Triển vọng hợp tác giữa Nga và các nước thành viên SNG

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 74)

2008)

3.5. Triển vọng hợp tác giữa Nga và các nước thành viên SNG

Sau Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện hai cực tan rã, trên phạm vi toàn thế giới đã xuất hiện bầu không khí lạc quan về một nền hòa bình bền vững. Thế giới ngày nay đang tồn tại và vận động với tính cách là một cộng đồng thống nhất, nhưng đa dạng và vẫn đầy mâu thuẫn, hợp tác tăng lên và sâu thêm nhưng cạnh tranh vẫn rất gay gắt và quyết liệt. Song, xu thế chủ đạo trong đời sống thế giới vẫn là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa. Xu thế đó tác động mạnh mẽ vào quá trình liên kết SNG, đặc biệt là quá trình nhất thể hóa châu Âu. Chính sức mạnh của Liên minh châu Âu (EU) và quá trình

nhất thể hóa châu Âu là một tác nhân bên ngoài quan trọng đang và sẽ góp phần thúc đẩy

các nước SNG phải liên kết lại với nhau.

Các nước SNG không chỉ chịu tác động của các nhân tố bên ngoài, mà điều chủ yếu là họ có nhu cầu nội tại muốn hợp tác, liên kết với nhau để ổn định và phát triển. Nhu cầu đó thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Về kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước SNG là sự phụ thuộc về cơ cấu – kết quả của nhiều thập niên phân công lao động và hợp tác sản xuất. Hơn nữa, do sản phẩm của

các nước SNG được sản xuất trong điều kiện khoa học – công nghệ chưa cao mà chưa thể

thâm nhập nhanh vào thị trường thế giới, nên nhu cầu của các nước SNG về cung cấp sản phẩm cho nhau vẫn tồn tại và cấp thiết. Nhìn từ góc độ khác, thành lập không gian kinh tế thống nhất SNG là con đường làm giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ giữa các dân tộc, nhất là vấn đề người Nga ở các “nước ngoài mới”.

Mặt khác, từ khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia SNG đã có nhiều biến đổi. Nga vẫn là “đầu tàu” trong việc định hướng phát triển cho cộng đồng này. Nga đã có rất nhiều những nỗ lực tạo ra chất keo dính liên kết khối SNG. Tại khu vực Trung Á, Kazakhstan, Uzbekistan có nguồn dầu mỏ khổng lồ, Turmenistan có nguồn khí đốt nhưng các quốc gia này đều phải đối mặt với việc thiếu các phương tiện kỹ thuật và cạn kiệt nguồn năng lượng trong tương lai. Còn các quốc gia khác thì đều bé nhỏ và hiếm tài nguyên để có thể phát triển được. Đối với các quốc gia ở vùng ngoại Kavkaz như Gruzia, Azerbaizan,

Armenia, dù có tăng trưởng hơn khu vực Trung Á thì vẫn chưa thể tự đứng vững được.

Moldova là một trong những nước nghèo nhất châu Âu, còn Ukraina, Belarus cũng được coi là có tiềm lực kinh tế và tốc độ tăng trưởng cao, nhưng lại là những quốc gia bị phụ thuộc

vào Nga về khí đốt, dầu mỏ và các khoản trợ cấp. Trong khi đó, Nga lại đang trong quá

trình hồi phục và lớn mạnh; Nga là điểm thu hút lao động từ các quốc gia SNG, là nước hỗ trợ sản xuất và cũng là một thị trường tiêu thụ lớn đối với hàng hóa của các nước này. Vì

vậy, sự phụ thuộc của các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vào Nga còn rất lớn [16, Tr.151 – 186].

Về quân sự – chính trị, có một số nguyên nhân thúc đẩy các nước SNG thành lập hệ thống phòng thủ chung. Thứ nhất, các cường quốc trên thế giới chưa từ bỏ vũ khí tiến công chiến lược. Thứ hai, xung đột khu vực vẫn gia tăng, mà nặng nề nhất là các xung đột ở Nam Tư cũ. Thứ ba, đó là ý đồ của NATO muốn mở rộng sang các nước Đông Âu, còn Mỹ đang không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng của mình. Tất cả những điều đó cho thấy các nước SNG chỉ có thể đảm bảo an ninh thông qua hệ thống phòng thủ chung cho cả cộng đồng.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố góp phần tăng cường liên kết trong SNG đó là, hiện nay tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ được chấp nhận trong SNG, ít nhất là ở tầm vĩ mô, được sử dụng cho các cuộc họp, các văn bản chung. Điều này có thể là lợi thế so với EU, nơi sử dụng 25 ngôn ngữ khác nhau, gây ra rất nhiều phiền toái và tốn kém. Hơn nữa, với hơn 70 năm chung sống dưới một mái nhà “Liên bang Xô viết”, cùng nhau trải qua những biến động lịch sử, những gian khổ và khó khăn cũng như thắng lợi trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH, việc chia sẻ những kinh nghiệm tương tự trong quá trình đưa nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có thể sẽ là cơ sở cho sự hiểu biết lẫn nhau. Tất cả những yếu tố kể trên sẽ là những nhân tố tích cực góp phần gắn kết các thành viên trong SNG.

