Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 29)

3.2.3.1 Xác định địa điểm và tuyến khảo sát

Tuyến khảo sát là tuyến này cắt ngang các kiểu thảm thực vật khác nhau. Trên các tuyến chọn ra các điểm đặc trưng nhất để thu mẫu phục vụ cho nghiên cứu.

Tuyến khảo sát là tuyến ven Bàu Sấu, dọc theo ven rừng, trên vách đá của các con suối…

3.2.3.2 Thu và xử lý mẫu ngoài thực địa

 Thu thập mẫu

Mẫu vật đạt tiêu chuẩn là thu hái mẫu đầy đủ các bộ phận như lá (lá sinh sản, lá không sinh sản), thân,…

 Giữ mẫu đem về ép

Các mẫu thu cùng một cây thì đánh dấu cùng số hiệu mẫu, các mẫu thu trên cùng loài khác cây thì đánh dấu khác số hiệu mẫu. Khi thu mẫu, cần ghi chép ngay vào phiếu mô tả.

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

 Ép và làm khô mẫu vật

Mẫu thu hái về cần vuốt thẳng, giữ đúng hình dáng tự nhiên, đặt giữa hai tờ giấy báo (khổ lớn gấp đôi). Trường hợp mẫu dài hoặc rộng hơn khổ báo, ta có thể bẻ gấp khúc lại 1-2 điểm nhưng các lá, cành không được chồng chéo lên nhau. Xếp mẫu vào tờ báo sao cho thấy được cả hai mặt lá, cuống lá và chóp lá, sau đó xếp lên mẫu 4 – 5 tờ báo khác nhau để tạo độ cách giữa các mẫu và có khả năng hút ẩm, đồng thời tránh các cành của mẫu vật không in vết lên mẫu vật khác. Xếp tiêu bản lên một cặp gỗ với số lượng mẫu vừa đủ (dày khoảng 15 – 20 cm) dung dây cột chặt cặp gỗ lại.

Sau khi ép xong mang ra phơi nắng hoặc cho vào tủ để sấy khô.

 Xử lý mẫu đã sấy khô

Sau khi đã sấy khô, để ngăn chặn côn trùng và nấm phá hại, mẫu phải được ngâm và tẩm các chất độc. Dung dịch thường được sử dụng là clorua thủy ngân (HgCl2), được pha chế bằng cách lấy 1 lít cồn 900 pha với ½ lít nước và 30 g HgCl2, khuấy đều. Ngâm mẫu trong 4-5 phút, vớt ra, đặt giữa hai tờ báo cho ráo, ép và sấy lại.

 Khâu kết mẫu

Sau khi mẫu đã được xử lý hóa chất và sấy khô lại có thể đem khâu kết để cố định mẫu. Giấy dung khâu kết là loại bìa troki cứng, bền. Khổ giấy quy định khâu tiêu bản là (242x28) cm hoặc (42x30) cm. Góc dưới bên trái của tiêu bản, dán Etyket có kích thước (10x7) cm, ghi các nội dung: tên phòng tiêu bản (tên cơ quan, tên trường…), số hiệu, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, môi trường sống, người và ngày thu mẫu, người giám định.

Phương pháp kinh điển và cổ điển nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay là sử dụng phương pháp hình thái so sánh để giám định tên thực vật trong ngành Polypodiophyta. Tuy đơn giản hơn so với các phương pháp nghiên cứu khác, nhưng phương pháp hình thái so sánh thích hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta, lại dễ sử dụng trong nghiên cứu, và về lâu dài nó vẫn giữ được tầm quan trọng trong công tác phân loại thực vật.

Tất cả các mẫu thu thập được giám định tên khoa học thông qua các tài liệu chuyên ngành: Plant Resources Of South – East Asia (2003), British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 1. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 2. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 3. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 4. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 5. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 6. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 7. British and Exotic (1965), Ferns, London, Vol. 8. Gabriela Zuquim, F. R. C. Costa, Jefferson Prado, Hanna Tuomisto (2008), Guide to the Ferns, Manaus. Flore Cénérale De LindoChine, Tome VII, Part A& Part C. Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Từ Điển Thực Vật Học Latin – Việt (Võ Văn Chi), Từ Điển Thực Vật Thông Dụng của Võ Văn Chi (2003 – 2004).

