Lập nhà xuất bản, chuyên tâm hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 34)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.6.Lập nhà xuất bản, chuyên tâm hoạt động văn hóa

Dù còn quyến luyến ít nhiều với nghề dạy học, cuối tháng 11 năm 1953, Nguyễn Hiến Lê dứt khoát thu xếp để lên Sài Gòn. Mang theo các bản thảo chưa in, một cái rương sách cùng số tiền dành dụm được trong mấy năm dạy học và viết sách, Nguyễn Hiến Lê đi chào bác Ba, lẳng lặng lên xe đò rời Long Xuyên.

Trở lại Sài Gòn lần này, Nguyễn Hiến Lê mang tâm trạng của một người lập lại cuộc đời với hướng đi đã được xác định. Xin lại được căn nhà cũ ở số 50 Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Hiến Lê bắt tay vào việc ngay. Hai căn phòng hẹp phía ngoài dành cho bà Lê mở lớp dạy kèm trẻ em tiểu học và mẫu giáo, còn căn phòng phía trong được gần 20 mét vuông, ông cho

(1)Nguyễn Hiến Lê cho vợ con tản cư về Giá Rai, Bạc Liêu từ cuối năm 1944. Năm 1946 bị cướp Miên lấy hết tư trang, bà Lê phải đưa Nhật Đức (lúc đó mới 8 tuổi) về lại Sài Gòn, một mình kiếm sống bằng nghề cắt may, dạy kèm trẻ để nuôi con đi học lại. Trong mấy kỳ hè sau đó, bà có đưa Nhật Đức về Long Xuyên để Nguyễn Hiến Lê kèm cho con trai học hè.

sửa sang để vừa làm chỗ ăn, chỗ tiếp khách, chỗ ngủ vừa dùng làm chỗ viết sách của mình và chỗ học cho con!

Khi quyết định giã từ nghề dạy học để chuyên sống bằng nghề viết sách và xuất bản, Nguyễn Hiến Lê đã tính toán kỹ. Nếu tự xuất bản lấy và nếu mỗi năm viết được 3 cuốn sách, mỗi cuốn độ 200 ưang, bán được chừng 2, 3 ngàn bản thôi, thì vẫn có thể "sống ung dung với cây viết", "tuy mệt nhưng được tự

do, chăng phải tùy thuộc ai". [23;tr.316] Vì thế, cho dù có người can ngăn, kể

cả lời khuyên thân mật của nhà thơ Đông Hồ, Nguyễn Hiến Lê vẫn không chùn bước.

Do chỉ xuất bản tác phẩm của chính mình, không mua tác phẩm của ai, Nguyễn Hiến Lê không phải xin phép, không phải đóng môn bài, nhưng Nguyễn Hiến Lê cũng lấy tên mình để đặt tên cho nhà xuất bản. Giữa năm 1954, Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê ra đời. Năm đó, Nguyễn Hiến Lê 42 tuổi.

Cuốn sách "đầu lòng" của Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê là cuốn Tự học

để thành công, Đây là cuốn hướng dẫn cách học khi đã rời ghế nhà trường (bổ

túc cho cuốn Kim chỉ nam của học sinh - dùng khi còn đi học) nên nội dung rất thực tế: cách tự học, cách đọc sách, cách học ngoại ngữ, tự học bằng cách viết sách và dịch sách ...Vì là cuốn sách ra mắt của nhà xuất bản mang tên mình, Nguyễn Hiến Lê cho in ở đầu sách mấy lời "phi lộ " để giới thiệu phương châm hoạt động của nhà xuất bản mà cũng là tâm nguyện và mục đích viết của ông trong những năm đầu cầm bút:

Bốn năm trước, trong bài tựa cuốn Đắc nhân tâm, chúng tôi

đã tự vạch một chương trình hoạt động: viết những sách để giúp các bạn thanh niên bổ túc nền giáo dục ở nhà trường, vì chúng tôi nghĩ học đường chỉ dạy ta cách học và khi ở trường ra ta mới bắt đầu học, học cho tới suốt đời, học để hành, hành để học.