Song tại nước Nga và các nước SNG khác vẫn còn những hoạt động kinh tế –chính trị cản trở tiến trình liên kết giữa họ. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tuy đã yếu đi song vẫn còn là một lực lượng đáng kể. Ở nước Nga, đó là tư tưởng vị kỷ dân tộc, e ngại hệ thống liên kết sẽ ràng buộc nước Nga, nước Nga phải “bảo trợ” các nước cộng hòa khác. Ở các nước SNG khác, vẫn còn tồn tại tư tưởng bài Nga, lo ngại những tham vọng của Đế chế Nga thuở trước được lập lại, lo sợ nếu liên kết sẽ lệ thuộc nặng nề vào Nga về kinh tế, chính trị, quân sự. Sự chênh lệch phát triển của các nước SNG cũng cản trở quá trình liên kết kiểu mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Nga và các nước thành viên SNG. Trong khi đó, ở bên ngoài, thế giới đạo Hồi đang triển khai cuộc giành giật quanh đường hướng tương lai của các nước ngoại Kavkaz và Trung Á thuộc SNG. Nhân tố đạo Hồi đang là một nhân tố phức tạp cản trở quá trình liên kết SNG. Ngoài ra, Mỹ và phương Tây cũng đang tìm cách ngăn cản quá trình liên kết SNG, vì lo sợ rằng sự liên kết SNG sẽ đưa tới môt Liên Xô hoặc một khối Warszawa khác.

Bên cạnh đó, nhìn theo một khía cạnh khác thì có thể thấy sự ảnh hưởng của Nga ở khu vực này đã suy giảm mạnh. Các cuộc “cách mạng màu” đã diễn ra ở Gruzia, Ukraina và Kyrgyzstan khiến tình hình khu vực vô cùng bất ổn, với một kịch bản như nhau, các chính phủ không mấy thiện chí với Nga đã lên nắm chính quyền tại các quốc gia này. Với chính sách thân phương Tây rõ ràng, các quốc gia này đang từng bước gạt Nga sang một bên. Sẽ là thật sự bất lợi đối với Nga vì các cuộc cách mạng như vậy chưa có dấu hiệu dừng lại nếu như đời sống của nhân dân các quốc gia SNG vẫn nghèo khổ, tình trạng bất bình đẳng và tham nhũng vẫn còn cao. Câu hỏi đặt ra cho Nga là sẽ xử lý tình huống này như thế nào để duy trì ảnh hưởng của mình. Việc sử dụng vũ lực như trong trường hợp Gruzia rõ ràng không đem lại kết quả như mong muốn, thậm chí còn dẫn đến việc Gruzia rút khỏi SNG. Nguy cơ tan rã của SNG ngày càng rõ nét.

Trong các nước SNG, quan hệ giữa Nga – Belarus là phát triển hơn cả. Trên thực tế, hai nước đã ký Hiệp ước xây dựng Nhà nước liên minh từ hơn 10 năm nay và đang nỗ lực thực thi cam kết này với việc tiến hành các cuộc họp Nội các chung định kỳ. Tuy nhiên, hai nước vẫn giữ vững hệ thống chính trị riêng rẽ và tiến trình dẫn tới sự thống nhất hơn nữa đang “dậm chân tại chỗ”.

Vào thời điểm hiện tại chưa ai có thể nói trước về tương lai của một Nhà nước liên minh, bởi người dân 2 nước Nga và Belarus mới có quyền quyết định việc hợp nhất thông qua các lá phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân.