Kết hợp các kết quả nghiên cứu ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm để xây dựng tiêu chuẩn phân loại các loài thực vật thuộc ngành Polypodiophyta.

3.2.5 Xây dựng bản đồ phân bố

Dùng phần mềm mapinfo 7.5 để đánh dấu các họ thuộc ngành Polypodiophyta hiện diện.

3.2.6 Dụng cụ

- Kéo cắt cành.

- Máy ảnh Canon Ixus 110. - Kẹp ép mẫu.

- Sổ ghi nhật ký - Phiếu mô tả loài.

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm của ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

Dương xỉ là một ngành lớn, cây trưởng thành rất phát triển và rất đa dạng, gồm những cây thân gỗ hay thân thảo. Lá rất đa dạng, thường chia thùy nhiều lần, có khi có lá kép lông chim.

Việc phân loại ngành Dương xỉ khá phức tạp và khác nhau, tùy theo tác giả. Theo Takhtajan (1986), ngành này được chia làm 5 lớp, trong đó các Dương xỉ hiện sống nằm trong 3 lớp (Lớp Lưỡi rắn, Lớp Tòa sen, Lớp Dương xỉ), còn hai lớp kia gồm những đại diện Dương xỉ cổ nhất xuất hiện từ kỉ Đevon và hiện nay đã tuyệt diệt.

4.1.1 Lớp Lưỡi rắn - Ophioglossopsida

Lớp này chỉ có một bộ Lưỡi rắn (Ophioglossales) với 1 họ Lưỡi rắn (Ophioglossaceae). Hiện nay chỉ còn lại 3 chi: Lưỡi rắn (Ophioglossum), Quản trọng (Helminthostachys) và Âm địa (Botrychium).

4.1.2 Lớp Tòa sen - Marattiopsida (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng chỉ gồm 1 bộ Tòa sen (Marattiales), 1 họ Tòa sen (Marattiaceae). Họ có 6 chi, trong đó 2 chi gặp ở Việt Nam là Angiopteris, Marattia.

4.1.3 Lớp Dương xỉ - Polypodiopsida

Đây là lớp lớn nhất của ngành. Đa số là cây thân cỏ, một số ít thân gỗ hoặc dây leo. Cây có thể sống trên đất, ở nước hay bì sinh trên các cây gỗ khác. Lớp Dương xỉ này có trên 1 vạn loài. (Hoàng Thị Sản – Hoàng Thị Bé – NXB Đại Học Sư Phạm, trang 94-100)

Theo Takhtajan (1986) lớp Dương xỉ chia thành 11 bộ: Bộ Rau vi (Osmundales), bộ Cuống củ (Plagiogyriales), bộ Bòng bong (Schizaeales), bộ Cỏ seo gà (Pteridales), bộ Rau bợ (Marsileales), bộ Guột (Gleicheniales), bộ Dương xỉ (Polypodiales), bộ Lá màng (Hymenophyllales), bộ Cẩu tích

(Dicksoniales), bộ Áo khiên (Aspidiales), bộ Bèo ong (Salviniales). (TS. Võ Văn Chi, sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo Dục, trang 27-30).

4.2 Thành phần loài và phân bố ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) trong hệ thực vật Vườn quốc gia Cát Tiên thực vật Vườn quốc gia Cát Tiên

Những đợt khảo sát thực địa tại Vườn quốc gia Cát Tiên, ghi nhận được 60 loài, 36 chi, 19 họ, 9 bộ, 2 lớp thuộc ngành Polypodiophyta.

* Lớp Tòa Sen - Marattiopsida

4.2.1 Họ Tòa sen - Marattiaceae Bercht. et J. Presl

Thân rễ mọc đứng hay mọc bò. Lá kép lông chim một lần hoặc hai lần có kích thước lớn hợp với thân rễ bởi những phần phình, gân rời.

Nang quần rời, xếp gần nhau trên hai dãy, tạo thành những ổ hình đường chỉ, mang những vảy bị tước mép; vòng thô sơ ở ngọn.

