Tinh luyện ngôn ngữ

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 88)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3.Tinh luyện ngôn ngữ

Lẽ ra, phải có một công trình lớn hơn, sâu sắc hơn thì may ra mới có thể phần nào tiếp cận và tìm hiểu được một cách hệ thống những điều mà Nguyễn Hiến Lê đã nói, đã viết, đã bàn, đã đóng góp cho tiếng Việt và ngôn ngữ nói chung. Vì đó là một trong những tâm nguyện sâu nặng nhất của ông và ông cũng đã có những cống hiến không nhỏ trong lĩnh vực này.

ở đây, trong một chương mục nhỏ, chúng tôi chỉ nhấn mạnh vài điểm, vài nội dung mà Nguyễn Hiến Lê đã gởi gắm chủ yếu trong Luyện văn I, II và III

Hầu như mọi chuyện của "yếu tố thứ nhất của văn học" này được Nguyễn Hiến Lê xới lật lại từ đầu. Không mặn mà lắm với những "nhãn tự", "từ đắt" của truyền thống thẩm bình, Nguyên Hiến Lê đặt vấn đề từ cái gốc của nó:

"Muốn luyện văn cần thông Việt ngữ"; "Muốn giỏi Việt ngữ, cần biết chữ

nho". [28;tr.76] Lý do lẫn ích lợi của việc tìm hiểu và nắm được nghĩa của

những yếu tố Hán - Việt, từ ghép Hán - Việt được ông lý giải cặn kẽ, chi tiết và được liên hệ, minh họa bằng hàng loạt dẫn chứng đâu ra đó.

Không hề tỏ ra hài lòng chút nào với sự khô cứng của ngữ pháp trong nhà trường, Nguyễn Hiến Lê hướng sự học tập và tìm hiểu cho "thông Việt ngữ " của những người học văn, luyện văn vào quỹ đạo của ngôn ngữ đời sống - mảnh đất tồn tại thực sự của nó, và ngôn ngữ văn chương - biểu hiện đẹp đẽ nhất của nó. Nguyễn Hiến Lê đòi hỏi người học văn, luyện văn phải thực sự có những tri thức vừa căn cơ, vừa hệ thống, vừa sâu sắc về tiếng Việt. Tỷ trọng các vấn đề, các biểu hiện về sử dụng ngôn ngữ chiếm đến quá nửa số trang của

Luyện văn: Học chữ nho; Thứ tự trong câu; Bàn thêm về phép chấm câu; Cú

pháp - Câu dài hơi; Tiếng C, tiếng mới; Tiếng Việt ngày nay; Giá trị của

thanh âm; Tiết điệu; Dịch cũng là một cách luyện vãn v.v... Những phân tích,

khảo sát kỹ và sâu, cùng với hàng loạt dẫn chứng sinh động buộc người đọc phải suy nghĩ về một tình yêu tiếng

Việt cụ thể hơn: phải thực sự học tập về tiếng mẹ đẻ một cách lâu dài, thấu đáo, say mê thì mới có thể có được chút ít tiềm năng đáng kể về ngôn ngữ.

Bao nhiêu tình cảm mê say đối với cái "tấm lụa bạch" (Hoài Thanh) của văn chương dân tộc dường như được Nguyễn Hiến Lê trao gởi, giãi bày một cách hào hứng, tin yêu mà tỉnh táo, nghiêm khắc. Những ý kiến của Nguyễn Hiến Lê về sự thuần khiết, thuần chính, tinh xác, hàm sức, giản dị, cụ thể...

trong sử dụng ngôn từ có thể được coi là những yêu cầu về sự bền bỉ tìm tòi ở mỗi người viết văn khi muốn hướng đến ngôn ngữ văn hóa - chuẩn mực.

Trong ngôn ngữ, nếu cứ chủ trương một mực giữ sự thuần khiết thì sẽ đưa ngôn ngữ đến chỗ nghèo nàn, đã có lần văn hào Pháp Voltaire nói đại ý như vậy. Một ngôn ngữ có biến đổi mới là một sinh ngữ. Xã hội, lối sống, lối suy nghĩ thay đổi thì tự nhiên ngôn ngữ phải thay đổi theo. Nhiều tiếng vô lý, vô nghĩa, kỳ cục mà vẫn thông dụng là do quy luật. Chúng ta đã quen gọi khách

quan hoa, lạ hoá... mà không để ý rằng khi đọc ba dờ hoa là đã hội nhập đến...

