Khai thác tài nguyên

Một phần của tài liệu Kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 84)

mang tính phi vật chất

3.3.3.1. Tài nguyên mang tính vật chất

Tài nguyên mang tính vật chất chủ yếu bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực và xây dựng viện trợ cơ sở hạ tầng. Khi thực hiện ngoại giao thể thao, Trung Quốc phải tuân theo nguyên tắc ―dòng chảy hai chiều‖. Viện trợ nƣớc khác đồng thời

151孔子学院,http://baike.haosou.com/doc/4899870.html

152亚运武术决出男子太极拳/太极剑全能赛金牌, 2014-9-24

chấp nhận nƣớc khác viện trợ, đặc biệt là viện trợ khoa học kỹ thuật và kỹ thuật thi đấu của phƣơng Tây. Viện trợ nƣớc khác cũng phải suy nghĩ đến hiệu quả lợi ích và giá thành, sau đó đánh giá tính toán và khảo sát hiệu quả viện trợ. Đồng thời, phải sử dụng tuần hoàn những tài nguyên của đại hội thể thao lƣu lại để tổ chức các sự kiện thể thao, đắp nặn hình tƣợng mới quốc gia, tuyên truyền văn hóa Trung Quốc và tinh thần dân tộc.

3.3.3.2. Tài nguyên mang tính phi vật chất

Tăng cƣờng xây dựng sức mạnh mềm văn hóa thể thao

Tăng cƣờng giao lƣu với lĩnh vực nghiên cứu khoa học học thuật thể thao, triển khai giao lƣu nghiên cứu khoa học học thuật thể thao với các cƣờng quốc thể thao nhƣ Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Hàn Quốc... thông qua giao lƣu với nhau, học tập với nhau, kiến tạo và nâng cao sức mạnh mềm văn hóa thể thao, pha vào đó những đặc điểm truyền thống Trung Quốc và sắc thái văn hóa thể thao quốc tế bao dung. Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa thông qua sách báo, băng hình và phim thể thao. Trung Quốc cần phiên dịch những quyển sách thể thao một cách hệ thống, thông qua đƣờng lối ngoại giao thể thao truyền vào nƣớc khác. Đồng thời, thông qua sách báo, băng hình và phim ảnh của nƣớc khác để xây dựng văn hóa thể thao Trung Quốc. Chẳng hạn, khi Yao Ming làm ở Nhật BảnA, có một bộ phim tài liệu ―năm của Yao Ming‖ phát hành năm 2004, qua những việc từng trải của Yao Ming tại Nhật BảnA, giới thiệu văn hóa xã hội, văn hóa nhân văn, văn hóa thể thao của Mỹ, cũng nhƣ quá trình Yao Ming dung hợp và thông suốt văn hóa Trung Quốc với phƣơng Tây trong lĩnh vực thể thao.

Trung Quốc phải thúc đẩy thể thao dân tộc truyền thống Trung Quốc đi ra ngoài và tuyên truyền văn hóa thể thao truyền thống ƣu tú cho nhân dân nƣớc khác có nhận thức chung về Trung Quốc. Trung Quốc đã lập chiến lƣợc ―đi ra ngoài‖ những môn thể thao, nhƣ võ thuật đi ra ngoài từ thập kỷ 80 thế kỷ 20. Chiến lƣợc đi ra ngoài của thể thao dân tộc Trung Quốc cần gấp sự ủng hộ chính sách và tiền vốn của chính phủ Trung Quốc.

Cấu tạo văn hóa thể thao có đặc sắc Trung Quốc. Trong quá trình xây dựng sức mạnh mềm thể thao, Trung Quốc phải cố gắng khai thác và cấu tạo văn hóa thể thao Trung Quốc. Văn hóa thể thao không những thể hiện văn hóa truyền thống Trung Quốc mà còn thể hiện văn hóa Olympic hiện tại.

Tăng quyền phát ngôn của Trung Quốc trong lĩnh vực thể thao

Trong giới thể thao quốc tế hiện tại, so với các nƣớc phƣơng Tây, quyền phát ngôn của các nƣớc đang phát triển hơi kém. Nếu Trung Quốc muốn trở thành một cƣờng quốc thể thao thì phải tăng cƣờng quyền phát ngôn trong giới thể thao quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia và phát huy sức mạnh mềm Trung Quốc. Trung Quốc phải có mục đích đào tạo và tiến cử những nhân tài đa hợp, cao cấp vào các tổ chức thể thao quốc tế, tham gia tích cực thiết lập quy tắc thể thao liên quan.

