Tình hình tổ chức vốn SXKD của Công ty CP thương mại Gia Phạm năm 2013:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty CP Thương mại Gia Phạm (Trang 33)

2013:

Tương ứng với một quy mô kinh doanh là một lượng vốn nhất định. Mỗi lượng vốn lại có những nguồn hình thành khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty CP thương mại Gia Phạm trong năm 2013 được biểu hiện qua cơ cấu vốn và nguồn hình thành, đồng thời so sánh với năm 2012 qua biểu 02: Tình hình tổ chức VKD của Công ty năm 2013 (Trang bên):

Năm 2013 tổng số vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể: Tổng VKD tăng 441.241.000đ so với năm 2012. Trong đó:

- Năm 2013, VLĐ là 2.964.433.000đ chiếm 52,56% tổng VKD và tăng so với năm 2012 là: 67.081.000đ tương ứng tỷ lệ tăng 2,32% và tỷ trọng giảm là 3,17%. Như vậy, xét về số tuyệt đối thì VLĐ tăng hơn so với năm 2012, song xét về số tương đối thì VLĐ giảm 3,17%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của VLĐ (2,32%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ (16,26%).

- VCĐ là 2.675.593.000đ chiếm 47,44% trong tổng VKD và tăng so với năm 2012 là 374.160.000đ tỷ lệ tăng 12,26%, tỷ trọng tăng 3,17%, do trong năm công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho ngành in và phục vụ cho công tác quản lý.

- Như vậy quy mô của Công ty tăng là do cả VCĐ và VLĐ đều tăng, vì năm 2013 Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và tăng thêm TSLĐ để mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh. Hơn thế nữa năm 2013 Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lớn với khách hàng do đó đã tăng lượng dự trữ hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên vật liệu cho lĩnh vực in và vật liệu, hàng hoá cho lĩnh vực nội thất. Hàng tồn kho năm 2013 là: 964.532.000đ chiếm tỷ lệ 32,54% trong VLĐ, tăng thêm 182.103.000đ tương ứng tỷ lệ tăng 23,27% so với năm 2012. Mặt khác, do các khoản phải thu đã tăng lên cũng làm cho vốn lưu động tăng lên đáng kể. Trong lĩnh vực in Công ty CP thương mại Gia Phạm sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu chỉ được mua về cho từng đơn đặt hàng. Hơn nữa trong sản xuất công ty áp dụng khoán theo định mức cho từng khâu, trường hợp sử dụng nguyên vật liệu lãng phí, hỏng hoặc vượt định mức công nhân sẽ phải bồi thường. Do đó, nguyên vật liệu dự trữ tăng là biểu hiện tốt mà không sợ bị tồn đọng vốn ở khâu này. Thực tế trong thời gian qua, thông thường khi ký kết hợp đồng khách hàng sẽ ứng trước một khoản tiền và sẽ thanh toán toàn bộ sau một thời gian nhất định sau khi nhận đủ số hàng. Do vậy số lượng vốn của Công ty trong thanh toán có thể bị chiếm dụng lớn nhưng hầu như đều được thu hồi đúng hạn và không có khoản phải thu nào chuyển thành nợ khó đòi. Còn trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt nội thất sau khi ký kết hợp đồng khách hàng đặt tiền trước nhưng quá trình lắp đặt nội thất diễn ra trong thời gian dài và sau đó mới đi vào nghiệm thu nên quá trình thu hồi vốn sẽ lâu. Còn trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch thì vòng quay lưu động vốn lại rất nhanh khách hàng thường thanh toán ngay sau khi kết thúc hay hoàn thành hợp đồng và không có nguyên vật liệu tồn kho. Như vậy, cùng với quy mô sản xuất tăng và doanh thu tiêu thụ là tăng thêm nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, các công trình lắp đặt dở dang tăng và được bù trừ cho nhau trong lưu thông tài chính nên được coi là hợp lý.