Chi Móng ngựa - Angiopteris Hoffm

Dương xỉ dạng cây gỗ có lá hay lá lược kép lông chim hai lần, rất rộng, mang vẩy to ở giữa cuống. Nang quần lớn hơn nang quần của các loài Dương xỉ khác, tập hợp gần mép của các lá lông chim thành cụm ở đầu mút các gân.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta - Lớp Marattiopsida - Bộ Marattiales - Họ Marattiaceae - Chi Angiopteris.

Angiopteris magna Ching ex Tard. & Chr - Hiển dực đại Tên khác: Móng ngựa to.

Mô tả: Ráng to. Lá cao đến 3 m; cuống to có đường kính khoảng 5-8 cm; phiến hai lần kép; thứ diệp dài 75 cm; sóng thứ diệp tròn, không cánh; tam diệp không cuống phụ, tròn dài thon, tam diệp chót to hơn cả, mũi dài, chót có răng, màu lục tái, gân phụ đơn và chẻ hai. Nang quần khít bìa, dài 1 mm, do 15–20 bào tử nang; bào tử tròn.

Sinh thái: Ưa ẩm và bóng, mọc chủ yếu ven suối trong rừng rậm thường xanh.

Phân bố: Khá hẹp, Bảo Lâm. Ở Việt Nam, loài này còn gặp ở một số vùng đồi núi đá vôi thấp của Lâm Đồng, Nha trang, núi Chứa chan.

Hình 4.1 Hình thái loài Angiopteris magna Ching ex Tard. & Chr. (A: Sinh cảnh, B: Thứ diệp, C: Tam diêp và bào tử, D: Sóng thứ diệp tròn).

Hình 4.2 Bản đồ phân bố họ Marattiaceae (gồm có loài Angiopteris magna

Ching ex Tard. & Chr.)

* Lớp Dương xỉ - Polypodiopsida

A B

C D

Chú giải: 1. Huyện Bảo Lâm Marattiaceae.

4.2.2 Họ Nguyệt xỉ (Họ Tóc Thần; Họ Tóc Vệ nữ) – Adiantaceae (C. Presl) Ching Ching

Dương xỉ có thân rễ mọc bò, với lá đơn, kép lông chim hai lần, ba lần hoặc bị chia cắt rất nhiều, có cuống lá đen, bóng, mảnh. Các đoạn lá thường hình bình hành hay hình tam giác. Nang quần ở mép lá mở vào phía trong.

Chi Ráng Vệ nữ - Adiantum L.

Dương xỉ có thân rễ mọc bò, cuống lá bóng, loáng, mảnh, nhẵn, có khi có lông. Lá lược đơn, hai lần lông chim, ba lần và có khi bốn lần. Các đoạn cuối hình tam giác hay hình bình hành. Nang quần đính trong những khoang mà các vách dựng lên từ lá lược đến áo túi.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Pteridales – Họ Adiantaceae – Chi Adiantum. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.1 Adiantum flabellatum L. - Dớn đen

Tên khác:Cây vót, rốn đen, Tóc thần lá quạt. Ráng Vệ nữ quạt.

Synonym: Adiantum amoenum Wall.

Mô tả: Ráng sống lâu năm; thân rễ mọc nghiêng hay mọc đứng, cao 20- 50 cm. Lá có cuống đen, láng, dài 20-30 cm, to 1-2 mm. Phiến hình quạt và như lưỡng phân 4-5 lần; thứ diệp dài 3-12 cm, mang các tam diệp dày cứng, tam diệp ở đáy có đáy đối xứng, các tam diệp ở trên có đáy bất xứng, đầu tròn và có răng cưa, dài 5-15 mm. Nang quần tròn dài dọc theo mép trên và mép ngoài của các tam diệp.

Sinh thái: Ưa bóng, mọc rãi rác trong rừng rậm thường xanh. Cây thường gặp trong làng, ven suối, trên đất rừng ở độ cao 100-1100 m, nơi có đủ ánh sáng và độ chua.

Phân bố: Rất rộng, Tà Lài. Ở Việt Nam, loài này gặp ở khắp các vùng đồi núi thấp từ Lào Cai (Sa Pa, Móng Sến), Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng

Ninh, Hòa Bình qua Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa.

