Hợp tác quốc tế ngoại giao thể thao của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 60)

2.2.3.1. “Phần mềm” và “phần cứng” của viện trợ đối ngoại thể thao do chính phủ làm chủ đạo

Viện trợ đối ngoại thể thao là một cách thức ngoại giao quan trọng, đối với bảo vệ lợi ích quốc gia, củng cố và phát triển quan hệ với các nƣớc đang phát triển, nâng cao hình tƣợng quốc gia và thúc đẩy phát triển sự nghiệp thể thao có tác dụng lớn. Hình thức viện trợ đối ngoại thể thao bao gồm: Viện trợ phần cứng (tiền vốn, các dụng cụ thể thao và các thiết bị thể thao) và viện trợ phần mềm (huấn luyện viên, chuyên gia thể thao, trọng tài, bác sĩ, nhân viên tổ chức và quản lý cuộc thi đấu và thông tin nghiên cứu khoa học thể thao).

Để tăng tốc độ xây dựng trật tự kinh tế mới quốc tế, Trung Quốc tăng cƣờng đối thoại Nam-Bắc, hơn nữa tăng cƣờng hợp tác Nam-Nam giữa các nƣớc thế giới thứ ba. Trung Quốc coi viện trợ các nƣớc thế giới thứ ba là đƣờng lối quan trọng để tăng cƣờng hợp tác Nam-Bắc. Trong hội đàm hợp tác Trung Phi năm 2000, ngƣời lãnh đạo Trung Quốc hứa: Trung Quốc sẽ tiếp tục viện trợ các nƣớc châu Phi dƣới sự hợp tác Nam-Nam.Với sự phát triển kinh tế và nâng cao địa vị quốc tế, Trung

Quốc sẽ từng bƣớc mở rộng quy mô viện trợ.119 Ngày 14 tháng 9 năm 2005, cựu Chủ tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào nêu ra năm biện pháp mới về tăng cƣờng viện trợ các nƣớc đang phát triển trong hội nghị 60 năm thành lập Liên hợp quốc. Tháng 11 năm 2006, trong hội đàm hợp tác Trung Phi, chính phủ Trung Quốc nêu ra tám biện pháp để tăng cƣờng hợp tác Trung Phi.

Năm 2004, Hiệp hội điền kinh Trung Quốc viện trợ dụng cụ điền kinh có giá trị gần 40,000 nhân dân tệ cho Đông Timor. Năm 2006, Tổng cục thể thao Trung Quốc và Hiệp hội bóng đá Trung Quốc cho Đông Timor 1000 đôi giầy bóng đá và 200 quả bóng đá để phát triển môn bóng đá của thanh thiếu niên Đông Timor. Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Đông Timor ông Lê Phát Phƣơng phát lời cảm ơn sự ủng hộ của Tổng cục thể thao Trung Quốc và Hiệp hội bóng đá Trung Quốc.120 Từ năm 2000 đến năm 2008 đối với khu vực biển Caribbean, Trung Quốc viện trợ Antigua và Barbude 55 triệu đôla để xây dựng cung thể thao bóng gậy Richards; viện trợ Jamaica 30 triệu đôla xây dựng cung thể thao tại tỉnh Trelawny; trợ giúp Saint Lucia xây dựng cung thể thao bóng gậy và cung thể thao bóng đá, cũng trợ giúp Dominican xây dựng cung thể thao bóng gậy.121

Thể thao Trung Quốc có ảnh hƣởng ngày càng lớn, các huấn luyện viên Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới. Bắt đầu từ năm 1957 Trung Quốc phái đội huấn luyện viên sang Việt Nam đến nay, Trung Quốc đã phái 2547 huấn luyện viên về 36 môn thể thao đến 123 nƣớc và khu vực.122 ―Huấn luyện viên viện trợ nƣớc ngoài‖ của Trung Quốc góp phần tăng nhiều hiểu biết và đồng thuận

