Những thành tựu và tác dụng của ngoại giao thể thao đối với sức mạnh mềm của

Một phần của tài liệu Kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 66)

mềm của Trung Quốc

3.1.1.1. Địa vị quốc tế được gia tăng, hình tượng đối ngoại được cải thiện

Những năm gần đây, do sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đƣợc nâng cao, ―học thuyết mối đe dọa Trung Quốc‖ bị truyền thông phƣơng Tây thổi phồng, những nƣớc đang phát triển bị ảnh hƣởng tiêu cực, giới báo chí châu Phi vu tội Trung Quốc là ―chủ nghĩa thực dân mới‖.128 Sự thực mạnh hơn hùng biện, sự phát triển của Trung Quốc rất có lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Ví dụ, sau khủng hoảng tài chính quốc tế, Trung Quốc đã phát huy tác dụng ổn định, đƣợc công nhận là một trong những nƣớc đứng đầu tăng trƣởng kinh tế thế giới, đối với khôi phục kinh tế thế giới có tác dụng rất lớn. Trong hội nghị thƣợng đỉnh G20, Trung Quốc nêu ra những kiến nghị cải cách thiết thực đã phát huy tác dụng tốt cho hệ thống tài chính quốc tế, đƣợc cộng đồng quốc tế khen ngợi. Hiện nay, truyền

128又见“中国威胁论”:当心中国新殖民主义?,中国价值热点观察,http://www.chinavalue.net/Focus/Show.aspx?Fo

thông quốc tế phát sóng tin tức chính diện của Trung Quốc tăng nhiều. Họ quan tâm tới phát triển khuôn mẫu và chủ trƣơng xây dựng một thế giới hài hòa. Dƣ luận quốc tế đang thay đổi theo hƣớng có lợi cho Trung Quốc. Giáo sƣ đại học Bamako của Mali nói rằng ngoại giao thể thao đã góp phần tăng cƣờng quan hệ Trung Quốc với châu Phi. Ông cho rằng các nƣớc châu Phi nhƣ Mali thƣờng nhìn thấy những cung thể thao và cơ sở hạ tầng thể thao do Trung Quốc viện trợ, đây là tiêu chí quan trọng về hữu nghị Trung-Phi.129 Giáo sƣ trƣờng Thƣơng mại ESADE của Spain, Chủ tịch dự án đối thoại Trung Quốc Auguato Soto nói rằng lịch sử chứng kiến ngoại giao thể thao là bộ phận cấu thành quan trọng của ngoại giao tổng thể quốc gia. Ngoại giao thể thao Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới, trong đó ―ngoại giao bóng bàn‖ và Olympic Bắc Kinh năm 2008 mang tính đại diện cao. ―Ngoại giao bóng bàn‖ đã thúc đẩy phát triển quan hệ Trung Mỹ vào thập kỷ 70 thế kỷ 20, Olympic Bắc Kinh năm 2008 đã phát huy tác dụng tích cực cho hình tƣợng quốc gia. Chủ tịch danh dự Hiệp hội giao lƣu văn hoá thể thao Moses Chikane nói rằng Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Tập Cận Bình sang Sochi (Nga) tham gia lễ khai mạc Olympic mùa đông đã thể hiện chính phủ Trung Quốc rất chú trọng ngoại giao thể thao. Thành tựu ngoại giao thể thao của Trung Quốc trong những năm gần đây đã đƣợc thế giới công nhận. Vận động viên đã thể hiện hình tƣợng Trung Quốc trong cuộc thi đấu, Olympic Bắc Kinh năm 2008 cho nhân dân các nƣớc tăng hiểu biết về Trung Quốc, tăng hữu nghị giữa nhân dân các nƣớc.130 Cho nên, Trung Quốc phải tăng cƣờng giao lƣu văn hóa đối ngoại, tuyên truyền cách thức phát triển hòa bình, nhấn mạnh tôn trọng tính đa dạng văn hóa để thiết lập quan hệ ―tìm thống nhất trong đa dạng, tìm hài hóa trong khác biệt, tìm sự phát triển trong giao lƣu.‖

Ngoại giao thể thao là một cách thức nâng cao hình tƣợng quốc gia trực tiếp nhất, hiệu quả nhất. Những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã giành đƣợc nhiều

129

China News and Report, Sports diplomacy burnishes China‘s international image, No.5, March 1,2014, p4.