Nay lập nhà xuất bản, chúng tôi có mục đích tiếp tục thực hiện chương trình đó một cách có hiệu quả hơn. Những sách chúng tôi dự định xuất bản thuộc nhiều loại, nhưng hết thảy đều có tính cách chung này là không cách biệt với đời sống mà trái lại, rút bài học ở ngay trong đời sống để thanh

niên hiểu thêm đời, hầu sống một cách đầy đủ hơn.[22;tr.H7-118] Tháng 8 năm 1954, khi 3000 cuốn Tự học để thành công vừa in xong và cho phát hành thì hiệp định Genève đã ký kết từ 20 tháng 7 rồi. Năm trước, sách Nguyễn Hiến Lê (của Nhà xuất bản P.Văn Tươi) bán khá chạy ngoài Bắc, nay vừa mở nhà xuất bản thì thị phần đã bị thu hẹp ít nhất là một phần ba rồi! Tuy vậy, cuốn Tự học để thành cổng vẫn bán được đều đều và chỉ mấy tháng sau, Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê đã cho ra mắt Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười,

một tác phẩm du ký- biên khảo đặc sắc, thường được coi là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Hiến Lê. Từ đó, Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê cứ đều đặn cho ra đời mỗi năm ba, bốn đầu sách và ngày càng có tiếng là một nhà xuất bản đứng đắn, chiếm được lòng tin yêu của đông đảo độc giả thanh niên, sinh viên, học sinh cũng như các bậc cha mẹ và giới tri thức.

Khác với số đông những người làm nghề xuất bản thường chạy theo mục đích kinh doanh và lợi nhuận, Nguyễn Hiến Lê dừng lại ở mức độ mỗi năm chỉ xuất bản 3, 4 cuốn sách của chính mình mà thôi. Nhờ có kế hoạch từ trước và khéo xếp đặt công việc, Nguyễn Hiến Lê tốn rất ít thời gian, công sức cho viếc xuất bản. Điều quan trọng nhất là Nguyễn Hiến Lê đã chủ động dành được thì giờ để tập trung viết lách và chủ động xuất bản được những cuốn mình thích dù biết trước là bán sẽ không chạy. Năm 1955, Nguyễn Hiến Lê cho in bộ Đại

cương văn học sử Trung Quốc (gồm 3 cuốn), một bộ sách gói ghém tâm tình,

công sức của Nguyễn Hiến Lê và bác Ba Phương Sơn trong những năm ở Tân Thạnh và Long Xuyên.(1)

Vợ dạy học, chồng viết sách, làm việc cật lực suốt năm, sáu năm trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn, dần dà cuộc sống gia đình đã từng bước được ổn định và Nguyễn Hiến Lê thực sự rảnh tay để chuyên tâm vào sáng tác. Năm 1957, ông bà Nguyễn Hiến Lê đã gởi Nguyễn Nhật Đức học ngành thương mại ở Paris, Pháp. Năm 1960, mua được ngôi nhà số 12/3C đường Kỳ Đồng, Nguyễn Hiến Lê đã có được một khoảng không

(1)Việc sắp chữ Hán để in hồi đó rất tốn công. Năm 1956, 3 cuốn của bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc mới được in xong. Lời đề từ xúc động của bộ sách hướng về người mẹ đã khuất của Nguyễn Hiến Lê. Sách in xong, Nguyễn Hiến Lê mang ngay một bộ về Long Xuyên để biếu bác Ba Phương Sơn.

yên tĩnh, thuận lợi hơn cho cổng việc viết lách và nhất là cho sức khoe đã có nhiều dấu hiệu giảm sút của mình.