- VCĐ trong năm 2013 chủ yếu tăng ở thời điểm cuối năm do Công ty đầu tư thêm một số thiết bị gia công trong lĩnh vực in và một số thiết bị thiết yếu cho việc lắp đặt nội thất. Cùng với sự biến động về cơ cấu vốn như vậy, nguồn hình thành vốn của Công ty năm 2013 cũng có sự biến động như sau:

Nợ phải trả của công ty năm 2013 tăng 72.587.000đ tương ứng tăng 7,08%, tỷ trọng giảm 0,26%. Nợ phải trả của công ty tăng là do nợ ngắn hạn của công ty tăng: cuối năm 2013 nợ ngắn hạn của công ty là 898.372.000đ, tăng 72.587.000đ tỷ trọng tăng 1,29% còn nợ dài hạn thì không có biến động. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 thì nợ ngắn hạn tăng là do khách hàng đã ứng trước tiền hàng và do công ty nợ tiền khi mua nguyên vật liệu và nợ thuế.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 là: 4.541.654.000đ chiếm 80,53% trong tổng nguồn vốn tăng hơn so với năm 2012 là 368.654.000đ với khoản lãi chưa chia tăng 368.654.000đ được sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển cả về lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực kinh doanh còn lĩnh vực du lịch tuy mới được đầu tư đưa vào hoạt động song đã đạt được kết qủa khá khả quan, mặc dù nguồn vốn để đầu tư vào mở rộng chưa nhiều song với phương hướng như hiện nay kết hợp với một số thông tin khai thác thị trường sẽ đem lại cho công ty những bước tiến mới và ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trường.

Qua số liệu tính toán ở hai biểu ta thấy:

* Về tổ chức vốn: Trong năm 2013, Công ty chủ yếu tìm nguồn tài trợ thông qua việc trích khấu hao, giảm trả trước cho người bán, tăng khoản trích lập các quỹ, giảm hàng tồn kho. Trong năm công ty đã trích lập các quỹ với số tiền là: 368.654.000đ, chiếm 36% trong tổng số nguồn vốn huy động được. Đây là nguồn vốn lớn nhất mà công ty đã huy động được. Trong năm công ty đã giảm hàng hoá tồn kho với số tiền là 173.251.000đ, chiếm 16,92% tổng số nguồn vốn huy động được, qua thực tế cuối năm công ty đã bán được một số đồ dùng nội thất có giá trị làm giảm lượng hàng tồn kho. Từ đó cho thấy, trong năm công ty đã chú trọng công tác trích lập quỹ, tăng nguồn vốn khấu hao và tăng nguồn vốn của mình thông qua việc chiếm dụng vốn của người bán mặc dù vốn công ty chiếm dụng được nhỏ hơn rất nhiều so với vốn công ty bị chiếm dụng. Trong năm 2013 công ty cũng đã xắp xếp lại VLĐ trong các khâu bằng việc giảm bớt tiền mặt tại quỹ, giảm bớt khoản phải thu của khách hàng, tăng chiếm dụng vốn của người bán, tăng khoản trả trước của người mua, tăng thuế phải nộp chưa đến hạn, tăng phải trả phải

nộp khác. Điều đó cho thấy Công ty có xu hướng tăng hệ số nợ do đó rủi ro về tài chính của công ty có xu hướng tăng. Song, việc tăng hệ số nợ vẫn được đánh giá là tốt nếu hiệu quả sử dụng VKD của công ty là cao và vì hiện tại hệ số nợ của công ty còn rất thấp. Và Công ty đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn thông qua việc trích lập các quỹ.

Sự biến động của nguồn vốn của công ty như trên là hợp lý hay chưa ta cần xem xét việc công ty đã sử dụng nguồn vốn đã huy động được như thế nào, có hợp lý hay chưa.

