Lựa chọn bứt pháp

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 93)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.4.Lựa chọn bứt pháp

Thuật ngữ "style" trước đây thường được dịch là "bút pháp" với cách hiểu có phần tương đồng với khái niệm "phong cách" hoặc "văn phong". Hiện nay, cách hiểu các khái niệm trên đã rõ ràng hơn: phong cách có nội dung rộng nhất và mang tính hệ thống hơn cả so với "bút pháp" hoặc "văn phong". Bút

pháp nghiêng về "cách viết", "lối viết" - những yếu tố của phong cách; còn văn

phong lại được hiểu là "lề thói" hoặc "phong độ" viết văn.

Nguyễn Hiến Lê coi trọng sự lựa chọn bút pháp ở nhà văn. Những biểu hiện đa dạng, lý thú về mối quan hệ giữa bút pháp với cá tính, khí chất của nhà văn đã khiến Nguyễn Hiến Lê đi đến chỗ nhấn mạnh vai trò quyết định của cá tính trong sự hình thành bút pháp. Và cũng từ những trình bày, tự đánh giá về tính chất tự nhiên, thành thực trong bút pháp của chính mình, Nguyễn Hiến Lê đã hết mực đề cao sự bình dị, xem "bình dị" như một yêu cầu, một phẩm chất rất khó đạt được trong bút pháp của nhà văn, dẫu là nhà văn có tài.

Theo Nguyễn Hiến Lê, có thể chia làm ba "hạng" bút pháp ở nhà văn: hạng tự tạo một bút pháp đặc biệt, không giống một ai; hạng chịu ảnh hưởng rất đậm của một bực thầy và theo đúng bút pháp của thầy; hạng thứ ba là hạng có một bút pháp tự nhiên.

Ở hạng thứ nhất, có thể kể đến La Bruyère (thế kỉ XVII) và Marcel Proust (thế kỉ XX) trong văn học Pháp. Một người có lối văn cô đọng, dùng những câu rất ngắn, gần như châm ngôn; một người lại dùng những câu rất dài, xen nhiều mệnh đề phụ để phân tích tỉ mỉ tâm lý con người, miêu tả mọi nét đặc biệt của một cảnh vật. ở nước ta, khoảng 1930, Hoàng Tích Chu tạo ra một lối viết bằng những câu cụt ngủn, trái với lối văn nặng nề của Phạm Quỳnh. Những năm 50, 60, Hư Chu và Mai Thảo cũng cố tạo cho mình có một bút pháp riêng. Hư Chu (1923 - 1973) chịu ảnh hưởng cổ văn, thường dùng những từ ngữ cổ và cú pháp biền ngẫu. Rất chú trọng đến nhạc tính, Hư Chu sử dụng những câu ngắn có những vế nhỏ đối nhau, cứ một vế bổng lại tới một vế trầm, giọng văn cứ đều đều lên xuống. Mai Thảo đặc biệt hơn, bỏ cả ngữ pháp để có một lối viết bị chê là "làm duyên làm dáng" kiểu "...đã dư thừa làm hứng cho

Lưu Trọng Lư thơ " hoặc "Yêu chùa Hương cách một ngọn suối, ngăn một triền

núi, cao một mênh mông, thấp một thăm thẳm." [22; tr.156 - 157]

Hạng thứ hai chịu ảnh hưởng rất đậm bởi một nhà văn nổi tiếng và bắt chước theo bút pháp của nhà văn ấy. Đó là trường hợp của nữ sĩ Mộng Tuyết với nhà thơ Đông Hồ, Nguyễn Thị Vinh với nhà văn Nhất Linh.

Chiếm số lượng đông nhất là hạng nhà văn có một bút pháp tự nhiên. Nguyễn Hiến Lê tự xếp mình vào hạng này và đưa ra một nhận xét khá thú vị:

Tôi nhận thấy trong số các bạn văn của tôi, người nào to lớn bệ vệ thì văn nặng nề; người nào nhanh nhẹn nóng nảy thì văn nhẹ nhàng, sắc bén; người nào hóm hỉnh thì văn tươi; người nào kiểu cách thì văn bóng bảy mà đa xảo; tóm lại cá tính sao thì bút pháp như vậy. Tôi gọi như vậy là bút pháp tự nhiên. Cá tính nào cũng có điểm dễ thương, không hoàn toàn xấu thì bút pháp cũng

có thể có ưu điểm, miễn là thành thực. [22; tr. 157- 158]

Từ năm 1965, trong bài "Bút pháp và cá tính", Nguyễn Hiến Lê đã quả quyết:

