Chính sách của Liên bang Nga đối với SNG trong nhiệm kỳ Tổngthống D.

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 70)

2008)

3.2. Chính sách của Liên bang Nga đối với SNG trong nhiệm kỳ Tổngthống D.

Medvedev

Ngày 7/5/2008 tại Điện Kremlin, Tổng thống Vladimia Putin chính thức bàn giao chiếc ghế quyền lực này cho người kế nhiệm Dmitry Medvedev mà ông hoàn toàn tin tưởng.

Lên làm chủ điện Kremli với sự hậu thuẫn hoàn toàn của người tiền nhiệm. Nhìn chung chính sách đối ngoại của Nga dưới thời Tổng thống Medvedev về cơ bản cũng không có gì thay đổi so với chiến lược chung thời Putin. Đó là một đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, thực dụng và phục vụ lợi ích quốc gia là trên hết. Trong đó ưu tiên quan hệ với các đồng minh truyền thống SNG, coi trọng hợp tác với EU, Mỹ, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Ấn Độ và các diễn đàn an ninh khu vực. Nga kiên định chủ trương xây dựng một thế giới đa cực, trong đó Nga là một cực có vai trò và vị trí quan trọng. Nga vẫn sẽ sử dụng “ngoại giao năng lượng” như một công cụ để duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực không gian hậu Xô viết và châu Âu để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình [43, tr.11].

Khẳng định các nước SNG là đối tác ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Tổng

thống Dmitry Medveded thực hiện chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên của mình là tới

mối duyên nợ lịch sử, cũng như nhiều lợi ích ràng buộc nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Kazakhstan đã phát triển mối bang giao với cả phương Tây và Trung Quốc, một phần lý do họ nới lỏng dần mối thâm giao với Nga.

Sức hấp dẫn của Kazakhstan chính là trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào của nước này. Cùng với hai nước Cộng hòa Trung Á khác là Uzbekistan và Turmenistan, Kazakhstan đang là mảnh đất chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty Nga và phương Tây. Tuy nhiên, Nga sở hữu lợi thế đặc biệt lớn trước đối thủ vì có khả năng kiểm soát các tuyến đường xuất khẩu năng lượng của cả vùng Trung Á. Do vậy Kazakhstan đang tìm cách thoát dần khỏi sự kiểm soát này bằng việc tận dụng các tuyến đường xuất khẩu thay thế và tính đến khả năng xây dựng riêng cho mình các trung tâm xuất khẩu năng lượng. Nhằm tránh vuột mất nguồn lợi, Nga thuyết phục Kazakhstan ký thỏa thuận dài hạn về việc xuất khẩu dầu mỏ qua tuyến đường ống từ Baku (Azerbaijan) tới Novorossiysk, hải cảng chính của Nga tại Biển Đen. Bên cạnh đó, Nga còn duy trì vị thế là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Kazakhstan và sẽ là đối tác chính của nước này trong kế hoạch phát triển hải quân (hoạt

động trên vùng biển Caspien). Đó là bối cảnh chung trong chuyến thăm đầu tiên của tân

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Kazakhstan [128].

Phương hướng cơ bản trong chính sách của Nga đối với SNG là phát triển các mối quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên SNG. Tuy nhiên quan hệ thực tế với từng nước phải được xây dựng trên cơ sở nước đó công khai hưởng ứng hợp tác và họ sẵn sàng tính tới lợi ích của Liên bang Nga, trong đó có việc đảm bảo các quyền của người gốc Nga sống ở nước sở tại.

Nga chủ trương phát triển quan hệ nhiều mặt với các nước SNG, nhưng tập trung nỗ lực vào hai lĩnh vực chính là hợp tác kinh tế và hợp tác an ninh.

Về hợp tác kinh tế đa phương trong SNG, Liên bang Nga cho rằng đây là khía cạnh quan trọng nhất. Điều này được thể hiện ở sự phối hợp trong các lĩnh vực như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, vì những lĩnh vực này đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu người ở các nước SNG. Có thể coi việc thành lập Không gian kinh tế thống nhất trong SNG trước mắt chỉ có sáu nước tham gia, nhưng tương lai có thể mở rộng hơn là một giai đoạn phát triển mới của hợp tác kinh tế trong tổ chức SNG. Có nhiều khả năng xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và về hình thức sẽ được xây dựng theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU). Đáng chú ý là, quan hệ kinh tế – thương mại giữa Nga và các nước SNG sẽ không có yếu tố bao cấp như trước kia nữa, mà sẽ dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi và dựa theo nguyên tắc thị trường cho dù các đối tác

trong SNG có phản ứng tiêu cực đối với Nga (ví dụ điển hình là Ukraina và Belarus đã và sẽ tiếp tục không hài lòng khi Nga tăng giá bán dầu và khí đốt theo giá thị trường cho những nước này).

