Không quên độc giả Yêu đề tài

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 110)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.4.Không quên độc giả Yêu đề tài

Viết "nhiều loại sách cho nhiều hạng độc giả Nguyễn Hiến Lê bao giờ cũng "phải nghĩ đến độc giả của mỗi loại sách, viết sao cho họ hiểu được, nếu

cần thì phải chú thích". [22;tr.l63]

Quan điểm "bình dân", "đại chúng" đó không phải nhà văn nào cũng dễ dàng có được, nhất là ở đô thị miền Nam trước 1975. Viết cho rắc rối, khó hiểu, hào nhoáng, cao siêu... cũng đã từng là những "mốt" phổ biến dạo nào. Khổ nỗi, những kiểu "loè" ấy không phải là không gây nên những tác dụng nhất định đối với người đọc trẻ tuổi. Với Nguyễn Hiến Lê thì hoàn toàn khác. Viết sách, ông "chỉ nhắm mục đích tự học và giúp độc giả tự học".

Chính vì thế, cũng là viết về văn học Trung Quốc, mà bộ Đại cương Văn

học sử Trung Quốc thuộc loại phổ thông, được trình bày như một cuốn sách

giáo khoa; khác hẳn các bộ Chiến Quốc sách, sửký Tư Mã Thiên thuộc loại biên khảo viết cho những độc giả đã hiểu biết ít nhiều về Trung Hoa. Tương tự như vậy, cuốn Để hiểu văn phạm đơn giản hơn so với Khảo luận về ngữ pháp

Việt Nam; Hương sắc trong vườn văn có nội dung sâu sắc hơn Luyện văn...

Nguyễn Hiến Lê cũng hiểu rất rõ sự đa dạng về độ tuổi, tầng lớp, sở thích của nhiều hạng độc giả nhưng ông vẫn trung thành với hướng đi của mình. Không đến nỗi ồn ào kiểu "best seller" nhưng khó mà thống kê được bao nhiêu vạn

bản Đắc nhân tâm đã được xuất bản và tái bản. Và nếu tính cả tủ sách "Học

làm người" của Nguyễn Hiến Lê đã đến với bao nhiêu độc giả thì chúng ta hẳn phải thừa nhận là đã có một sự gặp gỡ tối ưu giữa sở thích của đông đảo độc giả với một hướng khai thác đề tài đụng đắn của nhà văn.

Tính chết "tối ưu" đó biểu hiện ở chỗ: hướng khai thác của nhà văn vẫn trùng khớp với một sở thích, một nhu cầu biểu hiện của chính nhà văn; vẫn không phản bội hoặc chệch hướng hoạt động, rời xa mục tiêu, mục đích mà nhà văn đã xác định.

Từ năm 1953, khi mở nhà xuất bản và chỉ xuất bản những tác phẩm của chính mình, Nguyễn Hiến Lê đã tạo ra một kiểu mẫu mới lạ về cách thức tồn tại của một nhà văn chuyên nghiệp. Nếu chỉ vì mục đích kinh tế, Nguyễn Hiến Lê có thể "lăn xả " vào thị trường chữ nghĩa và có lẽ sẽ làm giàu nhanh chóng chẳng kém gì ai. Ông thừa khả năng và uy tín để làm điều đó và ông cũng biết vậy nhưng ông đã không làm:

Tôi biết có đề tài viết ra, bán sẽ rất chạy, nhưng tôi nhất định không viết, vì tôi không thích (chẳng hạn đời của hạng người như

Thành Cát Tư Hãn, Hitler); hoặc vì tôi thấy có hại cho độc giả (như

tư tưởng của nhóm Hiện sinh ở Au mà tôi cho là không hợp với dân

tộc mình, xã hội mình lúc này).[22; tr.164 - 165]

Nguyễn Hiến Lê đã giải thích rõ về lòng yêu đề tài của mình:

Có thích vấn đề nào thì tôi mới viết. Thấy vui trong khi viết, bấy nhiêu đủ cho tôi rồi. Khi viết tiểu sử danh nhân, tôi lựa những nhà có tâm hồn đẹp, có công với nhân loại, tôi gom góp càng nhiều tài liệu về họ càng tốt (...), tìm hiểu những đau khổ, gắng sức, thành bại của họ, sống với họ rồi rung động kể lại cuộc đời của họ để làm gương cho đời; tóm lại tôi thực tâm yêu quý những vị mà tôi viết (...). Phải chính mình thích cái gì mình viết thì độc giả mới thích nó được.[22;

tr.164]

Nói "lấy ngắn nuôi dài" thì e có vẻ sản xuất quá nhưng thực tế, nhờ sự phát triển đúng đắn và hiệu quả của loại sách giáo dục - văn hóa Học làm

người, Nguyễn Hiến Lê mới có thể rảnh tay để chăm sóc, để thủy chung với

mảng đề tài văn học, triết học của mình.

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 110)