Với việc tham gia các tổ chức quốc tế ngày càng nhiều, Trung Quốc nên chú trọng khai thác nguồn nhân lực, đào tạo nhiều nhân tài thể thao vừa biết thể thao vừa thạo ngoại giao, đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế. Đây rất có lợi cho việc tăng quyền phát ngôn quốc tế của Trung Quốc và có lợi cho sự triển khai ngoại giao thể thao một cách hiệu quả.

Nếu muốn thể hiện công bằng giữa nhân dân các nƣớc trong các sự kiện thể thao quốc tế thì phải lập quy tắc thể thao quốc tế công bằng công chính. Trung Quốc có thể thông qua tham gia thiết lập quy tắc thể thao quốc tế công bằng để cải thiện quan hệ giữa nƣớc khác, đóng góp ý kiến cho quy tắc thể thao quốc tế. Kết nối tiêu chuẩn thể thao Trung Quốc với tiêu chuẩn thể thao quốc tế, rất có lợi cho vận động viên Trung Quốc giành đƣợc kết quả tốt trong quá trình thi đấu, nâng cao vinh dự quốc gia, lập hình tƣợng tốt đẹp cho cả thế giới hiểu biết và ngƣỡng mộ Trung Quốc. Có nhiều vận động viên sau khi nghỉ thi đấu đã đảm nhiệm chức vụ quan trọng tại tổ chức thể thao quốc tế đã tăng quyền phát ngôn của Trung Quốc. Yang Yang, Deng Yaping, Tu Mingde... là những đại diện điển hình.

Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ ra trong ―Thông báo phát triển thể thao thêm một bƣớc‖ năm 1984, ―Các hoạt động thể thao quốc tế là bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động ngoại vụ quốc gia, mang tính chính trị, phải chấp hành nghiêm chỉnh phƣơng châm và chính sách đối ngoại của Đảng và Quốc gia. Khi tham gia các môn thể thao quốc tế và tiến hành phát sóng tin tức phải suy nghĩ địa vị và sức ảnh hƣởng Trung Quốc trên thế giới‖153 Trung Quốc phải tuân theo nguyên tắc này trong quá trình tham gia các hoạt động thể thao quốc tế. ―Đại cƣơng về phát triển và cải cách thể thao năm 2001 đến năm 2010‖ của Tổng cục thể thao tuyên bố vào năm 2000 là hành vi hƣớng dẫn của công việc thể thao trong thế kỷ mới.154 ―Ý kiến về tăng cƣờng và cải tiến công việc thể thao trong thời kỳ mới thêm một bƣớc của Quốc vụ viện và Trung Ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc‖ nêu rõ tƣ tƣởng chỉ đạo, phƣơng châm công tác và yêu cầu tổng thể về phát triển sự nghiệp thể thao trong thời kỳ mới.155 Hai văn kiện này đã phát huy tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển thể thao, cải cách thể thao, ngoại giao thể thao... nhƣng văn kiện này thiếu trình bày và phân tích chính sách ngoại giao thể thao cụ thể. Hiện nay ngoại giao thể thao ngày càng trở thành phƣơng thức giao lƣu và xây dựng tin cậy giữa nhân dân các nƣớc. Trung Quốc phải theo tình hình quốc tế, phối hợp chiến lƣợc ngoại giao quốc gia, thiết lập chính sách phát triển ngoại giao thể thao, phát huy đầy đủ tác dụng ngoại giao thể thao một cách hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện chính sách ngoại giao thể thao, Trung Quốc phải lƣu ý sự thay đổi của chính trị quốc tế, không ngừng điều chỉnh chính sách ngoại giao 153 1984 年中共中央关于进一步发展体育运动的通知, http://www.stuln.com/aoyunpindao/laws/zcwj/2011-11- 01/Article_75766.shtml ,2011-11-1 154 2001-2010年体育改革与发展纲要,2000-12-15 http://www.people.com.cn/GB/shizheng/252/5570/5571/20010530/478321.html 155中共中央国务院关于进一步加强和改进新时期体育工作的意见,http://www.sport.gov.cn/n16/n1092/n16849/ 127397.html,2003-9-17

thể thao Trung Quốc, kết hợp môi trƣờng quốc tế khách quan với chính sách ngoại giao thể thao chủ quan, đảm bảo quán triệt và thực hiện chính sách ngoại giao thể thao Trung Quốc một cách hiệu quả, cuối cùng mang lại nhiều lợi ích quốc gia.

