2.2.1.1. Ngôi sao thể thao, vận động viên
Ngôi sao thể thao tƣợng trƣng tinh thần thể thao và trình độ thi đấu thể thao của một quốc gia. Sức ảnh hƣởng cá nhân của ngôi sao thể thao là loại sức mạnh mềm hài hòa tự nhiên, không giống nhân vật chính trị mang sắc thái chính trị. Thông qua ngôi sao thể thao để triển khai ngoại giao thể thao có thể tránh khỏi những vấn đề nhạy cảm. Ngôi sao thể thao có thể vƣợt qua quốc gia, không phân biệt quốc tịch, nó không những đại diện lĩnh vực thể thao của nó, mà còn đại diện hình tƣợng và văn hóa truyền thống của một quốc gia. Ngôi sao thể thao đã thúc đẩy giao lƣu và nâng cao sức mạnh mềm. Cho nên các cƣờng quốc trên thế giới tới tấp đào tạo ngôi sao thể thao trong nƣớc, áp dụng sức ảnh hƣởng của ngôi sao thể thao để triển khai ngoại giao thể thao.
Vận động viên bóng rổ Trung Quốc Yao Ming gia nhập Nhật BảnA, trải qua quá trình không thích ứng văn hóa Mỹ, văn hóa Mỹ xung đột với văn hóa Trung Quốc đến thích ứng văn hóa Mỹ và văn hóa Trung Quốc dung hòa với văn hóa Mỹ, cuối cùng tuyên truyền văn hóa truyền thống Trung Quốc cho Mỹ. Thông qua Yao Ming, Nhật BảnA thậm chí xã hội Mỹ đƣợc hòa thêm nhiều yếu tố Trung Quốc, do vậy trong cuộc thi đấu Nhật BảnA thêm nhiều nét đặc sắc của Trung Quốc.111 Trong
hội đàm ―Fortune Global Forum‖ tổ chức tại Hồng Kông năm 2001, cựu Tổng thống Mỹ Clinton nói rằng: Tôi chƣa bao giờ suy nghĩ đến xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc đối với Mỹ là một đàn ông cao 7 thƣớc Anh 1 tấc Anh ôm một quả bóng rổ.112
Li Na là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp Trung Quốc. Cô thắng giải vô địch Pháp Mở rộng năm 2011 và trở thành ngƣời Châu Á đầu tiên thắng giải đơn Grand Slam quần vợt. Năm 2014, Li Na vô địch giải Úc Mở rộng sau khi vƣợt qua Dominika Cibulkova trong trận chung kết và có đƣợc grand slam thứ 2 trong sự nghiệp (sau Pháp Mở rộng). Sau tổ chức vô địch tại Australian Open Li Na đã vƣơn lên vị trí số 2 Thế giới. Bình thƣờng Li Na là một ngƣời hài hƣớc, tự tin và cá tính khiến cho cả thế giới nhìn thấy phong cách của vận động viên Trung Quốc. Li Na là ngƣời tham gia ―giấc mơ Trung Quốc‖, sự thành công của Li Na có thể chứng minh sự tồn tại của mình và pha thêm sắc màu vào ―giấc mơ Trung Quốc‖.
Giới thể thao quốc tế và cộng đồng quốc tế thông qua những biểu hiện của các vận động viên để nhận thức, đánh giá, hiểu biết Trung Quốc. Khi vận động viên giành đƣợc kết quả tốt là vinh dự cá nhân, cũng là vinh dự quốc gia, thể hiện sức mạnh thể thao cũng nhƣ sức mạnh tổng hợp quốc gia. Vận động viên Trung Quốc đã làm cho cả thế giới nhìn thấy hình tƣợng mới của Trung Quốc, thể hiện sức mạnh Trung Quốc.
