Kiên nhẫn luyện văn

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 73)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2.Kiên nhẫn luyện văn

Năm 1953, trong lần xuất bản đầu tiên, cuốn Luyện văn I của Nguyễn Hiến Lê có nhan đề là "Cách viết và sửa văn". Thực ra, cuốn sách bàn về "cách viết" là chính. Do đó, khi xuất bản cuốn II và III của bộ sách trên (năm 1957), Nguyễn Hiến Lê đã bổ sung thêm phần "sửa văn" và bỏ nhan đề cũ, thay bằng hai chữ "Luyện văn" vì "luyện" vốn đã hàm nghĩa "sửa chữa" rồi.

Cuối lời tựa của cuốn Luyện văn (II và III, Nguyễn Hiến Lê nhấn mạnh:

"Muốn luyện văn thì phải kiên nhẫn, tốn công, hứng tuy có ích mà không cần

bằng sự cần cù ". [28 ; tr.9]

Đã là nhà văn, dù chuyên hay không chuyên, một khi đã có dự tưởng sáng tác về một đề tài nào đó thì anh ta có thể sẽ phải sống trong một tình trạng căng thẳng thường xuyến. Cái chân dung còn quá mơ hồ của ý định sáng tạo đó cứ chập chờn ẩn hiện, thấp thoáng đâu đó rất khó nắm bắt. Đó có thể là những chi tiết, hình ảnh, cảm giác, ấn tượng nào đấy chưa thật định hình rõ rệt trong đầu nhà văn. Đó là cái "màu mốc" cứ bám lấy tâm trí Flaubert khi ông định viết cuốn Bà Bôvary, là cái "âm điệu" nào đó cứ ngân vang trong đầu Maiakovski cho dù nhà thơ chưa có những ý nghĩ, lời lẽ, hình ảnh cụ thể gì. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã gọi cái mơ hồ, chưa rõ ràng đó là "phản ứng đầu tiên, trinh nguyên, chân thực của tâm hồn nghệ sĩ trước những hiện tượng cụ thể

của cuộc sống". [7; tr. 116]

Rồi đến một lúc nào đó - thường là ngẫu nhiên, trong đầu nhà văn bỗng lóe lên một "tia chớp". Cái cảm giác, hình ảnh, âm điệu hay ý nghĩ từng ám ảnh nhà văn giờ đây bỗng sáng rõ một cách lạ lùng. Nhà văn cảm thấy mình bị cuốn hút vào đó, thấy mình hưng phấn, muốn bắt tay vào sáng tác ngay. Cái giây phút "euréka" đó được gọi là cảm hứng.

"Hứng" hay "cảm hứng" ở đây chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ,

"tình trạng phấn chấn về tinh thần giúp cho người ta thấy rõ, thấy nhanh

nhiều vấn đề theo một hướng tập trung, phát hiện được nhiều điều mới, thực

Tựa một chất xúc tác mãnh liệt cho ý đồ và sáng tạo, là chất men sáng tạo, cảm hứng có mối liên hệ với tưởng tượng. Puskin thốt lên; "Hỡi cảm hứng tươi trẻ, hãy làm xúc động trí tưởng tượng của ta, làm tỉnh giấc ngủ của tâm hồn

ta..." [62 ; tr.178] Sức mạnh kỳ lạ của cảm hứng cũng khó có thể được giải

thích đến nơi đến chốn. Từ thời cổ đại, Platon đã coi cảm hứng là một thứ

"cuồng loạn" đặc biệt trong sáng tác. Chateaubriand nhớ lại: "Thần hứng đã

đến với tôi, và tôi bắt đầu lẩm bẩm những câu thơ". Gogol thì cảm thấy "có

một nhân vật vô hình nào đấy viết ở trước mặt tôi bằng một chiếc gậy cố quyền

lực thần kỳ". Còn Dostoievski thì thấy cảm hứng tựa "một sức mạnh huyền bí

của thiên giới", đến "làm ngời sáng" những trang viết của ông... [62 ; tr. 179]