Loài này còn gặp ở Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như nhiều nước nhiệt đới khác của châu Á.

Công dụng: Làm cảnh và làm thuốc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), được dùng trị lỵ, viêm ruột, đòn ngã, tổn thương, đái buốt, viêm gan, ỉa chảy, cảm mạo.

Hình 4.3 Hình thái loài Adiantum flabellatum L. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần, C: Dạng chung của lá).

4.2.2.2 Adiantum philippense L. - Ráng Nguyệt xỉ Phi luật tân Tên khác: Ráng vệ nữ phi; Đuôi chồn lệch. Tên khác: Ráng vệ nữ phi; Đuôi chồn lệch.

Synonym: Adiantum lunulatum Burm, Pteris lunulata Retz, Adiantum

arcuatum Sw.

Mô tả: Thân rễ mọc trườn, phủ nhiều vảy ở gốc. Lá mọc sát nhau thành bụi nhỏ, thưa. Cuống chung đen, láng, dài 5-10 cm, rộng cỡ 1 mm; phiến lá dài 10-20 cm; thứ diệp mỏng, rộng thường vào 1,5-3,5 cm, dạng bán nguyệt, đáy rất bất xứng mép trên tròn, nguyên hay có khía thưa. Nang quần hình dãi, nằm ở ngọn các thùy.

Sinh thái: Ráng ưa bóng, mọc rải rác trong các hốc đá, giàu mùn; trên đất trong rừng hay trảng cây bụi rậm thường xanh.

Phân bố: Rộng, Trụ sở Vườn , ven theo tuyến sinh thái Thác trời, thác Bến cự của Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Huyện Cát Tiên, Huyện Bảo Lâm.

Việt Nam, loài này phân bố rộng Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Thuận (Cà Ná), Bà Rịa – Vũng Tàu.

Loài này còn gặp ở Trung và Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng như ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác của châu Á.

Công dụng: Cây trồng làm cảnh ở nhiều nước. Ở Việt Nam dùng trị sốt.

Hình 4.4 Hình thái loài Adiantum philippense L. (A: Sinh cảnh, B: Thứ diệp, C: Nang quần của loài).

Hình 4.5 Bản đồ phân bố họ Adiantaceae (gồm Adiantum flabellatum L.

Adiantum philippense L.).

Chú giải: 1. Huyện Bảo Lâm. 2. Huyện Cát Tiên. 3. Vườn quốc Gia Nam Cát Tiên

Adiantaceae. 1

2

4.2.3 Họ Dương xỉ Vảy – Aspidiaceae Mett. ex Frank

Dương xỉ sống trên mặt đất; thân rễ thường mọc đứng, có vẩy. Lá có dạng khác nhau và xẻ ra, thường thì đồng dạng; gân lá tự do hay liên kết. Nang quần ở mặt dưới của lá.

Chi Ráng Hai áo – Didymochlaena Desv

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Aspidiales – Họ Aspidiaceae – Chi Didymochlaena.

4.2.3.1 Didymochlaena truncatula (Sw.) J. Sm. - Ráng Song y (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên khác: Ráng hai áo.

Synonym: Aspidium truncatulum Sw., Aspidium lunulatum Houtt,

Didymochlaena lunulata Desv, Nephrolepis lunulata Keys,

Didymochlaena sinuosa Desv, Monochlaena sinuosa Gaud, Aspidium

squamatum Willd, Didymochlaena squamata Desv, Diplazium

pulcherrimum Raddi, Aspidium cultratum Presl, Tegularia adiantifolia

Rein, Didymochlaena dimidiate Kze.

Mô tả: Ráng mọc ở đất, thân ngắn, đứng, mang nhiều lá. Lá có sóng chung dài 60-150 cm, nâu lợt, có ít vảy vàng nhạt; phiến xoan, hai lần kép; lá phụ có đốt vào sóng, phiến bất xứng, một bên bìa như ngay, đầu tròn, dài cỡ 2 cm. Nang quần dài 2-3 mm; bao mô bầu dục.

Sinh thái: Ráng ưa ẩm và ưa nơi ít bị che bóng. Loại dương xỉ này thường mọc ở kẽ đá, đất ẩm.