Bước vào làng văn và hoạt động xuất bản, Nguyễn Hiến Lê có nhiều dịp để gặp gỡ giới văn nghệ sĩ, trí thức cũng như mở rộng các mối quan hệ khác. Đó là niềm vui, là vinh hạnh, thậm chí là cơ hội mà nhiều người phải tranh thủ. Nhưng Nguyễn Hiến Lê thì không như vậy. Thuộc vào lớp những nhà văn chịu ảnh hưởng Tây học nhưng tâm hồn, cốt cách, phong thái ứng xử của Nguyễn Hiến Lê vẫn nghiêng về phía Nho học nhiều hơn, đậm hơn. Ba người bạn văn thân nhất của Nguyễn Hiến Lê là Đông Hồ, Hư Chu, Giản Chi. Cả ba đều biết chữ Hán và đều giữ được ít nhiều phong cách nhà Nho, tuy thân mà không vồn vã, ồn ào. Tri kỷ nhất của Nguyễn Hiến Lê là Đông Hồ, thân thiết nhất là Hư Chu và thân mật mà trân trọng nhất là Giản Chi. Với lớp bạn già xê xích nhau năm bảy tuổi, mối giao tình của Nguyễn Hiến Lê cũng thật trọn vẹn. Tuy ít được gặp nhau nhưng vẫn thường đọc văn thơ, bài viết của nhau và thường xuyên thư từ cho nhau. Đó là trường hợp của Đông Xuyên, Quách Tấn, Tương Phố, Vi Huyền Đắc, Phạm Phú Hoài Mai, Tùng Tử, Học Năng, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Bạt Tuy, Trương Văn Chình, Vương Hồng Sển, Lê Thọ Xuân, Nguyễn Văn Hầu. Nguyễn Hiến Lê cũng rất thân với Võ Phiến, Nguyễn Hữu Ngư, Lê Ngộ Châu trong nhóm Bách Khoa. Danh sách các bạn văn, bạn nghề thân sơ của Nguyễn Hiến Lê còn có thể kéo dài hơn nhiều với Bàng Bá Lân, Đoàn Thêm, Trần Thúc Linh, Paul Schneider (Xuân Phúc), Nguyễn Huy Khánh, Thiên Giang, Toan Anh, Đỗ Bằng Đoàn, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Võ Hồng, Châu Hải Kỳ, Dã Lan, Nguyễn Đăng Liên, Đàm Quang Hậu... số văn hữu xa gần gởi văn thơ, tác phẩm biếu tặng hoặc nhờ Nguyễn Hiến Lê nhận xét, góp ý cũng rất nhiều. Đặc biệt, trong số bạn bè của ông có đến cả chục người đều là bác sĩ có tiếng: Lê Văn Ngôn, Huỳnh Kim Bửu, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Hữu Phiếm, Trần Văn Bảng, Nguyễn Hữu Vị, Liêu Thanh Tâm, Trần Ngọc Ninh... Cả Đỗ Hồng Ngọc và Nguyễn Chấn Hùng nữa - hai vị bác sĩ lúc ấy hẵng còn trẻ, tự coi Nguyễn Hiến Lê là thầy học và Nguyễn Hiến Lê coi hai người như bạn vong niên.

Vốn ít đi lại, giao du, Nguyễn Hiến Lê hầu như túc trực thường xuyên bên bàn viết theo một thời biểu nhất định. Nguyễn Hiến Lê quý

thời gian và công việc, điều đó đã rõ. NhưngNguyễn Hiến Lê cũng rất quý sức khoẻ. Bệnh tật đã ngăn trở ông nhiều. Chứng loét dạ dày đã hành hạ ông dai dẳng suốt ba mươi mấy năm. Lao phổi đã trói ông nửa năm điều trị trong điều kiện thuốc men còn hạn chế của những năm sáu mươi. Rồi tim mạch, căng thẳng thần kinh, mất ngủ, trĩ, thận cùng một lô các bệnh khác của tuổi già! Nguyễn Hiến Lê đã chọn cách làm việc thật điều độ, ăn ngủ đúng giờ giấc để "chiều lòng" sức khoe vì nếu "chiến đấu với nó", lần nào ông "cũng thấy thua"

Cũng chính vì không hiểu rõ tình trạng sức khoe của Nguyễn Hiến Lê, nhiều người cho rằng ông sống quá cách biệt, tự cao, khinh người; họ lại càng hiểu lầm khi thấy ông từ chối không tham gia các hội đoàn, tổ chức, không dự các cuộc họp mặt, gặp gỡ thân mật này khác. May mà bằng hữu thân quen hoặc những người có dịp tiếp xúc với ông vài lần đều thấy điều đó, hiểu và thông cảm cho ông. Và để bù lại, hình thức thư từ được ông triệt để sử dụng như một lợi khí giao tiếp. Nhiều nhất và thắm thiết nhất là trên trăm lá thư với nhà thơ Đông Hồ. Hầu như mỗi ngày Nguyễn Hiến Lê đều nhận được gần chục lá thư của bạn văn, độc giả. Thư ai, ông cũng phúc đáp, trả lời chu đáo, không bỏ sót lá nào.

