Nidus Presl, Neottopteris Nidus J.Sm.

Mô tả: Ráng phụ sinh, to, đẹp; thân rễ ngắn, dài hơn 1,5 m. Lá mọc thành bụi, có phiến to, dày, thường màu lục tươi, không lông, láng, thon dài, hai chót nhọn, rộng đến 20 cm, dài đến 1,5 m; cuống ngắn, có nhiều vảy. Nang quần dài, khít nhau, đi từ sóng đến gần bìa.

Sinh thái: Ráng ưa ẩm, ưa bóng. Cây mọc phụ sinh trên các cây to hay trên đá trong rừng ẩm thường xanh.

Phân bố: Rất rộng, Bàu Sấu, Thác Trời, Bàu Chim, Cây Si, Đaklua, Đà Kộ, Bến Cự, Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở các vùng đồi núi

thấp và trung bình của gần như khắp cả nước, từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Còn gặp ở Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như nhiều nước khác, Nhật Bản, Đài Loan.

Công dụng: Cây thường được trồng làm cảnh. Dân gian dùng lá chữa bệnh về tóc và da đầu; cũng có khi được dùng chữa bong gân, sai khớp.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, liệt dương và bệnh về đường tiết niệu.

Hình 4.16 Hình thái loài Asplenium nidus L. (A: Sinh cảnh, B: mặt dưới và mặt trên của lá, C: Nang quần).

4.2.4.5 Asplenium obscurum Bl. - Ráng Can xỉ mờ Tên khác: Tổ điểu mờ. Tên khác: Tổ điểu mờ.

Mô tả: Ráng có thân rễ mập, xanh, dài, mang lá cách nhau. Cuống xám hay nâu nâu, không láng; thứ diệp gắn thẳng góc vào sóng, hình phãng tây, rất bất xứng, gân phụ lưỡng phân. Nang quần tròn dài, dài cỡ 3 mm, giữa gân giữa và bìa.

Sinh thái: Dương xỉ ưa bóng. Loại dương xỉ này thường mọc trong các hốc đá giàu mùn dưới rừng rậm thường xanh.

Phân bố: Khá rộng, Bàu Sấu Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở một số vùng núi đá vôi thấp của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Nam.

Còn gặp ở Nam Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ.

Hình 4.17 Hình thái loàiAsplenium obscurum Bl. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần).

4.2.4.6 Asplenium tenerum Forster - Ráng Can xỉ nhỏ Tên khác: Tổ điểu nhỏ. Tên khác: Tổ điểu nhỏ.

Synonym: Asplenium caudatum Cav. Descr, Asplenium elongatum Sw.,

Asplenium productum Presl.

Mô tả: Ráng mọc thành bụi, mang vảy to cỡ 3 mm. Chụm lá dài 20-50 cm; phiến 1 lần kép; thứ diệp xanh, mỏng hay dày, không lông. Đáy tam giác, bất xứng, bìa có răng. Gân phụ đơn. Nang quần dài. Thường mang cầu hành ở chót lá.

Sinh thái: Ưa nơi ít ánh sáng, thường sống bám trên vỏ cây, hay đá ẩm trong rừng rậm thường xanh.

Phân bố: Rộng, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở nhiều vùng đồi núi thấp như Ba Vì, Lào Cai, Sa Pa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, LangBiang, Khánh Hòa, Biên Hòa.

Loài này còn gặp ở Campuchia, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia.

A B C

Hình 4.18 Hình thái loàiAsplenium tenerum Forster. (A: sinh cảnh trên đá, B: sinh cảnh trên cây, C: Nang quần).

Hình 4.19 Bản đồ phân bố họ Aspleniaceae (gồm các loài Asplenium

crinicaule Hance, Asplenium fraxinifolium Presl, Asplenium grevillei Wall.ex

Chú giải: 1. Huyện Bảo Lâm. 2. Huyện Cát Tiên. 3. Vườn quốc Gia Nam Cát Tiên Aspleniaceae.

1 2

Hook.& Grev., Asplenium nidus L., Asplenium obscurum Bl., Asplenium

tenerum Forster).

4.2.5 Họ Ráng Dừa (Họ Guột Rạng) – Blechnaceae (C.Presl) Copel

Dương xỉ mọc ở đất, có khi leo, thân rễ có vẩy. Lá hình lông chim, có cấu trúc dày, dai, thường có hai dạng, từ chẻ lông chim, đến kép lông chim hai lần, gân rời hay kết thành mạng. Nang quần hình dải ở về một bên của đường gân chính và song song với nó, áo túi không có hoặc có cùng hình dạng với ổ túi, dạng màng, đính ở phía ngoài và mở vào phía trong.

Chi Ráng Lá dừa – Blechnum L.

Dương xỉ có lá lược thường dạng lông chim hay xẻ lông chim. Nang quần đính trên mặt để song song với đường gân giữa.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Aspidiales – Họ Blechnaceae – Chi Blechnum.

4.2.5.1 Blechnum orientale L. - Ráng Dừa đông

Tên khác: Ráng Dừa đông, Guột rạng, Ráng Lá dừa thường.

Mô tả: Ráng có thân to, đứng cao đến 1-2 m, có vảy to, nâu. Lá to, cao đến 1-2,5 m; phiến một lần kép; thứ diệp dài đến 25 cm, không cuống, dày, cứng, không lông, chót nhọn. Nang quần dài theo hai bên gân chính.

Sinh thái: Ưa sáng hay nơi ít bị che bóng. Loại dương xỉ này mọc thành đám, dựa suối, trên các đồi hay ven rừng.

Phân bố: Rất rộng, Đà Kộ, Đak Lua , Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp ở khắp các vùng đồi núi thấp, từ Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Loài này Còn gặp ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Malaysia, cũng như nhiều nước nhiệt đới khác .

Công dụng: Dân gian Việt Nam cũng như Trung Quốc và Malaysia thường dùng chồi lá non giã nhỏ đắp rút mủ mụn nhọt và vết thương sưng tấy.

Hình 4.20Hình thái loài Blechnum orientale L. (A: Sinh cảnh, B: Thứ diệp, C: Nang quần).

Chi Dây choại – Stenochlaena J. Sm.

Dương xỉ có thân rễ mọc leo. Lá lược đơn hay dạng lông chim, gân tạo thành một núm dọc theo sườn. Nang quần rất nhiều, phủ đầy mặt dưới của lá

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)