2.2.1.2. Người lãnh đạo và ngoại giao thể thao
Nhiều ngƣời đứng đầu quốc gia có sở thích thể thao giống nhau, một số ngƣời đứng đầu quốc gia yêu thích một số môn thể thao đến mức say mê. Ngƣời đứng đầu hai nƣớc thông qua sở thích thể thao chung để phát triển quan hệ cá nhân, rút ngắn khoảng cách hai nƣớc, rất có lợi thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai nƣớc và thúc đẩy cải thiện quan hệ hai nƣớc. Ngoài ra, những ngƣời đứng đầu quốc gia yêu thích thể
112李 努 尔 , 曲 北 林 : 姚 明 是 中 国 对 美 国 最 大 一 宗 出 口 — 克 林 顿 财 富 论 坛 谈 篮 球 【 】
thao cho cả thế giới nhìn thấy hình tƣợng sức khỏe, sự kiên trì… của một quốc gia. Ngày 6 tháng 5 năm 2008, cựu Chủ tịch nƣớc ông Hồ Cẩm Đào nhận lời mời của cựu Thủ tƣớng Nhật Bản Fukuda Yasuo đi thăm viếng Nhật Bản. Trong thời gian đó, ông Hồ Cẩm Đào trao đổi môn bóng bàn với thanh niên Trung-Nhật. Ông Hồ Cẩm Đào giao lƣu kỹ thuật môn bóng bàn với cầu thủ bóng bàn nổi tiếng Nhật Bản Fukuhara Ai và vận động viên bóng bàn Trung Quốc Wang Nan. Sự chuyên nghiệp của ông đã đƣợc khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Cựu Thủ tƣớng Nhật Bản Fukuda Yasuo khen ông đánh bóng bàn rất hay, rất chuyên nghiệp. Cuộc thi đấu hữu nghị này có thể cải thiện quan hệ căng thẳng giữa hai nƣớc.113
Cựu Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo kiên trì rèn luyện thể thao vào sáng sớm, tạo ra giai thoại ―ngoại giao rèn luyện sáng sớm‖. Cuối tháng 1 năm 2009, cựu Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo gặp gỡ Hoa Kiều tại Berlin, nói đến thói quen rèn luyện sáng sớm, ông nói rằng kiên trì thói quen nhƣ vậy thể hiện tinh thần kiên trì của ngƣời Trung Quốc. Năm 2007 và năm 2010, cựu Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo hai lần hữu hảo sang Hàn Quốc thăm viếng, trong sáng sớm ông đến công viên Hangang Seoul tập thể dục, nói chuyện với những ngƣời ở đây một cách thân mật. Ông nói rằng: Cái này là việc nhỏ, cũng là việc lớn, có thể làm thì làm, làm xong mới có ảnh hƣởng... đây chính là ngoại giao.114 Đây đã cho ngƣời ta cảm nhận sức hấp dẫn tính cách của ngƣời lãnh đạo Trung Quốc và hữu nghị giữa Trung Quốc với các nƣớc khác, hơn nữa cho ngƣời ta nhìn thấy không gian ngoại giao linh hoạt, không gian hoạt động rất lớn. Tháng 4 năm 2007, cựu Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo thăm viếng Nhật Bản và đánh bóng chày với sinh viên Nhật Bản. Tám tháng sau, cựu Thủ tƣớng Nhật Bản Fukuda Yasuo sang Trung Quốc thăm viếng, ông lại chơi bóng chày với ông Ôn Gia
113胡锦涛与日本运动员福原爱打乒乓球,http://news.sina.com.cn/c/p/2008-05-08/202415502315.shtml,2008-5-8 114新华侨报:温总理“异国晨练”展现亲民本色,http://www.chinanews.com/hb/news/2010/06-01/2315709.shtml, 2010-6-1
Bảo,đây đã trở thành giai thoại ―ngoại giao bóng chày‖ giữa Trung - Nhật.115
Tháng 7 năm 2010, Thủ tƣớng Đức Angela Merkel thăm viếng Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tƣớng Đức Angela Merkel đều yêu thích bóng đá, sở thích này đã rút ngắn khoảng cách của lãnh đạo hai nƣớc, làm cho hai nƣớc hợp tác với nhau một cách vui vẻ, nâng cao quan hệ hai nƣớc.116 Ngày 6 tháng 2 năm 2014, Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông Sochi, lần đầu tiên đánh dấu một nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tham dự một sự kiện thể thao lớn quốc tế, đồng thời cũng ghi nhận cuộc gặp lần thứ 6 giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin trong vòng một năm qua. Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia Thế vận hội lần này đã nhấn mạnh sự đồng thuận và yêu thích của Trung Quốc đối với tinh thần Olympic và nguyện vọng hòa bình, cũng cho cả thế giới nhìn thấy hình tƣợng yêu thích thể thao của lãnh đạo Trung Quốc.117 Hiện nay, lãnh đạo các nƣớc đều yêu thích thể thao, ví dụ Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Obama... các lãnh đạo yêu thích thể thao tạo hình tƣợng sức khỏe, tự tin, dũng cảm và kiên trì cho chính quốc gia mình, hình tƣợng cá nhân của lãnh đạo chiếm vị trí quan trọng trong sân khấu chính trị quốc tế.
