Đối với Gruzia

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 31)

Gruzia là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng trong không gian hậu Xô Viết, nằm sát biên giới phía Nam nước Nga – nơi Nga cần phải duy trì ảnh hưởng của mình, bởi nếu để Gruzia ngoài tầm kiểm soát và bị các thế lực phương Tây chi phối thì an ninh Nga sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xét dưới góc độ an ninh, khu vực Kavkaz luôn được Nga coi là “sân sau” của mình. Từ thời Sa hoàng, Kavkaz luôn là sườn phía Tây Nam vô cùng quan trọng đối với Nga (trong lịch sử của Nga, đây là con đường tiến xuống biển Đen và vùng Ba Tư, được thực hiện đầu tiên trong quá trình mở mang bờ cõi từ thời Piot đại đế). Kavkaz luôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các Đế chế Sa hoàng (ít nhất là khoảng 300 năm). Nếu khu vực này, cụ thể là Gruzia ngả hẳn về phương Tây, thậm chí gia nhập NATO, nước Nga hoàn toàn bị rơi vào tình trạng cô lập và tương lai của NATO tại Trung Á chắc chắn sẽ rất sáng sủa.

Tuy nhiên, một bất lợi rất lớn cho Nga đó là, Gruzia lại là một nước trong SNG có tư tưởng chống Nga mạnh nhất ngay từ khi còn nằm trong Liên Xô hay nói cách khác là có chính sách đối ngoại đối địch với Nga. Lịch sử mâu thuẫn giữa Nga và Gruzia bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc khi Gruzia luôn muốn thoát khỏi cái bóng của Nga, còn Nga lại luôn coi đây là “sân sau” cần duy trì ảnh hưởng của mình.

Gruzia từng là quốc gia độc lập cho đến năm 1801 khi vua George XIII yêu cầu Nga can thiệp để bảo vệ nước này chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong giai đoạn 3 năm sau Cách mạng tháng Mười (1918 – 1921), nước này lại giành được độc lập, đến năm 1922, một người con của Gruzia và là người đứng đầu nhà nước Liên Xô là Stalin đã đưa Gruzia gia nhập Liên bang. Khi Liên Xô sụp đổ, Gruzia lại một lần nữa tuyên bố độc lập. Liên minh dân tộc chủ nghĩa thắng trong các cuộc tuyển cử, song người đứng đầu đã bị lật đổ bằng bạo lực. Ông Shevarnadze lên làm Tổng thống trong một thời gian và muốn xây dựng một nhà nước độc lập, không phụ thuộc. Tuy nhiên, ông lại phải đối mặt với làn sóng ly khai ở Abkhazia. Tháng 8/1992, Xô viết tối cao Abkhazia ra tuyên ngôn độc lập và tuyên bố tách khỏi Gruzia. Gruzia dĩ nhiên là không chấp nhận điều đó. Một tuần sau khi Abkhazia tuyên bố độc lập, quân của chính phủ Gruzia đã tràn vào lãnh thổ Abkhazia. Nga muốn Gruzia gia nhập SNG, ngay lập tức tìm cách can thiệp vào xung đột. Cũng như vua George, ông Shevarnadze kết luận rằng “không có nhiều lựa chọn” và buộc phải quay sang nhờ sự giúp đỡ của Nga. Quân

đội Nga đã can thiệp và kết quả sau đó, Gruzia gia nhập SNG [57]. Người Gruzia vẫn cho rằng họ gia nhập SNG là do bắt buộc chứ không phải tự nguyện. Chính vì quan điểm bị “ép buộc” này, cộng với vấn đề tộc người ở vùng Bắc và Nam Ossetia (người Ossetia có mặt ở vùng Bắc Ossetia thuộc Nga và Nam Ossetia thuộc Gruzia), việc Nga mong muốn kiểm soát cả vùng Nam Ossetia đã kích động những nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Gruzia chống lại Nga. Chính những vấn đề đó làm cho quan hệ giữa Nga – Gruzia căng thẳng.

Mặt khác, động thái ngả hẳn về phương Tây trong chính sách đối ngoại của Gruzia cũng chính là nguyên nhân gây nên sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước. Ngày 25/10/1999, Tổng thống Gruzia – Shevarnadze công khai tuyên bố sẽ nộp đơn gia nhập NATO và đưa ra mốc thời gian là vào năm 2005. Trong thời gian này, tại Gruzia làn sóng chống Nga ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Tờ “Tin tức” ngày 27/10/1999 cho biết, ngày 26/10/1999, hàng trăm phần tử quá khích Gruzia đã tập trung trước cửa Đại sứ quán Nga ở Tbilisi hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Nga thối nát” và đốt cờ Nga. Trước đó, chính quyền Gruzia đã trục xuất viên tướng – Tư lệnh quân Nga ở nước Cộng hòa tự trị Adjaria. Các căn cứ quân sự của Nga ở Gruzia gần như những ốc đảo, các lực lượng tái thiết hòa bình của Nga ở giữa Gruzia và Abkhazia cũng như quanh thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia bị tấn công như cơm bữa, báo chí Gruzia dấy lên làn sóng bài xích người Nga [65, tr.10-12]. Những hành động này đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước rơi vào tình trạng “căng như dây đàn”.

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)