119吉佩定,中非合作论坛—北京2000年部长级会议文件汇编,北京世界知识出版社,2001

120国家体育总局体育文化发展中心编,中国体育年鉴2007【M】,中国体育年鉴出版社,2008:340

121曹飞,新公共外交视域下中国体育外交发展模式,上海交通大学,2012: 42-43

của các nƣớc trên thế giới.123

Bắt đầu từ năm 2003, Trung Quốc phái 36 huấn luyện viên ƣu tú (trong đó có 12 huấn luyện viên đã đào tạo ra vô địch thế giới) cộng 13 môn thể thao bao gồm nhảy cầu, bơi, thể dục dụng cụ, cầu lông, bóng bàn... sang Mexico, qua hai năm huấn luyện, vận động viên giành đƣợc 246 huy chƣơng vàng, 154 huy chƣơng bạc và 109 huy chƣơng đồng trong đại hội thể thao châu Mỹ Mở rộng, đại hội thể thao Mexico và Olympic trials. Trung Quốc phái huấn luyện viên môn bóng bàn Liu Mingzhong sang Vanuatu. Đại hội thể thao Thái Bình Dƣơng năm 2004, cầu thủ Vanuatu lần đầu tiên giành đƣợc huy chƣơng vàng của môn bóng bàn. Do gần gũi về mặt địa lý với Trung Quốc, nên giao lƣu thể thao giữa Trung Quốc với Việt Nam đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Dƣới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Trung Quốc, môn thể thao dụng cụ của Việt Nam đã bắt đầu nổi lên trong giới thể thao quốc tế. Tại Á vận hội In-chơn năm 2014, vận động viên nữ Việt Nam Phan Thị Thanh Hà giành đƣợc huy chƣơng bạc nội dung cầu thang với bài diễn gần nhƣ hoàn hảo.124

Huấn luyện viên Trung Quốc sang nƣớc khác đã thúc đẩy giao lƣu thể thao quốc tế và phát triển sự nghiệp thể thao quốc tế. Ngoài ra, cũng thể hiện tinh thần vô tƣ cống hiến của Trung Quốc cho cả thế giới, khiến cho các nƣớc trên thế giới hiểu biết văn hóa Trung Quốc và nhận thức dân tộc Trung Hoa.

2.2.3.2. Sự ra đời “binh đoàn hải ngoại”(海外兵团)

Bắt đầu từ thập kỷ 80 thế kỷ 20, nhiều ngƣời Trung Quốc giành đƣợc cơ hội học tập, làm việc và sinh sống ở phƣơng Tây. Vì khoa học kỹ thuật hiện đại và chất lƣợng cuộc sống Trung Quốc khác xa với phƣơng Tây, ngƣời ta rất mong muốn du học phƣơng Tây. Trong bối cảnh này, có nhiều vận động viên hay huấn luyện viên đi nƣớc khác, hình thành hiện tƣợng văn hóa đặc sắc của giới thể thao, ngƣời ta gọi

李德芳,体育外交的作用及其运用—以北京奥运会为例【 】,《现代国际关系》, 124

ASIAD 17: Thêm huy chƣơng cho môn Thể dục dụng cụ, http://www.baomoi.com/ASIAD-17-Them-huy-chuong-cho-mon-The-duc-dung- cu/55/14900890.epi, 25/09/2014

là ―binh đoàn hải ngoại‖ (cũng có thể gọi là ―sứ đoàn hải ngoại‖).125

Sự xuất hiện của ―binh đoàn hải ngoại‖ mang lại sức ép cho Trung Quốc trong các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, nhƣng có tác dụng quan trọng thúc đẩy phát triển các môn thể thao ƣu thế của Trung Quốc trên thế giới, tuyên truyền thành quả tốt đẹp và chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc, truyền bá văn hóa ƣu tú của Trung Quốc.

Thời báo châu Âu của Pháp nhắc đến, sự phát triển của thể thao đã vƣợt qua quốc giới, dung hòa với nhau. Có thể nói là ―binh đoàn hải ngoại‖ đã kết nối Trung Quốc với các nƣớc trên thế giới, trở thành đại sứ tuyên truyền hữu nghị quốc tế, đại diện vinh quang của Trung Quốc. ―Binh đoàn hải ngoại‖ bất cứ đại diện nƣớc nào, đều là ―Viêm Hoàng tử tôn‖ rất tự hào. Hiện nay, Trung Quốc đã cải cách mở cửa, những huấn luyện viên và vận động viên ƣu tú ―xuất khẩu‖ sang nƣớc khác là vinh dự của Trung Quốc.