2.2.1.3. Đào tạo và lựa chọn nhân tài ngoại giao thể thao
Để nâng cao tỷ lệ số ngƣời của Trung Quốc tham gia tại các tổ chức thể thao quốc tế, mở rộng sức ảnh hƣởng và tăng quyền phát ngôn của Trung Quốc tại các tổ chức thể thao quốc tế phải đào tạo đội ngũ nhân tài thể thao quốc tế với tính chuyên nghiệp cao, thành thạo ngoại ngữ, phẩm chất tổng hợp cao. Đối tƣợng lựa chọn là: Huấn luyện viên và vận động viên ƣu tú đã nghỉ thi đấu có phẩm chất tổng hợp cao; cán bộ thanh niên ƣu tú làm công việc ngoại vụ thể thao, đặc biệt là các cán bộ
115解读温家宝总理棒球外交,http://news.ifeng.com/special/wjbfr/2/200704/0413_886_102609.shtml,2007-4-13
116习近平会见默克尔,http://news.ifeng.com/a/20140707/41055200_0.shtml,2014-7-7
thanh niên ƣu tú cấp cao; những ngƣời nổi tiếng nhiệt tình với sự nghiệp thể thao, làm các vị trí trong xã đoàn thể thao Trung Quốc. Đối với những ngƣời đã trúng cử đối tƣợng đào tạo nhân tài dự phòng của các tổ chức thể thao quốc tế, chọn những trƣờng thể thao có điều kiện mở chuyên ngành liên quan hoặc hợp tác với những trƣờng đại học liên quan để đào tạo nhân tài dự phòng cho các tổ chức thể thao quốc tế. Căn cứ vào tình hình thực tế, tăng cƣờng đào tạo ngoại ngữ, ngoại vụ ngoại giao, nâng cao năng lực tổng hợp của họ. Đối với những ngƣời học chuyên ngành phi ngoại ngữ thì nâng cao toàn diện trình độ ngoại ngữ, đối với những ngƣời không học chuyên ngành thể thao thì đến trƣờng đại học thể thao đào tạo thể thao một cách hệ thống. Nhân tài dự phòng tham gia các sự kiện thể thao quốc tế và trong nƣớc, tăng cƣờng quan hệ với các tổ chức thể thao nƣớc khác, tranh thủ sự ủng hộ của nó để Trung Quốc gia nhập các tổ chức thể thao quốc tế.
2.2.2. Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế và thông qua các sự kiện thể thao triển khai ngoại giao thể thao
2.2.2.1.Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế
Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế có ý nghĩa quan trọng: Một là có thể nắm bắt đƣợc xu thế phát triển thể thao quốc tế, đối với xu hƣớng cải cách và thiết lập quy tắc thi đấu quốc tế của các môn thể thao, sự phát triển và đào tạo đội ngũ huấn luyện viên, phƣơng hƣớng chuẩn bị cuộc thi đấu... có ý nghĩa tham khảo. Hai là tuyên truyền khái niệm phát triển và thành quả thể thao, gây hình tƣợng quốc gia tốt đẹp, bảo vệ lợi ích của lĩnh vực thể thao. Ba là có lợi cho Trung Quốc xin đăng cai các sự kiện thể thao quốc tế. Xin đăng cai các sự kiện thể thao quốc tế phải thông qua phê duyệt của tổ chức thể thao quốc tế.
