Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 30)

 Ép và làm khô mẫu vật

Mẫu thu hái về cần vuốt thẳng, giữ đúng hình dáng tự nhiên, đặt giữa hai tờ giấy báo (khổ lớn gấp đôi). Trường hợp mẫu dài hoặc rộng hơn khổ báo, ta có thể bẻ gấp khúc lại 1-2 điểm nhưng các lá, cành không được chồng chéo lên nhau. Xếp mẫu vào tờ báo sao cho thấy được cả hai mặt lá, cuống lá và chóp lá, sau đó xếp lên mẫu 4 – 5 tờ báo khác nhau để tạo độ cách giữa các mẫu và có khả năng hút ẩm, đồng thời tránh các cành của mẫu vật không in vết lên mẫu vật khác. Xếp tiêu bản lên một cặp gỗ với số lượng mẫu vừa đủ (dày khoảng 15 – 20 cm) dung dây cột chặt cặp gỗ lại.

Sau khi ép xong mang ra phơi nắng hoặc cho vào tủ để sấy khô.

 Xử lý mẫu đã sấy khô

Sau khi đã sấy khô, để ngăn chặn côn trùng và nấm phá hại, mẫu phải được ngâm và tẩm các chất độc. Dung dịch thường được sử dụng là clorua thủy ngân (HgCl2), được pha chế bằng cách lấy 1 lít cồn 900 pha với ½ lít nước và 30 g HgCl2, khuấy đều. Ngâm mẫu trong 4-5 phút, vớt ra, đặt giữa hai tờ báo cho ráo, ép và sấy lại.

 Khâu kết mẫu

Sau khi mẫu đã được xử lý hóa chất và sấy khô lại có thể đem khâu kết để cố định mẫu. Giấy dung khâu kết là loại bìa troki cứng, bền. Khổ giấy quy định khâu tiêu bản là (242x28) cm hoặc (42x30) cm. Góc dưới bên trái của tiêu bản, dán Etyket có kích thước (10x7) cm, ghi các nội dung: tên phòng tiêu bản (tên cơ quan, tên trường…), số hiệu, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, môi trường sống, người và ngày thu mẫu, người giám định.

Phương pháp kinh điển và cổ điển nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay là sử dụng phương pháp hình thái so sánh để giám định tên thực vật trong ngành Polypodiophyta. Tuy đơn giản hơn so với các phương pháp nghiên cứu khác, nhưng phương pháp hình thái so sánh thích hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta, lại dễ sử dụng trong nghiên cứu, và về lâu dài nó vẫn giữ được tầm quan trọng trong công tác phân loại thực vật.

Tất cả các mẫu thu thập được giám định tên khoa học thông qua các tài liệu chuyên ngành: Plant Resources Of South – East Asia (2003), British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 1. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 2. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 3. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 4. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 5. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 6. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 7. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 8. Gabriela Zuquim, F. R. C. Costa, Jefferson Prado, Hanna Tuomisto (2008), Guide to the Ferns, Manaus. Flore Cénérale De LindoChine, Tome VII, Part A& Part C. Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Từ Điển Thực Vật Học Latin – Việt (Võ Văn Chi), Từ Điển Thực Vật Thông Dụng của Võ Văn Chi (2003 – 2004).

Kết hợp các kết quả nghiên cứu ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm để xây dựng tiêu chuẩn phân loại các loài thực vật thuộc ngành Polypodiophyta.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 30)