Họ Nguyệt xỉ (Họ Tóc Thần; Họ Tóc Vệ nữ) – Adiantaceae (C.Presl) Ching

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 36)

Ching

Dương xỉ có thân rễ mọc bò, với lá đơn, kép lông chim hai lần, ba lần hoặc bị chia cắt rất nhiều, có cuống lá đen, bóng, mảnh. Các đoạn lá thường hình bình hành hay hình tam giác. Nang quần ở mép lá mở vào phía trong.

Chi Ráng Vệ nữ - Adiantum L.

Dương xỉ có thân rễ mọc bò, cuống lá bóng, loáng, mảnh, nhẵn, có khi có lông. Lá lược đơn, hai lần lông chim, ba lần và có khi bốn lần. Các đoạn cuối hình tam giác hay hình bình hành. Nang quần đính trong những khoang mà các vách dựng lên từ lá lược đến áo túi.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Pteridales – Họ Adiantaceae – Chi Adiantum.

4.2.2.1 Adiantum flabellatum L. - Dớn đen

Tên khác:Cây vót, rốn đen, Tóc thần lá quạt. Ráng Vệ nữ quạt.

Synonym: Adiantum amoenum Wall.

Mô tả: Ráng sống lâu năm; thân rễ mọc nghiêng hay mọc đứng, cao 20- 50 cm. Lá có cuống đen, láng, dài 20-30 cm, to 1-2 mm. Phiến hình quạt và như lưỡng phân 4-5 lần; thứ diệp dài 3-12 cm, mang các tam diệp dày cứng, tam diệp ở đáy có đáy đối xứng, các tam diệp ở trên có đáy bất xứng, đầu tròn và có răng cưa, dài 5-15 mm. Nang quần tròn dài dọc theo mép trên và mép ngoài của các tam diệp.

Sinh thái: Ưa bóng, mọc rãi rác trong rừng rậm thường xanh. Cây thường gặp trong làng, ven suối, trên đất rừng ở độ cao 100-1100 m, nơi có đủ ánh sáng và độ chua.

Phân bố: Rất rộng, Tà Lài. Ở Việt Nam, loài này gặp ở khắp các vùng đồi núi thấp từ Lào Cai (Sa Pa, Móng Sến), Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng

Ninh, Hòa Bình qua Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa.

Loài này còn gặp ở Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như nhiều nước nhiệt đới khác của châu Á.

Công dụng: Làm cảnh và làm thuốc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), được dùng trị lỵ, viêm ruột, đòn ngã, tổn thương, đái buốt, viêm gan, ỉa chảy, cảm mạo.

Hình 4.3 Hình thái loài Adiantum flabellatum L. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần, C: Dạng chung của lá).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 36)