Bên cạnh việc duy trì tốt các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, Liên bang Nga đã tăng cường và thúc đẩy hợp tác về chiều sâu trong nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại và hợp tác đầu tư với các quốc gia trong Cộng đồng các quốc gia độc lập. Một trong những hướng ưu tiên được lựa chọn là đàm phán và sớm thỏa thuận với các nước SNG về mậu dịch tự do.

Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga Elvira Nabiullina cho biết, Hiệp định về mậu dịch tự do trong không gian các nước SNG hầu như đã được chuẩn bị, nhìn chung, đã được thống nhất và có thể ký trong thời gian tới. Đây là một văn kiện quan trọng mà mọi người mong đợi, nhất là về phía các doanh nghiệp của Nga và các nước SNG. Hiệp định này sẽ đảm bảo phát triển một cách có hiệu quả các mối quan hệ thương mại, tạo lập những điều kiện để lưu thông tự do hàng hóa trong khuôn khổ các nước SNG và là sự khởi đầu về chất của sự liên kết mới.

Bộ trưởng Elvira Nabiullina giải thích rằng: Hiệp định sẽ dành cho những quốc gia tham gia ký kết những tiêu chuẩn thương mại thống nhất, những biện pháp phòng vệ thương mại và các thể thức xử lý những tranh chấp phát sinh. Danh sách các nước tham gia vào khu vực mậu dịch tự do tại thời điểm này gồm có: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan,

Mondova, Tadjikistan và Ukraina. Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định được xác định

dựa trên các qui tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nó cũng rất quan trọng đối với cả Kyrgyzstan và Ukraina – những nước đã là thành viên chính thức của WTO. Hơn nữa, hiện nay, Nga lại là nước đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm gia nhập Tổ chức này.

Bộ trưởng Elvira Nabiullina nhấn mạnh rằng đối với Nga, phát triển quan hệ kinh tế – thương mại với các nước trong SNG là hướng ưu tiên và được minh chứng bằng những con số cụ thể. Nếu như trong thời kỳ khủng hoảng, kim ngạch trao đổi thương mại của Nga với các nước SNG giảm tới 36,2% thì trong 7 tháng đầu năm 2010, nó đã tăng tới 41% [127].

Hiệp định song phương về mậu dịch tự do hiện nay, được ký cách đây 20 năm, đã không phù hợp với nhiệm vụ hội nhập trong tình hình mới và các nước trên đã bày tỏ sự đồng thuận trong việc sửa đổi.

Vào tháng 7/2010, Liên minh Hải quan 3 nước Nga, Belarus và Kazakhstan đã được thành lập và đi vào hoạt động. Tuy ban đầu đã gặp phải không ít sóng gió, nhưng đến nay, về cơ bản đã được khai thông và guồng máy sẽ thực sự được vận hành từ ngày 1 tháng 1

năm 2011. Các chuyên gia cho rằng không loại trừ khả năng trên cơ sở khu vực mậu dịch tự do này, sẽ thành lập một Không gian hải quan thống nhất. Hơn nữa, vai trò của các thị trường liên kết khu vực trong nền kinh tế thế giới vào những năm gần đây sẽ được phát triển.

Đối với các nước Trung Á, Nga luôn coi là “sân nhà”, là hậu phương để thúc đẩy “gấu Nga” phát triển. Nga cho rằng, điều quan trọng nhất trong chiến lược của Nga tại Trung Á là bảo đảm vị trí khai thác, vận chuyển dầu mỏ, khí đốt tại Trung Á, đồng thời ngăn chặn không cho bất cứ một cường quốc nào giành được vị trí chiến lược tại đây. Việc Mỹ và Trung Quốc thâm nhập ảnh hưởng vào Trung Á và từng bước chiếm thị phần năng lượng của Nga chắc chắn vấp phải phản ứng của Nga, không chỉ về mặt ngoại giao mà còn có thể là thái độ cứng rắn trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Hiện tại Nga đang triển khai một số dự án trọng điểm như “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy phương Nam” tại Trung Á để đảm bảo vận chuyển khí đốt cung cấp cho châu Âu. Dự án “Dòng chảy phía Nam” – do Tập đoàn Gazprom làm chủ đầu tư – theo dự kiến sẽ được đưa vào khai thác từ năm 2015 với vốn đầu tư trên 20 tỷ Euro (Gazprom chiếm 8,6 tỷ Euro) để vận chuyển khí từ Trung Á và Nga đến các nước Nam Âu bằng đường ống đặt ngầm dưới Biển Đen với công suất 63 tỷ m3/năm [129].