Chính cá tính quyết định bút pháp. Mà cá tính thì do bẩm sinh, và tùy thể chất một phần lớn, một phần nữa chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, của sự tu luyện. Cho nên tôi có thể nói rằng bút pháp của ta đã định trước từ khi ta chưa tập viết, chưa biết viết: nó là vóc người, là dáng đi, là nhịp điệu của hơi thở, là sự tuần hoàn trong huyết quản, là sự tác động của các hạch nội tiết. Tất nhiên càng sống thì tư tưởng có thể càng tiến, kỹ thuật có thể càng già, nhân sinh quan có thể thay đổi, nhưng giọng văn, lối viết thì không thay đổi mấy, vẫn nhận ra được. Thơ của Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương chẳng hạn, ngày nay vẫn giữ được những nét riêng của mõi nhà từ thời trước; mà những nét riêng trong thơ ấy chính là những nét riêng trong tính tình, thể chất của mõi nhà...

Nguyễn Hiến Lê cũng đưa thêm một dẫn liệu bản thân: cuốn du ký Để

Thiên Đế Thích viết từ 1943, mãi đến năm 1968 mới xuất bản, nhà văn Võ

Phiến đọc và nhận xét rằng trong 25 năm đó, văn của ông "không có gì thay đổi ". Tuy vậy, cách nhìn vấn đề của Nguyễn Hiến Lê tỏ ra không hề cứng nhắc:

Đứng về phương diện khoa học, không có cá tính nào là xấu, mà đứng về phương diện nghệ thuật, không có bút pháp nào là bản nhiên dở. úy mị có vẻ đẹp của nó, hùng hồn có sức lôi cuốn của nó; đẽo gọt là một nghệ thuật mà tự nhiên cũng là một nghệ thuật (...), tất cả vấn đề là diễn được đúng những cái chúng ta muốn diễn và gây trong lòng độc giả những cảm xúc như chính ta

cảm xúc. [22; tr.158 - 159]

Theo đó, tính chất "tự nhiên" trong bút pháp mà Nguyễn Hiến Lê muôn nói chính là sự trung thành với cá tính, chấp nhận sự quy định của cá tính đối với bút pháp mà không ngại là sẽ kém thua nhà văn này hay nhà văn khác. Điều cần nhất ở nhà văn là phải dám là chính mình, phải thành thật với chính mình trước đã: "Cớ thành thực mới cảm được người. Có thành thực mới đáng

cầm cây bút.''' [22; tr.159]

"Thành thực" ở đây được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là nếu

không có cảm xúc thì đừng viết. Những bài viết mà Nguyễn Hiến Lê thấy đắc ý và được bạn văn lẫn độc giả thích hầu hết đều là những bài - như Nguyễn Hiến Lê đã chân thành bộc bạch - ông đã "rất thành thực", "nghĩ sao viết vậy, cảm

xúc ra sao thì diễn ra như vậy ".[22; tr.159] Những bài viết đó chính là các bài

hồi ký, tùy bút, tạp văn của Nguyễn Hiến Lê trên các sách, báo trước năm 1975, sau được ông tập hợp lại vào những năm cuối đời với nhan đề chung Để

tôi đọc lại. Nhiều bài trong tập sách đó như Làm con nên nhớ; Cháu bà nội, tội

bà ngoại; Thầy học tôi: Cụ Dương Quảng Hàm... có sức lay động, "tẩy rửa"

hết sức kỳ lạ. Ngay chính Nguyễn Hiến Lê khi đọc lại những đoạn ông kể về những kỷ niệm cảm động hồi thơ ấu trong Cháu bà nội, tội bà ngoại, ông đã khóc, có chỗ khóc đến phải ngưng không đọc được nữa. [16; tr.327](1)

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

-96-

Nghĩa thứ hai của "thành thực" trong bút pháp là "khi viết phải quên hết các danh sĩ cổ kim, quên hết mọi kỹ thuật làm văn mà chỉ theo cá tính của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình". Phải "để cho miệng và tay tự nhiên"', "để cho chương cú ngẫu nhiên mà

thành như đường do sâu đục trong khúc cây" thì văn mới thực là cảm mạnh và

thú vị. [22; tr.159] Nguyễn Hiến Lê cho rằng cũng nên như Jules Renard đã khuyên, cứ phóng bút mà viết, đừng trau chuốt, để cho văn được uyển chuyển, mềm mại. Văn Tô Đông Pha được người đời khen là "hành vân lim thủy", chính là do họ Tô đã phóng bút mà viết.