Phân bố: Hẹp, Huyện Bảo Lâm. Ở Việt Nam, loài này còn gặp Kon Tum, Khánh Hòa. Loài liên nhiệt đới, trong đó có nhiều nước quanh Việt Nam.

Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ được dùng làm thuốc trị cảm cúm, thủy thũng, đòn ngã, băng huyết và bệnh giun đũa.

Hình 4.6 Hình thái loàiDidymochlaena truncatula (Sw.) J. Sm. (A: Sinh cảnh, B: Thứ diệp, C: Tam diệp và nang quần của loài).

Chi Ráng Song Quần – Diplazium Sw.

Dương xỉ có thân rễ thẳng hay nghiêng, hướng lên, phủ vẩy ngắn. Lá kép lông chim 1-2 lần, ít khi chẻ 3 lần hoặc là lá đơn. Nang quần hình vạch hoặc hình bầu dục hoặc có khi hình trứng tròn, thẳng, thường tạo thành từng cặp dựa lưng vào nhau ở hai bên gân, ở mặt dưới lá.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Aspidiales - Họ Aspidiaceae - Chi Diplazium.

4.2.3.2 Diplazium crassiusculum Ching - Ráng song quần thô Tên khác: Rau Dớn dày. Tên khác: Rau Dớn dày.

Synonym: Diplazium donianum Tardieu.

Mô tả: Ráng có căn hành đứng. Lá có cuống dài 15-20 cm, nâu đen, có rãnh; phiến do 3-5 thứ diệp, bìa nguyên hay có răng rất tà, dày; gân phụ lưỡng phân 1-2 lần. Nang quần ngắn, cách bìa và gân chánh.

Sinh thái: Ưa đất rất ẩm và chịu bóng, mọc chủ yếu ở ven khe suối trong rừng rậm thường xanh.

C B

Phân bố: Khá rộng, Cát Tiên, Bảo Lâm. Việt Nam, loài này còn gặp nhiều vùng đồi núi thấp, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đà lạt.

Loài này còn gặp ở Nam Trung Quốc, Nhật Bản.

Hình 4.7 Hình thái loài Diplazium crassiusculum Ching. (A: Sinh cảnh, B: Nang quần và thứ diệp).

Chi Ráng Yểm dực – Tectaria Cav

Thân rễ mọc bò hay mọc đứng. Cuống lá không có đốt với thân rễ. Lá lược thường hình tam giác, đơn hay chia ra, có cấu trúc mỏng và nhẻo, gân nối với nhau thành một hay nhiều hàng lỗ tổ ong không có gân con nằm bên trong. Nang quần thường có áo. Áo túi hình thận, tồn tại hay sớm rụng.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida - Bộ Aspidiales - Họ Aspidiaceae - Chi Tectaria.

4.2.3.3 Tectaria decurrens (Presl) Copel - Ráng Yểm dực cánh Tên khác: Cây mái cánh. Tên khác: Cây mái cánh.

Synonym: Aspidium decurrens Presl, Aspidium pteropus Bedd,

Nephrodium decurrens HB., Aspidium heterodon Copel, Aspidium Copelandii

C.Chr. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô tả: Ráng mọc thẳng trên đất hay đá. Lá lớn, xẻ lông chim. Lá có cuống dài 20–30 cm, có cánh tới đáy do phiến lá men xuống tới gốc; phiến lá dài 30–100 cm, rộng 25–50 cm, xẻ sâu gần đến sóng; thùy bên có 3– 8 cặp thùy mỏng, bìa nguyên hay dúng; gân lá làm thành những quầng không đều nhau, chứa nhiều gân con; lá sinh sản thường hẹp hơn lá dinh dưỡng. Nang quần thành 2 hàng đều bên gân phụ; bao mô nâu, không rụng.

Sinh thái: Ráng ưa ẩm và ưa bóng, mọc trên đất ẩm, nhiều mùn, có tầng dày trong các thung lũng rừng già, rừng phục hồi, vùng đồi núi thấp.

Phân bố: Rất rộng, Bảo Lâm. Ở Việt Nam, loài này có ở gần khắp các vùng đồi núi thấp của cả nước, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 29)