Sự kết hợp “đi ra ngoài” và “mời vào trong”

Việc giao lƣu thể thao rất sôi động, khiến cho dịch chuyển nhân lực rất lớn, đƣờng lối ngoại giao thể thao càng ngày rộng lớn. Trong quá trình ngoại giao thể thao, Trung Quốc phải kiên trì ―đi ra ngoài‖ và ―mời vào trong‖ kết hợp với nhau. Tức là thu hút nhân tài thể thao nƣớc khác, đồng thời cổ vũ nhiều vận động viên và huấn luyện viên Trung Quốc đi ra ngoài. Thông qua thu hút nhân tài thể thao nƣớc ngoài cho họ cảm nhận hiểu biết Trung Quốc. Nhân tài đi ra ngoài thông qua hành vi và hình ảnh đẹp của mình để truyền tải tới nhân dân nƣớc khác, tiến tới ―xuất khẩu‖ sức mạnh mềm Trung Quốc sang nƣớc khác. Trong thời kỳ Olympic London năm 2012, có nhiều huấn luyện viên và vận động nƣớc khác là ngƣời Trung Quốc, các nƣớc mà do họ đại diện đã đƣợc truyền thông Trung Quốc đối xử hữu nghị, nƣớc khác bắt đầu chú ý Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Họ đã trở thành phƣơng tiện truyền đạt ngoại giao thể thao của Trung Quốc một cách hiệu quả.

Các sự kiện thể thao quốc tế

Những sự kiện thể thao quốc tế rất có lợi nâng cao và mở rộng sức mạnh mềm Trung Quốc. Thế vận hội Bắc Kinh, Á vận hội Quảng Châu, Thế vận hội thanh thiếu niên Nam Kinh... đƣợc tổ chức thành công tốt đẹp là trƣờng hợp điển hình, mang lại nhiều ảnh hƣởng lớn. Đồng thời, Trung Quốc đang tranh thủ tổ chức các sự kiện thể thao nổi tiếng quốc tế. Ngoài ra, Trung Quốc phải tích cực tổ chức hội chợ văn hóa thể thao để thúc đẩy giao lƣu văn hóa thể thao, thông qua các môi giới văn hóa nhƣ Internet, truyền hình, báo chí... tuyên truyền văn hóa thể thao Trung Quốc để nâng cao sức ảnh hƣởng văn hóa thể thao Trung Quốc.

Các sự kiện thể thao quốc tế lớn là sân khấu ngoại giao thể thao của Trung Quốc. Sau Olympic Bắc Kinh, Trung Quốc bắt đầu chú trọng áp dụng các sự kiện

thể thao làm phƣơng tiện giới thiệu thành phố. Các bộ môn chính phủ Trung Quốc bắt đầu có ý thức thông qua các sự kiện thể thao quốc tế giới thiệu Trung Quốc, tuyên truyền du lịch địa phƣơng, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong thời kỳ tổ chức Olympic London, Trung Quốc nhờ vào quảng cáo trên xe bus London để tuyên truyền các thành phố Trung Quốc nhƣ Trƣờng Đô, Nam Kinh, Bắc Kinh, Thanh Đảo..., khai thác thị trƣờng du dịch nhập cảnh, đây đã tuyên truyền văn hóa đặc sắc địa phƣơng Trung Quốc, làm cho các thành phố hình thành ―hợp lực‖ tuyên truyền văn hóa Trung Hoa, mở rộng sức ảnh hƣởng Trung Quốc.

Tổ chức và tham gia các sự kiện thể thao quốc tế thể hiện trình độ phát triển của Trung Quốc, qua cuộc thi đấu thể thao truyền bá văn hóa truyền thống Trung Quốc, nâng cao địa vị quốc tế và sức cạnh tranh. Đây sẽ mở rộng giao lƣu về lĩnh vực thể thao giữa Trung Quốc với nƣớc khác, khai thác lĩnh vực ngoại giao thể thao, tăng mạnh sức ảnh hƣởng. Cũng có thể rèn luyện năng lực phối hợp giữa nhân viên các bộ môn Trung Quốc, nâng cao sức tổng hợp của ngƣời làm việc của lĩnh vực thể thao và sức cạnh tranh của vận động viên.

Một phần của tài liệu Kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)