130

Sports diplomacy burnishes China‘s international image,

huy chƣơng vàng, có thể nghe thấy quốc ca Trung Quốc và tiếng vỗ tay của khán giả. Đây chính là cách trực tiếp để giới thiệu hình tƣợng quốc gia. Chủ tịch nƣớc khóa trƣớc Hồ Cẩm Đào nói rằng: ―Vận mệnh quốc gia thịnh vƣợng thì thể thao thịnh vƣợng‖, thể thao là cách thức tốt nhất để thể hiện hình tƣợng quốc gia. Chủ tịch nƣớc Tập Cận Bình chỉ ra: ―Phát triển thể thao, tăng cƣờng thể chất con ngƣời, xây dựng cƣờng quốc thể thao là nội hàm quan trọng về xây dựng toàn diện xã hội tiểu khang, thực hiện phục hƣng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa‖.131 Trung Quốc thông qua các hoạt động ngoại giao thể thao thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế để tuyên truyền hình tƣợng quốc gia. Các vận động viên có văn hóa truyền thống Trung Quốc biểu hiện xuất sắc, trong các sự kiện thể thao quốc tế, đã khiến cho cộng đồng quốc tế hiểu biết Trung Quốc và chủ động tìm hiểu Trung Quốc. Điều này đã tuyên truyền hình tƣợng tốt đẹp của Trung Quốc, cũng có tác dụng tích cực để nâng cao địa vị và sức ảnh hƣởng của Trung Quốc trên quốc tế.

3.1.1.2. Lĩnh vực ngoại giao mở rộng, quyền phát ngôn quốc tế tăng

Sự nghiệp ngoại giao Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi lên, đã giành đƣợc thành tựu to lớn. Ngoại giao Trung Quốc là ngoại giao nhiều cách thức, nhiều lĩnh vực. Tới ngày mùng 9 tháng 7 năm 2011, Trung Quốc đã lập quan hệ ngoại giao với 172 nƣớc, trong đó có 169 nƣớc là thành viên Liên hợp quốc và 3 nƣớc chƣa là thành viên Liên hợp quốc: Palestine, Cook, Niue.132

Mối quan hệ Trung Quốc với các nƣớc khác ngày càng thân thiết, đã hình thành cục diện ―Trung Quốc không tách khỏi thế giới, thế giới cần Trung Quốc‖. Phần lớn sự kiện quốc tế đều có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với Trung Quốc. Trung Quốc đã tham gia gần 300 công ƣớc quốc tế, hơn 150 tổ chức quốc tế: Gia nhập hay thiết lập cơ cấu khu vực nhƣ APEC, hội thƣợng đỉnh Đông Á, ASEAN+1, ASEAN+3, tổ chức hợp tác

131习近平:发展体育运动,增强人民体质http://zjnews.zjol.com.cn/system/2013/09/01/019569326.shtml,2013-9-1

Thƣợng Hải, Diễn đàn Trung Phi, Diễn đàn hợp tác Trung Á...133

Đồng thời, mức độ tham gia các vấn đề nóng nhƣ chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hòa bình quốc tế, viện trợ nhân đạo tăng mạnh. Ngoài ra, chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình của Trung Quốc đƣợc nhận thức và đánh giá cao của nƣớc khác.

Trung Quốc đã có nhiều ngƣời đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế, đặc biệt là đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, có tác dụng quan trọng tăng quyền phát ngôn và bảo vệ lợi ích quốc gia.