Tuy vậy, cảm hứng sáng tạo chỉ bùng lên trong một khoảng ngắn của thời gian rồi lại chóng vánh ra đi. Tính chất bột phát nhưng không bền của nó dễ làm nhà văn... cụt hứng và thường phải loay hoay, chật vật rất lâu sau đó mới bắt đầu trở lại được. Sự chờ đợi cảm hứng một cách thụ động đã làm giảm sút rất nhiều hiệu năng sáng tác. Stendhal tự nhận "đã bỏ phí mười năm của cuộc

đời một cách ngu xuẩn vì cứ chờ cảm hứng". [62; tr.190] Biết rõ làm việc mà

thiếu đi cảm hứng sẽ rất khó thành công nên một số nhà văn đã cố sức níu kéo, phục hồi hoặc đi tìm cảm hứng mới. La Fontaine thường làm thơ giữa cảnh thiên nhiên, tìm hứng bên một khu rừng hay cạnh một dòng suối, thường suốt ngày ngồi dưới gốc cổ thụ, vẻ đăm chiêu như một nhà tu khổ hạnh. Andersen cũng thường thơ thẩn trong rừng để đi tìm những câu chuyện cổ tích của mình. Một số nhà văn phải tìm đến sự trợ lực thường xuyên của các chất kích thích. Trà đặc, thuốc lá, cà phê đậm, bia rượu... được sử dụng như những phương tiện gây hứng. Trước 1945, ở nước ta, một số văn nhân thi sĩ cũng nổi hứng kéo nhau đi "nhậu nhẹt, hút xách, đập phá ở Khâm Thiên, rồi nắm tay nhau cười nói bổ bô, nện giày cộp cộp giữa Hàng Ngang, Hàng Đào, cho rằng có vậy

nguồn thơ mới tới ..."(ì) [28;tr.44]

Thực ra, "con đường hiệu nghiệm để đạt được cảm hứng là sống sâu sắc, tập trung, tha thiết với vấn đề đang ám ảnh mình, lao động một cách cần mẫn,

kiên trì. Không nên chờ cảm hứng đến mới làm việc". [7; tr.l 16— 117]

Flaubert nói : "Cảm hứng là ngồi vào bàn làm việc đúng giờ quy định". Ông không mấy tin tưởng vào cảm hứng và còn cho rằng đó chỉ là

"lối khiêu vũ đeo mặt nạ của trí tưởng tượng". A.France cũng dí dỏm cho rằng

"ngọn lửa cảm hứng" ở ông "rất ôn hòa, đun nước cũng chẳng sôi đâu..." [62;

tr.190]

Kinh nghiệm sáng tác của nhiều nhà văn chứng tỏ rằng cảm hứng thường đến trong quá trình làm việc:

Làm việc, suy ngẫm, đi sâu vào tư liệu, rồi sẽ có thích thú, có cảm hứng. Cảm hứng thường có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với những tác phẩm có dung lượng nhỏ như bài thơ, truyện ngắn, bài tùy bút. Đối với những tác phẩm dài hơi như trường ca, tiểu thuyết thì không thể trông chờ nhiều vào cảm hứng. Cảm hứng chỉ kích thích, tạo đà, còn bao nhiêu việc phải làm tỉ mỉ, vất vả mới hoàn thành được tác phẩm.

Chúng ta có thể không ngờ vực gì về những thanh âm của một giọng nữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao "như từ cõi xa xanh kia vọng xuống" đã giúp nhà thơ Hoàng Cầm viết nên