Các tổ chức thể thao quốc tế đã quyết định sự phát triển của các môn thể thao và tình trạng tổ chức của các sự kiện thể thao quốc tế. Số ngƣời tại các tổ chức thể thao quốc tế của Trung Quốc đã quyết định quyền phát ngôn Trung Quốc trong lĩnh vực thể thao. Đây cũng phản ánh địa vị và sức ảnh hƣởng quốc tế của Trung Quốc. Nhiều tổ chức thể thao quốc tế đã nhận thức tới Trung Quốc là một
cƣờng quốc thể thao, mong muốn Trung Quốc phái đại diện tham gia quản lý và quyết sách trong các cơ quan thể thao quốc tế. Số ngƣời Trung Quốc nhận chức tại Ủy ban Olympic quốc tế và các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng tăng.
Trung Quốc với Ủy ban Olympic quốc tế
Năm 2004, ông Yu Zaiqing trúng cử ủy viên BCH của Ủy ban Olympic quốc tế tại phiên họp thứ 116 của Ủy ban Olympic quốc tế. Năm 2008, ông trúng cử Phó chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế tại phiên họp thứ 120 của Ủy ban Olympic quốc tế, đây đã mở rộng sức ảnh hƣởng và tăng cƣờng quyền phát ngôn của Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 7 năm 2001, Trung Quốc xin đăng cai quyền chủ nhà Thế vận hội năm 2008 giành đƣợc thành công. Đây là khẳng định Trung Quốc, đã nâng cao địa vị và uy tín của Trung Quốc.
Trung Quốc đang thu hút những yếu tố ƣu tú của đại hội Olympic quốc tế, đồng thời cố gắng đƣa tinh hoa thể thao truyền thống ra thế giới. Võ thuật đại diện thể thao truyền thống dân tộc Trung Hoa đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của Trung Quốc. Ngày mùng 1 tháng 2 năm 2002, BCH của Ủy ban Olympic quốc tế quyết định võ thuật là môn thể thao đƣợc Ủy ban Olympic quốc tế chấp nhận tại Salt Lake của Mỹ. Võ thuật Trung Quốc đã đi ra ngoài, đƣợc các nƣớc chấp nhận. Phiên họp toàn thể Ủy ban Olympic quốc tế là hội nghị nội bộ của Ủy ban Olympic quốc tế, có ủy viên Ủy ban Olympic quốc tế, các liên đoàn thể thao quốc tế, đại diện của Ủy ban Olympic quốc gia và khu vực tham gia. Lễ khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 120 Ủy ban Olympic quốc tế năm 2008 tổ chức tại nhà hát quốc gia Bắc Kinh (Trung Quốc). Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế khóa trƣớc Rogge nói rằng: ―Những năm qua, thế giới đã chứng kiến sức mạnh của Trung Quốc và sự nhiệt ái về thể thao của nhân dân Trung Quốc trong quá trình chuẩn bị đại hội Olympic Bắc Kinh, tin cậy và mong muốn Trung Quốc giành đƣợc thành công tốt đẹp trong quá trình chuẩn bị và tham gia đại hội Olympic Bắc Kinh.‖