3.1.1.3. Tham gia và tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế

Theo sự tăng cƣờng của kinh tế và sức mạnh tổng hợp, thực lực thể thao thi đấu Trung Quốc ngày càng tăng. Từ năm 2000 đến nay Trung Quốc đã tham gia 3 lần đại hội Olympic mùa hè và 4 lần đại hội Olympic mùa đông, tổ chức 1 lần đại hội Olympic mùa hè (Olympic Bắc Kinh năm 2008). Vào thế kỷ 21, tổng số huy chƣơng Olympic mùa hè của Trung Quốc là 301 chiếc, huy chƣơng vàng là 137 chiếc. Hết đại hội Olympic mùa đông lần thứ 22 năm 2014, Trung Quốc đã vƣợt qua Hàn Quốc và Nhật Bản, đứng đầu châu Á trong Olympic mùa đông, đồng thời Trung Quốc đã giành đƣợc bƣớc đột phá trong những môn thể thao mùa đông.134 Trung Quốc đã tổ chức Á vận hội Quảng Châu năm 2012, Thế vận hội thanh thiếu niên Nam Kinh năm 2014. Trung Quốc đã tổ chức và tham gia giải vô địch thế giới của các môn thể thao quốc tế, cúp thế giới, đại hội thể thao sinh viên... Những sự kiện thể thao quốc tế do Trung Quốc tổ chức đã giành đƣợc thành công tốt đẹp. Đối với Olympic Bắc Kinh, Bộ trƣởng Bộ giải trí thể thao New Zealand Cosgrove nói rằng phần cứng và phần mềm của Olympic Bắc Kinh rất tốt. Đại thần thể thao Bộ truyền thông và văn hóa Anh Andy Burnham khen sự tiếp đãi và tổ chức đại hội Olympic Bắc Kinh là hạng

133中国参加国际公约情况一览表http://wenku.baidu.com/view/c613fc4bcf84b9d528ea7a0e.html

nhất.135 Trung Quốc giành đƣợc nhiều thành quả trong thể thao cho cả thế giới nhìn thấy thực lực thể thao Trung Quốc, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và ổn định hài hòa xã hội của Trung Quốc. Nói chung, đây là sức thuyết phục và sức ảnh hƣởng của tinh thần dân tộc.

3.1.1.4. Sự cố gắng của vận động viên và lãnh đạo ngành thể thao

Vận động viên và lãnh đạo ngành thể thao thông qua sức hấp dẫn về nhân cách của họ đã cho cả thế giới nhìn thấy đặc trƣng văn hóa dân tộc của Trung Quốc. Hiện nay, qua các đại hội thể thao quốc tế và chính sách ―đi ra ngoài, mời vào trong‖ để thực hiện giao lƣu hợp tác quốc tế, viện trợ cho nƣớc khác những thiết bị thể thao và phái những huấn luyện viên, vận động viên sang nƣớc khác. Hết năm 2010, Trung Quốc đã phái 2600 vận động viên và huấn luyện viên khoảng 38 môn thể thao đi 124 nƣớc và khu vực.136

Ngoài ra, Trung Quốc mời những huấn luyện viên nƣớc ngoài sang Trung Quốc để chỉ đạo vận động viên Trung Quốc. Trung Quốc kết hợp viện trợ thực tế với nhu cầu của các nƣớc khác, chọn cách thức viện trợ thích hợp. Trung Quốc đang không ngừng điều chỉnh cách thức viện trợ, chú trọng hợp tác đa phƣơng, bổ sung với nhau, phát huy đầy đủ sức mạnh của tổ chức thể thao quốc tế, cuối cùng thực hiện mục đích viện trợ thể thao.

Những vận động viên nhƣ Yao Ming, Deng Yaping, Li Na, Guo Jingjing... hữu hảo, cố gắng, sức khỏe đã thể hiện hình tƣợng Trung Quốc cho cả thế giới. Những ngƣời lãnh đạo Trung Quốc đã có mặt tại các cuộc thi đấu thể thao quốc tế. Bài chuyên mục quốc tế trên báo Kyunghyang Shinmun Hàn Quốc cho thấy Chủ tịch nƣớc Tập Cận Bình lần đầu tiên với tƣ cách là nguyên thủ quốc gia tham gia lễ khai mạc của Olympic Sochi, đã thể hiện Trung Quốc chú trọng ngoại giao láng giềng.137

Một phần của tài liệu Kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 66)