Đối với Belarus

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 25)

Do sự gắn kết về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, Belarus là nước có quan hệ hữu hảo nhất đối với Nga, hai nước đã có sự hợp tác qua lại cả về quân sự lẫn kinh tế. Trong bài báo của Phó

Thủ tướng Nga V.Serov đăng trên báo Độc lập ngày 25/4/1997 nhận xét: “Belarus là nước duy nhất ở SNG triệt để và công khai mong muốn liên minh với Nga. Đường lối đối ngoại của Belarus là hoàn toàn thân Nga”.

Khi Liên Xô sụp đổ, Belarus lâm vào khủng hoảng, tình trạng trì trệ về kinh tế, sự vắng mặt của các chương trình đầu tư nước ngoài đã khiến Belarus tiến lại gần với Nga hơn. Những nhà lãnh đạo Belarus hiểu rằng họ phải tận dụng mối quan hệ tốt đẹp trong lịch sử để dựa vào Nga, vào nguồn tài nguyên, năng lượng và viện trợ của Nga để phát triển kinh tế. Còn về phía Nga, Nga nhận thức rõ tầm quan trọng của Belarus. Belarus nằm ở một vị trí chiến lược, là quốc gia tiếp giáp với các nước Baltic, Ba Lan và Ukraina, là vùng đệm chiến lược của Nga. Do đó, Nga không muốn để nước này rơi vào tay những thế lực thù địch bên ngoài, gây nguy hiểm cho an ninh của Nga.

Xuất phát từ những suy nghĩ ở cả hai phía như vậy, hai quốc gia đã không ngừng đẩy mạnh quan hệ gắn bó với nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, hai nước đã có sự hợp tác rất chặt chẽ, Nga là bạn hàng lớn nhất của Belarus và Belarus cũng là bạn hàng lớn nhất của Nga trong cộng đồng SNG. Đến năm 1997, 80% số máy kéo hoạt động ở Nga được sản xuất tại nhà máy máy kéo Minsk. Tỷ trọng hàng hóa của Belarus cho nhu cầu quốc phòng của Nga chiếm 15%. Tại Belarus, có những hành lang giao thông vận tải nối với châu Âu. Đặc biệt là

trên lãnh thổ nước này có những đường ống dẫn dầu và khí nối nước Nga với các khách

hàng ở châu Âu.

Tháng 4/1996, Cộng đồng Nga – Belarus đã được thành lập và đến ngày 2/4/1997 tại

Matxcova, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko đã ký Hiệp ước về Liên minh Nga – Belarus. Trong khoảng thời gian này, hai bên đã thành lập Hội đồng tối cao, Nghị viện chung và Ban chấp hành của Cộng đồng. Hai bên thỏa thuận công dân hai nước có quyền ngang nhau, người Nga ở Belarus và người Belarus ở

Nga không phải là công dân nước ngoài. Ngoài ra, Hiệp ước về Liên minh Nga – Belarus

còn có một ý nghĩa đặc biệt khác. Đó là, trước kế hoạch mở rộng NATO về phía Đông thì Liên minh giữa Nga và Belarus là sự cảnh báo đối với Mỹ và phương Tây rằng, Nga sẽ có thể bố trí lại trên lãnh thổ Belarus hàng ngàn đầu đạn hạt nhân trước đây đã được rút khỏi Belarus sau khi Liên Xô tan rã, nếu như NATO cố tình dựng lên một bức tường mới giữa

Nga và phương Tây [9, tr.150]. Tháng 12/1998, hai nước thành lập Quốc gia liên minh

đến tháng 12/1999 là Nhà nước Liên bang Nga – Belarus. Mặc dù liên minh này đã gây rất

dần khống chế SNG, đồng thời chính những nhà cải cách kinh tế Nga đầu những năm 90 như tân phó Thủ tướng Anatony Chubais và Boris Nemtsov bày tỏ sự lo ngại trước những

chi phí tài chính trực tiếp mà người Nga phải gánh chịu cho việc liên minh với “một nước

Belarus lạc hậu và bảo thủ”, thì việc hợp tác tiến thêm một bước nữa cũng không thể bị dừng lại. Belarus cần sự bảo vệ và viện trợ của Nga, còn Nga cần sự đảm bảo về một vùng đệm an ninh của Belarus [68, tr.4-5].

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)