Họ Rau Cần trôi (Họ Gạt Nai) – Parkeriaceae Hook

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 80)

Dương xỉ sống hằng năm, mọc nổi. Lá lược xếp hình hoa thị thường tăng sinh. Nang quần xếp dọc, túi bào tử riêng lẽ.

Chi Rau Cần trôi – Ceratopteris Brongn

Dương xỉ thủy sinh, sống hằng năm hay hai năm. Lá không sinh sản có các đoạn phân chia thuôn, tù, chĩa ra nhiều hay ít, các lá sinh sản mọc đứng chia lông chim 3-6 lần thành các đoạn hẹp, hình dải. Túi bào tử nhiều, sắp xếp thành đường dọc theo gân giữa. Có 4 loài ở các vùng nhiệt đới và nóng. Việt Nam có 1 loài.

Phân loại khoa học: Ngành Polypodiophyta – Lớp Polypodiopsida – Bộ Pteridales – Họ Parkeriaceae – Chi Ceratopteris.

Ceratopteris siliquosa (L.) Copel - Ráng Gạt nai Tên khác: Rau Cần trôi.

Synonym: Ceratopteris pterioides Hook, Ceratopteris pterioides (Hook.) P.H.Hộ, Acrostichum thalictroides L., Ceratopteris thalictroides (L.)

Brogn.

Mô tả: Ráng có thân rễ mọc ở đất, đứng. Lá mọc thành túm; cuống lá dày, mọng nước, trần, xốp; phiến lá không sinh sản nổi hay dựng đứng, chỉ hơi khía ở cây còn non, xẻ lông chim sâu hai lần ở cây đã trưởng thành. Nang quần không cọng, ở hai bên bìa lá.

Sinh thái: Ráng thủy sinh và ưa sáng, mọc phổ biến trong các ao, đầm, hồ hay trong các vũng nước đọng.

Phân bố: Phân bố rất rộng, Tà Lài, Bến Cự Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Việt Nam, loài này phân bố chủ yếu vùng đất thấp của cả nước.

Là loài liên nhiệt đới, nhiều khi cả cận nhiệt đới, Đài Loan, Nhật Bản, Himalaya.

Công dụng: Làm cây cảnh để trang trí cho các bể nước, các hồ cá. Làm thức ăn cho gia súc và được coi là một rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn. Ở Nhật dùng để làm rau hay dùng đáp tốt cho da; cầm máu.

Hình 4.46 Hình thái loài Ceratopteris siliquosa (L.) Copel. (A: Sinh cảnh của loài, B: Lá sinh sản và lá không sinh sản, C: Lá sinh sản).

Hình 4.47 Bản đồ phân bố họ Parkeriaceae (gồm có loài Ceratopteris

siliquosa (L.) Copel).

A B C

Chú giải:

1 Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên Parkeriaceae.

1

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và phân bố ngành dương xỉ (polypodiophyta) trong hệ thực vật vườn quốc gia cát tiên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)