Được như thế thì viết là một công việc tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ dàng như hơi thở; cứ "tùy cảm xúc mà văn lúc thì bình tĩnh, lúc thì bồng bột, lúc vui lúc buồn, lúc phẫn nộ, lúc mỉa mai, lúc nhanh lức chậm, lúc tiến lúc lui; giọng

thay đổi có khi đột ngột, lối cuốn độc giả". Và một khi đã viết được đoạn đầu

rồi thì "cứ để cho ngọn bút theo cái đà tư tưởng, cảm xúc của ta mà phần trước lôi kéo phần sau cho tới khi diễn hết những điều ta muốn nói, rồi thì ngừng,

đừng thêm gì cả ".[22; tr.160]

Nhưng để cho ngọn bút theo được "cái đà tư tưởng, cảm xúc" một cách "tự nhiên, thành thực", nhà văn cần phải viết, phải diễn tả, luận bàn như thế nào, cụ thể ra sao thì chắc là không thể không liên can gì đến vấn đề kỹ thuật! Sử dụng lời văn như thế nào để đạt được sự hài hòa giữa ý với lời, giữa tâm tư xúc cảm với hình thức thể hiện đâu phải là chuyện không làm vướng bận sự lựa chọn, phân vân ở nhà văn? Ngay cả việc chỉ ra cho được cái nét tự nhiên, thành thực cùng mức độ của nó trong một áng văn cũng đâu có dễ?

Tuy vậy, với người đọc có ít nhiều năng lực cảm nhận văn chương, đôi khi chỉ bằng trực giác chứ chưa cần phải tinh tường lý giải, vẻ đẹp tự nhiên, thành thực hoặc sự cầu kỳ gọt đẽo, kiểu cách của một bài văn, bài thơ vẫn có thể được cảm nhận ngay ở lần tiếp xúc đầu tiên. Cũng giống như khi được gặp gỡ một con người mà nét giản dị, tự nhiên ở người đó khiến ta dễ gần và tin cậy, sự bình dị trong bút pháp của một nhà văn vẫn thường được coi là một phẩm chất hàng đầu để tác phẩm của nhà văn ấy có thể gõ cửa được trái tim bạn đọc. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến; thơ Tản Đà, Nguyễn Bính; văn Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài dễ dàng chiếm lĩnh tình cảm mọi người hơn là thơ Bà Huyện Thanh Quan,

Luận vãn thạc sĩ khoa học ngữ văn

-97-

khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều; văn Nguyễn Tuân hoặc thơ Chế Lan Viên... một phần cũng vì lý do ấy.

Trong cuốn The importance of living của Lâm Ngữ Đường (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê có nhan đề là sống đẹp), đức bình dị trong văn chương đã được họ Lâm xem là một yêu cầu giản phác, lão thực của cái đẹp:

Muốn được bình dị thì phải tiêu hóa nổi tư tưởng và óc cũng phải già gian: khi chúng ta về già, tư tưởng của chúng ta sáng sủa hơn; ta bỏ qua một bên những phương diện không quan trọng mà có lẽ sai lầm của vấn đề, không băn khoăn về nó nữa; ý tưởng của ta thành hình một cách rõ ràng hơn và những chuỗi tư tưởng lần lần tự hiện lên thành những lời văn gọn gàng, giản dị (...). Ta không thấy phải gắng sức nữa mà sự thực hóa ra sáng sủa và do đó hóa ra bình dị. Sự tự nhiên của tư tưởng và bút pháp đó mà các thi sĩ và phê bình gia Trung Hoa rất tôn trọng, được coi là một sự già giãn tiệm tiến. Khi chúng ta nói đến sự già giãn tiệm tiến trong

văn xuôi của Tô Đông Pha là chúng ta muốn bảo rằng họ Tô đã

lần lần tiến lại gần sự tự nhiên, tiến tới một bút pháp thoát ly được

cái thói phù hoa, thói dởm, cái thói khoe tài, thói dàn cảnh của

tuổi trẻ. [25; tr.204]

Nếu sự phân tích của Lâm Ngữ Đường đối với bút pháp bình dị thiên về tính chất "già giặn tiệm tiến", ngày càng lão thực theo sự gạn lọc tự nhiên của thời gian thì ý kiến bổ sung của Nguyễn Hiến Lê lại hướng trọng tâm chú ý đến tính tư tưởng của bút pháp bình dị và sự trải nghiệm, khổ luyện ở nhà văn:

Theo tôi, văn bình dị khó nhất ở điểm phải có ý cao, tình đẹp, nếu không thì hóa ra nhạt nhẽo, vô vị. Phải từng trải cho nhiều, đau khổ cho lắm như Tư Mã Thiên, Hàn Dữ, Dostoievski...); phải được coi nhiều kì quan của vũ trụ như Lí Bạch, J.London; phải học cho thật rộng như Tô Thức, Vương Dương Mình, Tagore; phải suy nghĩ cho thật chín như Thích Ca ở dưới gốc bồ đề, như Ki-Tô ở trong núi; lại phải được trời phú bẩm