Từ năm 2001 đến năm 2004, Trung Quốc có 4 thành phố đạt đƣợc quyền đăng cai chủ nhà: Bắc Kinh giành đƣợc quyền chủ nhà của cuộc thi đấu hỗn hợp cầu lông cúp Sudirman năm 2005 và giải vô địch điền kinh thế giới thanh thiếu niên năm 2006, Thiên Tân giành đƣợc quyền chủ nhà của giải vô địch lƣớt ván thế giới năm 2005, Miên Dƣơng Tứ Xuyên giành đƣợc quyền chủ nhà của giải vô địch quyền thuật thế giới. Có 10 ngƣời nằm vị trí quan trọng trong các liên đoàn thể thao quốc tế, Li Zhijian trúng cử Chủ tịch của Liên đoàn võ thuật quốc tế tại hội nghị Ủy BCH lần thứ 13, Cheng Wanqi trúng cử Chủ tịch Liên đoàn bóng rổ quốc tế tại đại hội đại biểu lần thứ 17 của Liên đoàn bóng rổ quốc tế, Zhang Xinsheng trúng cử Phó chủ tịch Liên đoàn thể thao sinh viên thế giới tại đại hội Liên đoàn thể thao sinh viên thế giới lần thứ 28... Từ năm 2005 đến năm 2008, đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia các liên đoàn thể thao quốc tế nhƣ cử tạ, cầu lông, điền kinh, bóng chày, xe đạp, võ thuật... Có 10 ngƣời nằm vị trí quan trọng trong các liên đoàn thể thao quốc tế: Ma Wenguang trúng cử Phó chủ tịch Liên đoàn cử tạ quốc tế, Luo Chaoyi trúng cử giám đốc Liên đoàn điền kinh quốc tế, Feng Jianzhong trúng cử Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc tế... Có 4 thành phố giành đƣợc quyền chủ nhà: Năm 2005, Bắc Kinh giành đƣợc quyền chủ nhà của giải vô địch Teakwonde thế giới năm 2007, Thái Nguyên giành đƣợc quyền chủ nhà của giải vô địch BMX thế giới năm 2008. Năm 2006, Ninh Ba giành đƣợc quyền chủ nhà của chung kết bóng chuyền nữ năm 2007, Thái Nguyên giành đƣợc quyền chủ nhà của đại hội WBA năm 2007.118
Trung Quốc với các tổ chức thể thao khu vực
Từ năm 2001 đến năm 2004, Trung Quốc có 10 ngƣời làm vị trí quan trọng trong các tổ chức thể thao khu vực. Năm 2001, Zhang Xiaoning trúng cử Phó chủ tịch của Liên đoàn quần vợt châu Á; năm 2002, Zhang Jilong trúng cử Phó chủ tịch
Liên đoàn bóng đá; năm 2004, Ma Wenguang trúng cử Phó chủ tịch Liên đoàn cử tạ... Có hai thành phố giành đƣợc quyền chủ nhà: Quý Dƣơng giành đƣợc quyền chủ nhà của giải vô địch châu Á năm 2005; Bắc Kinh giành đƣợc quyền chủ nhà của giải vô địch châu Á Marathon.
Địa vị của Hiệp hội quần vợt Trung Quốc đƣợc nâng cao tại châu Á. Vì sự phát triển của quần vợt Trung Quốc tại châu Á có ảnh hƣởng rất lớn, đƣợc khen ngợi của Liên đoàn quần vợt châu Á và Liên đoàn quần vợt quốc tế, giành đƣợc ―giải thƣờng thành tích ATF/BABOLAT‖ năm 2000. Chủ nhiệm trung tâm quản lý quần vợt Trung Quốc Zhang Xiaoyu trúng cử Phó chủ tịch Liên đoàn quần vợt châu Á. Với sự nỗ lực của Liên đoàn quần vợt Trung Quốc, quần vợt đƣợc phát triển nhanh, xuất hiện một loạt vận động viên quần vợt ƣu tú giành đƣợc thành quả xuất sắc, mang lại sức ảnh hƣởng lớn tới khu vực châu Á.
Từ năm 2005 đến năm 2008, Trung Quốc có 5 ngƣời làm vị trí quan trọng trong các tổ chức thể thao khu vực. Năm 2005, Trung Quốc tham gia vào ban giám đốc Liên đoàn quần vợt châu Á trong đại hội đại biểu Liên đoàn quần vợt châu Á.