Rất ít khi bước ra khỏi nhà nhưng Nguyễn Hiến Lê vẫn nắm thông tin, thời sự hàng ngày rất sát qua báo chí và radio. Ông đặt mua dài hạn nhiều báo và tạp chí trong nước lẫn nước ngoài. Cho nên, dù không có chân trong ban biên tập của một tờ báo hay cơ quan ngôn luận nào, Nguyễn Hiến Lê vẫn thường có tiếng nói kịp thời trên các tạp chí Bách Khoa, Mai, Tin Văn, Văn,

Tân Văn... để bày tỏ thái độ, quan điểm của mình trước thời cuộc và dư luận.

Tất nhiên, đó phải là những vấn đề chạm đến "vùng đề tài ưa thích" của ông - một "vùng tâm" lẫn "vùng biên" khá rộng với đủ các khu vực của học thuật, văn chương, văn hóa, giáo dục.

Hai mươi năm kể từ sau khi lập nhà xuất bản (1955 - 1975) là 20 năm "làm việc tích cực" của Nguyễn Hiến Lê. Các khu vực đề tài mà Nguyễn Hiến Lê đã đột phá từ mấy năm trước giờ đây được tiếp tục mở rộng, đào sâu hơn. Từ loại "Tổ chức công việc" đến phương pháp giáo dục trẻ em, từ các tác phẩm khá đa dạng của loại sách "Học làm người" đến một loạt sách tiểu sử danh nhân vừa chọn lọc tiêu biểu vừa có tác dụng

giáo dục sâu sắc, mảng sách "chủ công" này đã nâng cao uy tín của Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê và đồng thời cũng là mảng đề tài đưa tên tuổi Nguyễn Hiến Lê đến với đông đảo độc giả nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đà đó, Nguyễn Hiến Lê có điều kiện đi vào mảng đề tài ưa thích nhất của mình: văn học Trung Quốc, kỹ thuật viết văn, các bài học về lịch sử dân tộc và thế giới... Nhiều cuốn trong mảng này được coi là tác phẩm chính của Nguyễn Hiến Lê và đã khẳng định tài danh của nhà nghiên cứu, biên khảo, phê bình Nguyễn Hiến Lê: Đông kinh nghĩa thục

(1956); Hương sắc trong vườn văn (1962); Khảo luận về ngữ phấp Việt Nam (1963); Cổ văn Trung Quốc (1966); Chiến Quốc sách (1968); Sử ký

Tư Mã Thiên (1970), Tô Đông Pha (1970); Bán đảo Ả Rập (1969)...

Triết học Trung Quốc là một khu vực mới mẻ nhưng ngày càng hấp dẫn Nguyễn Hiến Lê một cách sâu sắc. Lúc đầu chỉ là một tập mỏng :

Nho giáo, một triết lý chính trị (1958). Nhưng sau những ngày cộng tác

hứng thú và hiệu quả với Giản Chi trong công trình Đại cương triết học

Trung Quốc (1965), Nguyễn Hiến Lê dần dần đào sâu hơn với Nhà giáo

họ Khổng (1972); Liệt tử và Dương tử (1972); Mạnh tử (1975). Ở thời

điểm 30/04/1975, Nguyễn Hiến Lê đã có bản thảo bộ Trang tử và đương soạn chung với Giản Chi về Hàn Phi tử Tuân tử.