Hợp tác an ninh là một nội dung quan trọng trong SNG. Trước việc NATO không những tiếp tục tồn tại, mà còn mở rộng ngay đến sát biên giới Nga và chủ nghĩa khủng bố quốc tế tiếp tục hoành hành, Nga càng coi trọng hơn việc củng cố khối đoàn kết SNG, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, do thái độ của các nước SNG có khác nhau về mức độ trong quan hệ với Nga, nên Nga đặt trọng tâm tăng cường quan hệ quốc phòng với một số nước, chẳng hạn ở cửa ngõ phía Tây là Belarus, ở Trung Á là Tadjikistan. Thành tựu cơ bản trong lĩnh vực này là

ngày 03 – 04/2/2009, Tổng thống Kyrgyzstan – Bakiev trong chuyến thăm Nga, ngày 3/2

tuyên bố với giới báo chí rằng Chính phủ Kyrgyzstan đã thông qua quyết định về thời hạn đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ tại Manas. Việc này nói lên Mỹ sẽ chấm dứt sự có mặt quân sự tại Kyrgyzstan, cũng chấm dứt cục diện Mỹ và Nga cùng có mặt quân sự tại Bishkek. Tổng thống Nga – Medvedev cho rằng Nga và Kyrgyzstan có trách nhiệm bảo vệ an ninh của khu vực Trung Á, hai bên sẽ cùng nỗ lực bảo đảm ổn định tình hình của khu vực. Hai nước sẽ ủng hộ và phối hợp hành động chống khủng bố tại khu vực này, đồng thời dự định tiến hành hợp tác với Liên minh chống khủng bố đứng đầu là Mỹ. Ông còn nhấn mạnh, quan hệ giữa Nga và Kyrgyzstan có tính chất liên minh đặc thù do đó việc 2 nước

này ký kết các văn bản hợp tác trong bối cảnh hiện nay là điều tất yếu [130]. Một ngày sau những tuyên bố trên, tại Moscow, 7 quốc gia (Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tadjikistan và Uzbekistan) đã thành lập một lực lượng xung kích hỗn hợp để có thể đối phó với tình thế bất ngờ. Giới phân tích cho rằng Điện Kremlin đang tìm cách đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực Trung Á.

Tiếp đó, 04/02/2010, Nga, Armenia, Belarus và 4 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tadjikistan và Uzbekistan, đã đạt thỏa thuận để thành lập một lực lượng bảo vệ an ninh. Lực lượng quân sự này sẽ tạo thêm sức mạnh cho liên minh CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh chung) vốn có ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga và cho đến nay chỉ là một diễn đàn để trao đổi ý kiến. Cũng trong thời gian này, Nga và Belarus cũng thành lập hệ thống quân sự hỗn hợp để canh chừng và bảo vệ không phận của mình.

Đối với vấn đề Nam Ossetia, Tổng thống D.Medvedev cũng có thái độ cứng rắn hơn. Ngày 26/8/2008, Tổng thống D.Medvedev đã ký sắc lệnh công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, hai tỉnh ly khai của Gruzia, là các quốc gia độc lập, một ngày sau khi Quốc hội Nga bỏ phiếu thông qua việc ủng hộ độc lập của hai vùng ly khai này, đồng thời kêu gọi các nước khác làm theo Nga. Động thái này đã làm cho Mỹ, EU bối rối và phản ứng quyết liệt. Hành động của Nga trước hết đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Gruzia trong cuộc chiến này, giấc mơ toàn vẹn lãnh thổ của Tbilisi gần như không thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đằng sau đó, là hành động trả đũa của Nga đối với Mỹ và phương Tây trong việc công nhận độc lập của Kosovo trước đó. Hiện nay quan hệ giữa Liên bang Nga và Gruzia vẫn căng thẳng, Mới đây nhất (03/8/2011) nhà lãnh đạo Nam Ossetia tuyên bố sẽ sát nhập với Nga [126]. Nếu điều này xảy ra một cuộc chiến mới giữa Nga – Gruzia hầu như không thể tránh khỏi.

Một vấn đề nữa mà Tổng thống Medvedev cũng rất quan tâm là sự mở rộng của NATO tới Gruzia và Ukraina. Nếu NATO kết nạp hai nước láng giềng này của Nga, mọi quan hệ hợp tác có thể sẽ bị phá hủy. Và nếu phương Tây tiếp tục chính sách này, Medvedev và các lãnh đạo khác của Nga sẽ phải phản kháng. Chính quyền Medvedev tiếp tục dùng “chiếc thòng lọng” khí đốt để buộc Ukraina tham gia vào Liên minh hải quan – một tổ chức quy tụ không gian kinh tế của ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan, tuy nhiên với tư tưởng ngả về phương Tây và mong muốn gia nhập EU thì cuộc chiến khí đốt giữa Nga – Ukraina vẫn còn tiếp diễn.

Một phần của tài liệu chính sách của liên bang nga đối với cộng đồng các quốc gia độc lập (sng) tư 1992 đến 2008 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)