Xét một cách khách quan, rõ ràng, các nhà lãnh đạo Nga tỏ ra “hào hứng” hơn với kế hoạch hợp nhất này. Có rất nhiều lý do để giải thích cho điều đó. Nếu như năm 1991, Liên bang Xô viết tan rã khiến tiếng nói của nước Nga giảm trọng lượng trên trường quốc tế, thì sau hơn 2 thập kỷ, với vị thế mới và tiềm lực của mình, hơn lúc nào hết, Nga muốn khôi phục không gian cũ nơi Nga giữ vai trò trung tâm.

Lẽ dĩ nhiên, người “sốt sắng” hơn cả sẽ là Thủ tướng Putin bởi nhà lãnh đạo này từng cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị vĩ đại nhất” của thế kỷ 20. Nghĩa là ý tưởng sáp nhập của Nga không chỉ dừng lại với Belarus mà còn hướng tới các láng giềng trong khu vực, chẳng hạn như Nam Ossetia.

Nếu thành lập được liên minh vững chắc với các nước này, Nga sẽ thành công trong các bước khôi phục ảnh hưởng của Nga trong không gian hậu Xô viết. Điều đó có giá trị to lớn trong bối cảnh thế giới có những biến động khôn lường và Mỹ cũng như phương Tây không từ bỏ các kế hoạch “lấn sân” Nga.

Thời gian qua, chính quyền Liên bang Nga đã phải “đau đầu” vì các vấn đề an ninh khu vực, nghiêm trọng nhất là cuộc xung đột với Gruzia về vấn đề li khai của Abkhazia và Nam Ossetia hồi năm 2008. Bên cạnh đó, Mỹ và NATO vẫn không ngừng các kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa tại châu Âu – điều mà Nga lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của Nga. Những yếu tố này khiến Nga càng mong muốn đẩy nhanh việc hình thành một liên minh thống nhất càng rộng càng tốt trên bán đảo Balkan.

Ngoài ra, cái lợi về kinh tế cũng là không nhỏ. Dư luận còn nhớ, mặc dù Nga vốn ưu đãi giá năng lượng cho Belarus, song giữa 2 nước vẫn xảy ra “cuộc chiến khí đốt” đe dọa đến an ninh năng lượng, cũng như quan hệ 2 nước. Vì thế, nếu trở thành một thực thể thống nhất, 2 bên sẽ chấm dứt được tranh cãi về vấn đề trung chuyển khí đốt và hài hòa được lợi ích trong vấn đề này.

Đối với Belarus, nếu đồng ý sáp nhập, nước này sẽ được dựa vào nền kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ của khu vực Á – Âu. Thực tế là Nga đã “chìa tay” với Belarus trong những khoản cứu trợ trị giá hàng tỷ đô la nhằm vực dậy nền kinh tế đang khủng hoảng nặng nề của Belarus.

Nhìn vào những “cái chung” giữa Nga và Belarus, có thể thấy rằng, sự ràng buộc giữa 2 nước đã khá chặt chẽ khi cùng nằm trong Không gian kinh tế thống nhất gồm cả Kazakhstan bắt đầu từ tháng 1/2010. Hai nước cũng đã ký hiệp định xây dựng hệ thống phòng không khu vực chung và cùng có mặt trong hàng loạt các tổ chức khu vực như Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể… Tuy nhiên, việc tiến tới một sự thống nhất toàn diện xem ra không đơn giản.

Vào lúc này, giới chức Belarus chưa hẳn đã ngã theo quyết tâm xây dựng Liên minh Nga

– Belarus. Thậm chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Belarus – Andrei Savinykh còn lưu

ý, Tổng thống Belarus – Lukashenko từng tuyên bố rằng chủ quyền của Belarus là “một điều thiêng liêng”. Chính quyền Belarus dường như đang tính toán tới một sự trung lập, không hoàn toàn dựa vào Nga mà còn tìm kiếm cơ hội cải thiện quan hệ với các nước phương Tây. Chính vì vậy, câu trả lời cho khả năng ra đời của Nhà nước liên minh Nga – Belarus vẫn để ngỏ và nó phụ thuộc nhiều vào quyết định của người dân Belarus [122].