những dòng lấp lánh tuyệt đẹp của bài Bên kia sông Đuống. Chính tâm trạng đau đớn đến rụng rời khi nghe tin quê nhà bị giặc tàn phá đã đánh thức cả một vùng tâm linh văn hóa Kinh Bắc trong nhà thơ vụt òa dậy và nhà thơ như đắm chìm trong trạng thái huyền hoặc của không gian mộng du đó để viết một mạch đến tờ mờ sáng là xong cả bài thơ. Nhưng giả sử nếu Hoàng Cầmlà người viết tiểu thuyết thì sao? Có lẽ cảm hứng ban đầu đó còn phải được tiếp nối với rất nhiều công đoạn nhọc nhằn tỉ mỉ khác về cốt truyện, diễn biến, hệ thống chi tiết, lời nói, tâm trạng nhân vật v.v... Thật xác đáng khi Jean Prévost chỉ dừng lại ở mức xác nhận tác dụng "gây men" của cảm hứng: "Tôi không cho hứng là một năng lực bí mật hoặc một phấn khích vô thức nó đọc những câu thơ cho thi sĩ chép lại, mà là những nguyên nhân thúc đẩy thi sĩ viết, lựa đầu đề, âm

tiết và hình ảnh". [28; tr.ll]

Dành trọn hai chương đầu của Luyện văn (II và III) để giới thiệu quan niệm sáng tác "năm phần trăm hứng, chín mươi lăm phần trăm còn lại là công

phu" mà Edgar Poe đã viết trong bài Triết lý sáng tác (The philosophy of

composition), Nguyễn Hiến Lê muốn khẳng định một sự thực khắt khe của nghề văn: "Không có gì làm, đẹp mà làm mưu đuợc" (J. de Maistre). Công phu tìm kiếm âm thanh, từ ngữ, hình ảnh, kết cấu, cách

Luận vãn thạc sĩ khoa học ngữ văn

-76-

thể hiện tình cảm cho bài thơ Con quạ (The raven) của Edgar Poe thật đáng nể. Nó làm thay đổi hẳn cách nghĩ của chúng ta về khả năng sáng tác dễ dàng của các nhà thơ lớn.

Đọc hai chương ấy, ta có thể phê phán khuynh hướng sáng tác quá coi trọng hình thức, kết cấu (từ "composition" còn có nghĩa là "kết cấu") của Edgar Poe nặng phần giả tạo, lấn át tâm tình tự nhiên. Ta cũng có thể cho rằng 18 điệp khúc âm vang, du dương, nhiều biến hóa đa dạng của bài Con quạ là một công trình đầy tiểu xảo, chỉ may nhờ tài năng của nhà thơ mà không đến nỗi hóa ra vô vị. Nhưng điều đáng quý, đáng để suy nghĩ là Edgar Poe đã cung cấp cho người đọc biết được cụ thể quá trình xây dựng tác phẩm của mình, tỉ mỉ phân tích từng bước của trình tự công việc để người đọc có thể hình dung được phần nào nỗi nhọc nhằn của người sáng tác. Đại để, ý đồ sáng tác bài thơ Con quạ đã được Edgar Poe "thiết kế" và "thi công" như sau :

(1) Muốn viết một bài thơ đẹp, giọng thơ buồn đến ảo não, bi thảm.

(2) Phải có một điểm "kích thích" mang tính nghệ thuật: một điệp

khúc ngắn, đơn điệu về âm thanh nhưng đa dạng về cảm xúc, ý

nghĩa.

(3) Bài thơ phải gồm nhiều đoạn, cuối mỗi đoạn là một điệp khúc.

(4) Tiếng lặp lại trong mỗi điệp khúc ở cuối đoạn phải là một âm

vang, ngân, diễn tả được ý buồn (tổ hợp âm "OR" và từ

"nevermore" - không bao giờ nữa - đã được chọn).

(5) Chọn đầu đề thích hợp với điệp khúc (con quạ - một loài vật biết nói tiếng người, tỏ ra thích hợp nhất với từ "nevermore").

(6) Tìm ý chính (một thiếu nữ lìa đời và người yêu than khóc

nàng).

(7) Xác định cấu trúc thích hợp (hỏi - đáp: người than khóc hỏi và con quạ sẽ đáp).

(8) Viết đoạn "buồn nhất" trước, đặt ở cuối bài, lấy đó làm chuẩn

(9) Chọn khung cảnh thích hợp (căn phòng bài trí đẹp, nhiều kỷ vật, tĩnh mịch, con quạ tránh mưa, đập vào ô kính cửa

số...)