Dƣới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Trung Quốc, có nhiều vận động viên nƣớc khác giành đƣợc kết quả tốt. Nastia Liukin là học trò của vô địch thể thao dụng cụ thế giới Qiao Liang, đã giành đƣợc vô địch toàn năng cá nhân thể thao dụng cụ; đội bóng chuyền nữ của nƣớc Mỹ do Lang Ping chỉ đạo vƣợt qua đội bóng chuyền nữ Trung Quốc với kết quả 3:2; đội bóng bàn nữ của Singapore do Liu Quodong chỉ đạo giành đƣợc thứ nhì, kết thúc Singapore chƣa có huy chƣơng trong vòng 48 năm. Điều này đã thể hiện tinh thần vô tƣ của thể thao Trung Quốc trong quá trình viện trợ. Năm 2005, Tao Li gia nhập quốc tịch Singapore, giành đƣợc 4 huy chƣơng vàng và 1 huy chƣơng đồng trong đại hội thể thao Đông Á, giành đƣợc huy chƣơng vàng về môn bơi bƣớm trong Á vận hội Doha năm 2006 và Á vận hội Quảng Châu năm 2010. Olympic London năm 2012, Zhao Changlin đại diện đoàn Kazakhstan giành đƣợc huy chƣơng vàng trong môn cử tạ cấp 53kg. Cùng năm, Feng Tianwei đại diện đoàn Singapore giành đƣợc huy chƣơng đồng trong môn

bóng bàn.126

2.2.3.3.Viện trợ đối ngoại thể thao của Trung Quốc xuất hiện dòng chảy hai chiều

Bắt đầu từ năm 1993 đến nay, xu hƣớng phát triển của viện trợ đối ngoại thể thao Trung Quốc từ dòng chảy một chiều sang dòng chảy hai chiều, tức là Trung Quốc phái những vận động viên sang nƣớc khác, đồng thời theo nhu cầu phát triển của một số môn thể thao thu hút viện trợ nƣớc ngoài. Trong những môn thể thao nhƣ: môn thể thao bơi, khúc côn cầu, xe đạp... đã có khoảng 40 huấn luyện viên nƣớc ngoài. Trung Quốc cũng thu hút những vận động viên và huấn luyện viên ƣu tú nƣớc ngoài để nâng cao trình độ thể thao, đồng thời thông qua những vận động viên và huấn luyện này tăng cƣờng mối quan hệ với các nƣớc.127

Viện trợ đối ngoại thể thao của Trung Quốc đã phản ánh những mong muốn của Trung Quốc về bảo vệ hòa bình thế giới. Viện trợ đối ngoại thể thao rất có lợi cho việc tăng cƣờng sức ảnh hƣởng quốc gia, nâng cao hình tƣợng quốc gia và danh tiếng quốc gia. Dựa trên cơ sở viện trợ đối ngoại thể thao trƣớc tiên và chính sách quốc gia, Trung Quốc tăng nhiều viện trợ về xây dựng, quản lý và sửa chữa các thiết bị thể thao cho châu Phi và khu vực lạc hậu, cũng nhƣ phái huấn luyện viên để thúc đẩy giao lƣu văn hóa thể thao giữa các nƣớc để đáp ứng nhu cầu phát triển thể thao của những quốc gia và khu vực này.

126奥运赛场上的中国海外兵团总盘点,http://www.docin.com/p-456189399.html

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng này chủ yếu nghiên cứu, phân tích chính sách và cách thức ngoại giao thể thao của Trung Quốc nhằm nâng cao sức mạnh mềm trong những năm đầu thế kỷ 21.

Đối với chính sách ngoại giao thể thao từ năm 2000 đến nay, Olympic Bắc Kinh năm 2008 là dấu mốc có ý nghĩa sâu sắc nhất. Chính sách ngoại giao thể thao đƣợc chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn năm 2000 đến năm 2008 ( gánh vác nghĩa vụ thể thao quốc tế, tích cực dung hòa vào thế giới ) và giai đoạn năm 2009 đến nay (thể hiện tự tin văn hóa thể thao, tích cực ảnh hƣởng thế giới). Chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng tới chính sách ngoại giao thể thao nhƣ chính trị, luân lý truyền thống... Cuối cùng, trình bày một số biện pháp thông qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc: Cách thức cá nhân, tham gia các tổ chức thể thao quốc tế và thông qua các sự kiện thể thao và hợp tác quốc tế.

CHƢƠNG 3ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO THỂ THAO ĐỂ NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC

3.1. Đánh giá ngoại giao thể thao Trung Quốc

Một phần của tài liệu Kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)