* Về sử dụng vốn:

Trong tổng 1.023.854.000 đ mà công ty đã huy dộng được thì có 482.660.000đ, chiếm 47,14% dùng để mua sắm thêm TSCĐ, tăng thêm quy mô SXKD của công ty. Đây là khoản lớn nhất được sử dụng trong tổng nguồn vốn mà công ty đã huy động được. 1 phần vốn huy động được công ty đã dùng để mua sắm thêm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: 141.252.000đ, ứng với 13,8%, 1 phần trả nợ ngân hàng: 100.000.000đ chiếm 9,77% và một phần tăng chi phí SXKD dở dang: 214.102.000đ, chiếm 20,91%. Từ đó cho thấy công ty đã dùng phần lớn vốn huy động được vào việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho SXKD, dự trữ sản xuất và trả nợ ngân hàng.

Để có kết luận chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty ta cần xem xét tình hình nợ phải trả của công ty qua : Tình hình nợ phải trả của công ty năm 2013

Trong các khoản nợ của công ty thì khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2013 phải trả cho người bán là: 383.107.000đ tương ứng bằng 34,88% tổng nợ phải trả của công ty và tăng so với năm 2012 là 48.548.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 14,51%, tỷ trọng tăng 2,27%. Sở dĩ khoản phải trả người bán tăng là do công ty phải trả 1 khoản nợ vay ngắn hạn là 100.000.000đ và nợ ngắn hạn còn được dùng để tài trợ cho nhu cầu sử dụng VLĐ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và thầu thêm các đơn đặt hàng mới trong khi đó các đơn đặt hàng cũ lại chưa thanh toán được. Nhìn chung trong năm 2013 nợ ngắn hạn của Công ty CP thương mại Gia Phạm có biến động song biến động không lớn và biến động nợ ngắn hạn tăng nhưng biến động về phải thu các khoản vốn lưu động tăng cao hơn

nên tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhanh.

Thuế và các khoản phải nộp NSNN của công ty năm 2013 cũng tăng. Cuối năm 2013 là 90,854.000đ, tăng 47.812.000đ ứng với tỷ lệ tăng 111,08%, tỷ trọng tăng 4,07%. Do trong năm công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng làm tăng khoản phải nộp ngân sách và Công ty đã tận dụng nguồn vốn này để bổ sung cho nhu cầu VLĐ tăng thêm. Đây là khoản mà công ty có thể chiếm dụng mà không phải trả lãi do chưa đến hạn phải nộp. Song công ty cần phải hiếu rõ tính chất tạm thời của nguồn vốn này để từ đó có kế hoạch sử dụng và trả nợ phù hợp.

Đối với khoản người mua trả trước: Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 57.722.000đ với tỷ lệ tăng 68,2% và tỷ trọng 4,71%. Khoản này tăng cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao vì vậy sau khi ký hợp đồng khách hàng đã đồng ý ứng trước một phần tiền hàng cho công ty làm tăng VLĐ tạm thời cho công ty. Đây là khoản mà công ty chiếm dụng tạm thời và không phải trả lãi nên công ty cần thực hiện đúng hợp đồng đã ký: sản phẩm sản xuất phải đúng chất lượng, mẫu mã và thời gian giao hàng phải đúng hợp đồng. Nếu không sẽ làm giảm uy tín của công ty và công ty có thể bị mất bạn hàng.

Phải trả phải nộp khác cuối năm 2013 là 82.047.000đ chiếm 7,47% tổng nợ, tăng 18.505.000đ so với năm 2012 ứng với tỷ lệ tăng là 29,12%, tỷ trọng tăng 1,27%.

Đối với khoản phải trả công nhân viên: Tính đến thời điểm cuối năm 2012 và 2013 thì công ty không còn khoản nợ nào đối với người lao động trong công ty. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm rất nhiều đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, song một mặt cho thấy công ty cũng chưa tận dụng tối đa nguồn VLĐ tạm thời này mà không phải trả chi phí.