Đối với trường hợp Gruzia, việc Tổng thống Nga D.Medvedev ký sắc lệnh công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, hai tỉnh ly khai của Gruzia là các quốc gia độc lập vào ngày 26/8/2008, đã khiến quan hệ giữa Nga – Gruzia lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng. Gần

Mamsurov hôm (2/8/2011) tuyên bố, nhân dân ở khu vực ly khai khỏi Gruzia này sẽ bỏ phiếu về việc sát nhập với Nga. "Tôi không có bất kỳ nghi ngờ gì về kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề đưa Nam Ossetia gia nhập vào Nga nếu nó được tổ chức. Nhân dân Nam Ossetia sẽ trả lời câu hỏi đó một cách rất quả quyết”, ông Mamsurov cho hay”[125]. Nhà lãnh đạo Mamsurov nhấn mạnh, Nam Ossetia là một quốc gia độc lập và chỉ người dân của nước này mới có quyền đưa ra quyết định về tương lai của đất nước.

Trước đó, hôm 01/8/2011, khi được hỏi liệu Nam Ossetia có thể trở thành một phần của Nga hay không, Thủ tướng Vladimir Putin cũng đã trả lời, điều đó phụ thuộc vào quyết định của người dân Nam Ossetia.

Những phát biểu trên được đưa ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết kêu gọi Nga tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia và “rút quân chiếm đóng khỏi Abkhazia và Nam Ossetia."

Nếu điều này thực sự xảy ra thì nguy cơ xảy ra cuộc chiến mới giữa Nga và Gruzia là hầu như không thể tránh khỏi.

Còn trường hợp Ukraina, Mâu thuẫn giữa Nga – Ukraina cũng có điểm giống mâu thuẫn

Nga – Gruzia là Ukraina có tư tưởng thân phương Tây và muốn gia nhập NATO. Tuy nhiên

có điểm khác là chủ nghĩa dân tộc trong giới cầm quyền của Ukraina khá cao, có nguồn gốc từ lâu, muốn khẳng định mình có vai trò tương xứng với Nga và muốn tách ra khỏi người anh cả. Có lúc Nga đã thành công trong việc góp phần tăng cường vị thế của chính phủ do Thủ tướng Vikor Yanukovych đứng đầu, để đối đầu với thiên hướng ngả theo phương Tây của Tổng thống Vikor Yushchenko. Trong bối cảnh phe “da cam” lên nắm chính quyền, chủ trương gia nhập EU và NATO, Nga cũng góp phần làm cho dư luận xã hội Ukraina phản đối chủ trương đó với khoảng 60% dân số chống lại việc nước này gia nhập NATO.

Tuy nhiên quan hệ giữa Nga – Ukraina cho đến thời điểm này vẫn chưa có gì khả quan. Ngay cả khi Ông Viktor Yanukovich chủ tịch Đảng các khu vực – người có lập trường thân Nga lên làm Tổng thống Ukraina (01/2010) và cũng là nhân vật mà Liên bang Nga chờ đợi là “người của mình” để cải thiện mối quan hệ song phương của hai nước nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trong vòng hơn một năm kể từ lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Victor Yanukovich, quan hệ của Ukraina với Nga đẹp như một bản tình ca. Với việc ký Hiệp ước Kharkov, Ukraina đã gia hạn đồn trú cho Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crưm thêm 25 năm nữa, sau đó còn tuyên bố từ bỏ con đường gia nhập NATO và bắt đầu mở rộng quyền cho tiếng Nga tại Ukraina. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, bản tình ca đó đã biến

mất, chỉ còn lại những xung đột quyền lợi giữa hai bên. Câu trả lời có thể được tìm thấy bằng cách tìm hiểu bản chất của Đảng Các khu vực và cả chính quyền hiện nay nói chung. Chính quyền ấy là chính quyền tài phiệt. Ở Nga, không một nhà tài phiệt nào có quan hệ với Tổng thống như giới tài phiệt Ukraina. Ở Nga, đại diện cho đồng vốn lớn phải biết luồn lách để tránh bị một người trong cặp bài trùng cầm quyền ghét bỏ, trước hết là ông Putin. Còn tại Ukraina, ngược lại – Tổng thống phải luồn lách giữa các nhóm ảnh hưởng.

Mà giới tài phiệt Ukraina không có lợi, nếu có một chính trị gia ủng hộ Nga, vì sau khi Ukraina biến thành vệ tinh của Nga, các doanh nghiệp lớn ở Ukraina sẽ có nguy cơ bị các ông lớn của Nga vừa mạnh vừa được Chính phủ ủng hộ, nuốt chửng. Ngoài ra, tình hình kinh tế hiện nay tại Ukraina rất đáng buồn. Hiệu quả quản lý và tổ chức kinh doanh rất thấp. Ukraina và Nga dẫn đầu danh sách các nước có mức thuế quá cao và hệ thống thuế rắm rối.

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)