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ vấn

-98-

cho một tâm hồn thanh cao, một trí ốc sáng suốt; tóm lại phải vào hạng siêu nhẩn lại tốn công tu luyện - J.London thiếu công đó - mới đạt được cái nghệ thuật siêu đẳng là bình dị, tự nhiên, biết thế nào là không thừa không thiếu, không non nớt, cũng không phóng

đại. [22; tr.162]

Đọc những dòng trên, chúng ta dễ có cảm giác Nguyễn Hiến Lê đã lý tưởng hóa bút pháp bình dị tới mức coi đó như một "cảnh giới" tột cùng. Có lẽ nên hiểu rằng đó chỉ là một cách nhấn mạnh, tô đậm những yêu cầu khắt khe, nghiệt ngã của loại văn chương bất tử. Vì tiếp ngay sau đó, Nguyễn Hiến Lê đã đưa các dẫn chứng minh họa - mà cách ghi nhận dẫn chứng cũng tỏ ra chẳng "nhẹ tay" chút nào :

Khó như vậy nên từ xưa tới nay những văn bình dị mà bất hủ mới hiếm: Lí Bạch được độ mươi bài thơ, vài bài cổ văn; Đỗ Phủ ít hơn; Tô Đông Pha được mươi bài cổ văn, dăm bài thơ;

Nguyễn Du được vài chục câu trong Kiều, chục câu trong Văn tế

thập loại chúng sinh... Còn những nhà khác chỉ được vài bài. Những nhà lưu danh nhất trong lịch sử nhân loại lại chính là những nhà có tư tưởng cao siêu nhất, tình cảm cao thượng nhất

mà những nhà đó không hề làm văn bao giờ. [22; tr.163]

Nguyễn Hiến Lê đã nhắc đến một trang viết bất hủ của Platon kể lại cái chết của thầy học là Socrate - một triết gia có tâm hồn rất cao thượng. Đọc trang viết đó, người ta nhận thấy Platon chỉ một mực thuật lại sự việc, quên phứt mọi kỹ thuật làm văn. Nguyễn Hiến Lê phân tích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Platon khổng sắp đặt gì cả, việc xảy ra tới đâu chép tới đấy;

lặp đì lặp lại những tiếng và, rồi, người, có vẻ như lôi thôi nữa; và

chúng ta nghĩ bụng: "Ai viết mà chẳng được như vậy?" Phải, chúng ta đều viết được như vậy miễn là được chứng kiến cái chết cao cả và cảm động của Socrate.Cái"đẹp"ở đây là cái đẹp tự

nhiên, không cần tô điểm, mà làm cho tâm hồn ta cao thượng lên.

Khi một hành vi, một thái độ đã tột bực cao đẹp thì càng tổ chuốt càng hỏng, cho nên Platon không dùng một hình ảnh nào cả. Phải có điều kiện như vậy thì văn bình dị và tự nhiên mới khỏi vô vị.

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

-99-

Trong quan niệm của Nguyên Hiến Lê, bút pháp bình dị không chỉ đơn giản là sự lựa chọn ban đầu của nhà văn để rồi cứ thế mà thẳng tiến và chờ đợi những thành công trên đường viết văn. Nó phải là thứ vàng ròng của quá trình trui luyện không mệt mỏi và được nhà văn ý thức một cách sâu sắc trên cơ sở hiểu biết và nắm vững những vấn đề kỹ thuật của công việc viết văn.

Ngay từ đầu, Nguyễn Hiến Lê đã khẳng định là "cớ một nghệ thuật viết

văn" "miễn chịu khó tập thì ai viết văn cũng được". [25a; tr.13] về ý nghĩa,

hai vế câu trên hàm chứa quan hệ nhân quả. Và từ cách nhìn ban đầu đó, công việc viết văn đã trở thành một đối tượng cụ thể với tất cả những đặc điểm, quá trình, hệ thống cùng "sản phẩm" của nó. Người viết có ý thức trách nhiệm, có tinh thần cầu tiến sẽ phải tự đặt ra cho mình "hàng núi" công việc để tự trang bị, tự hoàn thiện những vốn liếng ban đầu để có đủ tiềm năng tri thức lẫn kỹ thuật nhằm đáp ứng được những yêu cầu hết sức đa dạng mà cũng hết sức đa đoan của nghề văn.

Chính trên cơ sở làm chủ được kỹ thuật, nhà văn có điều kiện, có "nội lực" để hướng ngòi bút của mình vào một phong cách, một thể loại sở trường nào đấy. Sự chọn lựa, hình thành và ổn định về bút pháp của nhà văn sẽ diễn ra trong quá trình "tự điều chỉnh" đó.

Vẫn còn một câu hỏi nữa: Bút pháp bình dị, tự nhiên đó liệu có dung nạp vẻ đẹp hùng tráng, diễm lệ hoặc ảo não đau đớn của văn chương không?

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 93)