Quả là tỉ mỉ: từ số câu, số đoạn, sự dài ngắn của điệp khúc, âm hưởng của tiếng... đều được tính toán trước với độ chuẩn xác toán học! Sáng tác theo tinh thần của chủ nghĩa hình thức - kết cấu như vậy thì cái "hồn thơ" Á Đông làm sao dung nạp được! Tuy nhiên, ít nhất cũng có đến 2 điểm rút ra được từ cách sáng tác của Edgar Poe: Một là, cảm xúc chủ đạo mà nhà văn muốn tác động đến người đọc phải được tập trung thể hiện nhất quán, xuyên suốt từ ý tưởng, hệ thống âm thanh, hình ảnh đến thể văn, độ dài văn bản, cách bố cục... Hai là, trong một bài văn, bài thơ ngắn, nếu sự quan trọng dồn cả vào một vài âm (Edgar Poe gọi là "điệu chính"), vài chữ (thơ cổ quen gọi là "nhãn tự") thì sự sắp xếp, cân nhắc để tô đậm, tạo sự nổi bật cho nó là hết sức cần thiết.

Thế nhưng, điều quan trọng nhất đối với chúng ta vẫn là ý thức được cái công phu đẽo gọt của những nghệ sĩ bất hủ:

Đừng lấy mình mà xét người, thấy mình viết cẩu thả ra sao, tưởng cố nhân cũng viết dễ dàng như vậy. Có khi một bài văn hay thơ vài trang giấy mà phải xây dựng tốn công hơn là cất cả một tòa lâu đài. Cũng phải họa cái bản đồ trước, định kích thước cho mỗi phần một cách tinh xác như nhà toán học, rồi lựa nguyên liệu, pha trộn, nhào nặn, phá đi cất lại năm lần bảy lượt mới thành một tác

phẩm tự nhiên, không lộ một dấu vết gắng sức nào cả". [28 ;tr. 38]

Từ khi bản thảo được viết xong trong dạng đầu tiên cho đến khi chính thức được xuất bản để ra mắt công chúng là cả một chuỗi dài những thay đổi. Trừ một số văn bản thơ, rất hiếm khi bản thảo tác phẩm được viết liền một mạch mà không phải sửa chữa gì. A. Dumas, tác giả của Ba người lính ngự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lâm, có lẽ là một trường hợp ngoại lệ: Ông đọc cho thư ký chép liền một mạch

xong luôn bản thảo và cứ thế cho in mà không cần sửa chữa, thêm bớt gì nữa. Thật ra, đó là trường hợp tự nhẩm, sửa trước trong đầu thật hoàn chỉnh rồi mới đọc ra thành lời, một kiểu sáng tác quen thuộc của Voltaire. Nhưng đọc một hơi xong cuốn truyện như A.Dumas thì quả là ít thấy. Dù sao, những giai thoại kiểu "ỷ mã vạn ngôn", "thất bộ thành thi"...

cũng chỉ là giai thoại. Điều đáng quan tâm là, cũng tương tự như kiểu "đánh cờ nhanh", nếu không sẵn có một nội lực dồi dào, tinh nhạy, một sự nung nấu từ trước, nhà thơ lấy gì để "xuất khẩu thành thi" và lấy gì làm chắc là sẽ dễ dàng tránh được những sai sót?

Hầu hết các nhà văn lớn đều là những người tốn rất nhiều công sức trong việc tự sửa văn. Từ Buffon, La Fontaine, Montesquieu đến V.Hugo, Balzac, Chateaubriand, và nhất là Flaubert, những nhà văn nhà thơ nổi tiếng đó đều là những tấm gương về sự kiên nhẫn luyện văn. Người ta thường kể về những bản thảo của V.Hugo hiện còn lưu giữ trong nhà bảo tàng mang tên nhà văn

"đã cho hậu thế thấy công phu tìm những tiếng tinh xấc, những vần lạ lừng,

những hình ảnh mới mẻ, những màu sắc linh động của ông". [28 ; tr. 48] V.