Từ những phân tích trên đã đánh giá khái quát về tình hình tổ chức VKD của Công ty CP thương mại Gia Phạm ta sẽ xem xét tình hình quản lý và sử dụng VKD của công ty trong năm 2013.

2.2.3.Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của Công ty CP thương mại Gia Phạm.

2.2.3.1 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2013:

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty CP thương mại Gia Phạm nên VCĐ của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số VKD. Năm 2013 VCĐ của công ty là: 2.675.593.000đ chiếm 47,44% trong đó chủ yếu đầu tư cho TSCĐ. Hơn nữa đây cũng là cơ sở tạo ra năng lực sản xuất cho công ty. Vì vậy cần xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Sự biến động của TSCĐ năm 2013 được phản ánh qua bảng số liệu Biểu 06: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2013 (trang bên)

Tính đến cuối năm 2013, tổng TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình đang sử dụng, chủ yếu là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, phương tiện vận chuyển và thiết bị văn phòng. Trong đó:

Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 1.993.196.000đ chiếm 65,86% trong tổng TSCĐ. Do lĩnh vực chính của công ty là in nên máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là tương đối phù hợp. Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động được ba năm mà ngay từ đầu công ty đã mua sắm đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại vì vậy trong 3 năm nay thì tỷ lệ tăng giảm về TSCĐ của công ty là không đáng kể.

Phương tiện vận tải dùng cho hoạt động kinh doanh vận chuyển và quản lý 682.132.000đ chiếm 22,54% trong tổng TSCĐ. Phương tiện vận tải của công ty chủ yếu phục vụ cho hai lĩnh vực nội thất và du lịch mà hai lĩnh vực này của công ty còn chưa phát triển nên phương tiện vận tải của công ty chưa phát huy được hết công suất, vì vậy năm 2013 công ty không đầu tư thêm phương tiện vận tải mà chỉ tăng công suất hoạt động để tránh tình trạng lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Thiết bị quản lý văn phòng và thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế quảng cáo là 350.810.000đ chiếm 11,6% trong tổng TSCĐ. Loại tài sản này chủ yếu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế và du lịch nên thường có giá trị thấp.

Nhìn chung về số tương đối tăng với tỷ lệ cao song xét về số tuyệt đối thì số tăng là không đáng kể so với các công ty trong cùng lĩnh vực In vì quy mô của công ty còn quá nhỏ so với các công ty khác trong cùng ngành. Vì vậy hiện tại kết cấu TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý do đặc điểm kinh doanh cuả công ty là vừa kết hợp sản xuất, vừa kinh doanh thương mại và dịch vụ. TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị lớn vì tính đặc thù của sản xuất, yếu tố tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm, biểu hiện năng lực của công ty và TSCĐ dùng cho kinh doanh thương mại và dịch vụ có giá trị thấp hơn do tính đặc thù của kinh doanh. Song, để có thể phát triển và có chỗ đứng trên thị trường thì công ty không thể cứ duy trì quy mô như cũ mà công ty cần phấn đấu huy động vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô SXKD. Từ đó tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Ta thấy cuối năm TSCĐ của công ty tăng lên do công ty đã tập trung đầu tư thêm một số máy móc gia công, máy móc thiết kế phục vụ cho việc sản xuất in để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quá trình in. Nhưng để đánh giá được sự biến động của TSCĐ là hợp lý hay chưa cần phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty

Cùng với việc phân tích sự biến động của TSCĐ như trên và qua số liệu về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đã cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty. Tại thời điểm năm 2013 giá trị còn lại tính chung cho toàn bộ TSCĐ của công ty cũng như từng loại TSCĐ là tương đối cao. Cũng như phân tích ở trên qua biểu số 06 thì TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị cao hơn so với các loại tài sản khác chứng tỏ công ty sau khi thành lập đã đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại dùng cho công nghệ sản xuất in, sau một thời gian hoạt động sản xuất đi vào ổn định công ty đã tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực ngành nghề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty CP Thương mại Gia Phạm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w