Dịch thuật vốn là một hứng thú lớn của Nguyễn Hiến Lê. Gần phân nửa số lượng tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là sách dịch. Quan điểm, thái độ, phương cách dịch thuật của Nguyễn Hiến Lê cũng nhiều vẻ. Với những loại sách về tri thức văn hóa, tự luyện đức trí, ông có lối biên dịch khá thoáng. Nhưng với các tác phẩm văn chương, Nguyễn Hiến Lê tôn trọng cao tinh thần cùng bút pháp của nguyên tác nhưng cũng tán thành lối chuyển ngữ sáng tạo, Việt hóa ở những chỗ cần thiết. Trước khi hiện tượng "sách dịch" trở nên ồn ào, rầm rộ như một nạn... dịch ở Sài Gòn mấy năm 1972, 1973 thì các dịch phẩm nghiêm túc, điêu luyện của Nguyễn Hiến Lê đã định vị trong lòng người đọc rồi: Kiếp người

(S.Maugham, 1962); Chiến tranh và hòa bình (L.Tolstoi, 1968); Chiến

Quốc sách (1968); Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu (A.Paton, 1969);

Sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống của Nguyễn Hiến Lê không gặp những xáo trộn lớn. Sách của ông được lưu hành bình thường. Đến thăm ông sau ngày giải phóng có nhà văn Nguyễn Văn Bổng (Trần Hiếu Minh), nhà báo Nguyễn Huy Khánh, Thiên Giang... Một số nhà văn, nhà nghiên cứu, bạn cũ ở Bắc của Nguyễn Hiến Lê có dịp vào Nam cũng tìm đến thăm ông: Nguyễn Kim Thản, Như Phong, Nguyễn Đổng Chi, Đào Duy Anh, Vũ Tuân Sán, Nguyên Thạch Giang, Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Hướng Minh... Được mời dự một số buổi tọa đàm, đại hội về văn hóa, văn nghệ do Thành phố tổ chức với tư cách một nhân sĩ, trí thức yêu nước, Nguyễn Hiến Lê có phần miễn cưỡng nhưng cũng thẳng thắn trao đổi, góp ý về học thuật. Trong mây bài báo viết sau giải phóng của Nguyễn Hiến Lê, bài Góp ý về việc thống nhất tiếng Việt (đăng trên

Sài Gòn giải phóng chủ nhật, 12/9/1976) tuy ngắn nhưng gây được sự chú ý của

độc giả cả nước.

Trong hai năm đầu sau giải phóng, Nguyễn Hiến Lê dành nhiều thời gian cho việc đọc sách, báo miền Bắc và ông tỏ ra có thiện cảm với mảng khảo cứu sử học, văn học hơn là mảng sáng tác. Rồi, vẫn theo phong cách làm việc kiểu... Nguyễn Hiến Lê, ông lần lượt "lôi" cả chục bản thảo chưa in ra để sửa chữa, hoàn chỉnh: Tôi tập viết tiếng Việt; Đời nghệ sĩ; Con đường thiên lý; Một mùa hè vắng bóng chìm; Lịch sử văn minh Trung Quốc; Trang tử...

Công việc khảo cứu về các triết gia Tiên Tần lại được ông tiếp tục như đã dự định từ trước. Năm 1974, Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi đã cùng phân công nhau biên soạn hai cuốn Tuân tử Hàn Phi tử. Những biến đổi sâu sắc từ sau ngày 30/4/1975 hình như cũng không tác động mấy đến "hợp đồng học thuật" giữa hai ông già - Nguyễn Hiến Lê đã 65 tuổi, Giản Chi hơn ông 6 tuổi- nên đến năm 1976 thì 2 cuốn đó hoàn tất. Và chỉ trong vòng 3 năm sau đó, từ năm 1977 đến 1979, Nguyễn Hiến Lê đã khẩn trương biên soạn xong được năm công trình đáng kể: Mặc học; Lão tử; Khổng tử; Luận ngữ; Kinh Dịch. Trong đó Kinh

Dịch là cuốn được Nguyễn Hiến Lê biên soạn công phu nhất, khai thác được

nhiều ý mới mẻ, thực tế và lạc quan từ cuốn sách nổi tiếng là một kỳ thư này. Viết xong cuốn Kinh

Dịch(ỉ), Nguyễn Hiến Lê thấy nhẹ người vì theo kế hoạch, đây là "cuốn cuối

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 34)