Hugo làm việc đều đặn như một công chức, nghĩ được ý nào thì ghi ngay lên giấy rồi mới cặm cụi bôi xóa, thêm bớt, làm cho bản nháp tầm thường, nhạt nhẽo ban đầu dần dần mạnh mẽ, đậm đà, rực rỡ hẳn lên. Nhưng một khi bản thảo đã giao cho nhà in, ông không ngó ngàng tới nó nữa mà dành hết tâm trí cho tác phẩm kế tiếp, khác hẳn với Balzac.

Sửa văn như Balzac thật là một cực hình. Suốt 20 năm, ổng viết được trung bình mỗi năm hai cuốn. Bản thảo được Balzac viết một hơi, dễ dàng, trôi chảy, không vấp váp gì và giao ngay cho nhà in. Nhưng khi thợ in sắp chữ xong, gởi bản in thử cho ông sửa thì cực hình bắt đầu: Balzac "không để nguyên một hàng nào cả, có khi viết lại cuốn sách từ đầu đến cuối; mà đâu phải một lần đã xong, ít nhất là bốn năm lần, có cuốn cả chục lần như tiểu

thuyết Eugénie Grandet đã làm tâm thần ông suy kiệt, đến nỗi ông thất vọng,

gần hóa điên, muốn đốt hết cả đi". [28 ; tr.49] Có lẽ Balzac là nhà văn để lại

nhiều giai thoại nhất về sự túng quẫn phải "viết như cái mấy để trả nợ", về sự tự ép buộc phải "uống cà phê đặc, ngâm chân vào nước hột cải" để viết thâu đêm suốt sáng... Ngay lúc bị bệnh, bác sĩ bảo phải nghỉ, ông bực bội đáp:

"Nghi !Ai mà chẳng biết toa thuốc đó! Nhưng làm sao mà nghi được?" [21 ;

tr.5]

Tuy vậy, khi bàn về tính kiên nhẫn, công phu đẽo gọt và sửa chữa bản thảo thì hầu như toàn bộ văn hào xưa nay đều phải nhường bước trước Gustave Flaubert, nhà văn nổi tiếng Pháp mà nhà nghiên cứu A.Albalat đã gọi là "Đức

mẫu nhà văn suốt đời đau khổ vì chữ nghĩa: ngày nào cũng ngồi vào bàn viết ít nhất là mười tiếng đồng hồ. Trung bình năm năm ông mới hoàn thành một cuốn, có khi một tuần lễ chỉ xong có hai trang. Ông thường kể lể nỗi khổ đó:

"Tôi mới chép lại tất cả những trang tôi viết từ đầu năm (...), thế là được mười

ba trang, không hơn không kém: 13 trang trong 7 tuần!" Hoặc: "Buổi tối, sau

khi tự thúc vào hống, tôi viết được có vài hàng, mà sáng hôm sau coi lại thấy

nó tệ quá". [28 ; tr.53]

Công phu mài giũa bản thảo của Flaubert thật đáng nể phục: Từ vài ý chính ban đầu, ông diễn chúng thành câu. Những câu này vụng về đến nỗi nhiều người ngờ rằng ông không có tài viết. Rồi ông sửa chữa, dò dẫm thử chữ này chữ khác, đổi cách diễn, đảo lên đảo xuống, và trang giấy "đen ngòm những nét nguệch ngoạc, câu, móc, gạch, xóa; nên ông phải chép lại cho dễ thấy. Như vậy, sáu lần, tám lần, mười lần; sau cho thư ký chép lại lần cuối cùng để ông sửa lại lên trên bản đó, và bây giờ thì văn ồng hoàn toàn là một

viên ngọc quý không vết". [28 ; tr.54]

Chúng ta có thể lấy làm tiếc là ở các thế kỷ trước, các nhà thơ lớn của nước ta như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Phan Huy ích, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... hầu như chẳng để lại những cứ liệu nào về sự dụng công trong tác phẩm của các cụ. Hẳn là những "thôi xao" đó nghiệt ngã hơn nhiều so với những gạch xóa, thêm bớt ương văn chương hiện đại. Nhờ

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 73)