3 ngôn ngữ! Nguyễn Hiến Lê phân tích: "Thực ra là Pháp - Việt - Hoa đề huề:

base là Phấp, nhưng viết badờ thì lại là Việt hoa rồi, viết ba dờ hoa thì là Pháp

mà Việt hoa rồi Hoa hoa. Có hiện tượng nào kỳ dị hơn vậy không?" [30;

tr.252]

Nói chúng cư cho đúng ngữ nguyên thì không mấy ai dùng, chỉ thấy

chung cư là quen thuộc. Dùng từ kiêu ngạo với nghĩa "khoe khoang, ngạo

mạn" thì dân nông thôn Nam bộ không hiểu vì họ chỉ quen dùng từ kiêu ngạo

với nghĩa "chế giễu"... Rồi đến cả nhà trưởng, mâm trưởng, ngọt hoa nong

thôn, vv... Ngôn ngữ vẫn phát triển hồn nhiên, vô tư như vậy! Mặc dù thế,

Nguyễn Hiến Lê vẫn cho rằng chủ trương giữ sự thuần khiết vẫn có lợi cho ngôn ngữ, hạn chế được phần nào "những biến đổi lộn xộn":

Nó biết rằng có lúc nó sẽ thua, phải rút lui trước sự tấn công

mãnh liệt của thói quen, và khi đã tự nhận là thua rồi thì nó trở lại bênh vực cho kẻ đã thắng nó (...). Nó là cô gái nền nếp nhưng không

có lẽ, mỗi khi cómột "mốt" mới lạ thì dè dặt chưa theo vội, nhưng khi

cái mới đó đã trở thành thói quen thì cũng vui vẻ theo đời chứ không

Thà nghĩa là "đành" (Nhị đào thà bẻ cho người tình chung), nhưng chẳng thà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghĩa là "không đành". Khi Nguyễn Du viết: Một lần sau trước cũng là Thôi thì

khuất mặt chẳng thà lòng đau

(Kiều; câu 663-664)

thì hai câu đó có nghĩa "trước sau cũng một lần chết, vậy thì chết bây giờ đi còn hơn là chịu khổ". Cho nên, khi nói "Chẳng thà chết chứ không chịu nhục" là nói sai, dư tiếng chẳng.

Vừa rồi là tóm tắt một thí dụ mà Nguyễn Hiến Lê đã phân tích để minh hoa cho sự thuần khiết của tiếng Việt. Và ông kết luận:

Ngày nào mà đa số dân chúng nói trái hẳn Nguyễn Du, mà đa số các nhà văn danh tiếng cũng viết trái hẳn Nguyễn Du thì lúc đó chủ trương thuần khiết tất nhiên cũng phải nhượng bộ, Nhưng trong khỉ chưa phân thắng bại thì ta vẫn nên đứng vào phe Nguyễn

Du. Bạn không cho vậy là một vinh dự ư? [30;tr.259]

Thuần chính trong sử dụng ngôn ngữ được Nguyễn Hiến Lê xem là đức

tính trước tiên để văn có được sự sáng sủa. Để đạt sự thuần chính trong văn, người viết cần "dùng những tiếng, những từ ngữ cùng ngữ pháp mà hầu hết

những người sành văn đã công nhận". [28; tr.214] Yếu cầu hết sức cơ bản này

lại thường bị những cây viết phóng khoáng coi nhẹ. "Viết văn là phơi bày cá

tính, tư cách của mình" cho mọi người biết, việc tôn trọng những quy tắc

chung nhất sẽ không bao giờ là một công việc thừa.

Tinh xác, theo Nguyễn Hiến Lê, là việc "dùng những chữ để diễn thật

đúng ý của ta". Lanson khẳng định: "Tinh xác là qui tắc độc nhất và phổ biến

nhất về văn: nó tóm tắt và gồm tất cả những qui tắc khác". [28;tr.214] Muốn

vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc của từ, nắm vững nghĩa của những từ gần nghĩa, đồng nghĩa, ngữ nghĩa của từ Hán-Việt... phải là công việc tích lũy thường xuyên, liên tục. Nghiêm nghị nhầm với nghiêm trang, phong thanh lẫn lộn với

phong phanh, muốn nói "chính mình nhận thấy" thì lại dùng "công nhận"... chỉ

là những bước vỡ lòng trong trường học. Với nhà văn, sự tìm tòi, lọc lựa cho kỳ được những từ ngữ đắt giá thường diễn ra căng thẳng hơn: trục lựa chọn và trục kết hợp của ngôn ngữ hầu như chẳng

buông tha ai. Truyền thống làm thơ luật và sinh hoạt ứng đối xưa đã nhào nặn thói quen tìm chữ, chuốt lời. Nguyễn Du, Phan Huy ích, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Vịnh... đều là những tấm gương về tài dùng những tiếng chính xác. Nam Cao, Tô Hoài, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... cũng là những nhà văn có tài dùng từ. Đâu chỉ phương Đông mới có một Giả Đảo"nhị cú tam niên đắc".

Nhà văn Pháp Flaubert cũng kỳ công không kém, mỗi ngày làm việc 7 tiếng đồng hồ mà có khi 5 ngày mới viết được 1 trang Flaubert chịu tốn công như vậy vì cho rằng:

Dù ta muốn nói điều gì đi chăng nữa, cũng chỉ có mỗi một tiếng để diễn đạt điều đó thôi, chỉ có mỗi một động từ để làm cho điều đó hóa ra có sinh khí và mỗi một trạng từ để tả nó, cần phải kiếm cho được tiếng ấy và đừng lấy làm mãn ý khi mới kiếm được những tiếng

tương tự". [27;tr.88]

Vẫn biết lànếu "dùng tiếng đúng thì văn mới rõ ràng, sắc sảo như những nét vẽ, nét khắc, nếu không thì từ cảnh vật đến tình cảm phô diễn đều mờ mờ,

đùng đục". [27;tr.96] Nhưng tâm lý ngán ngại, chủ quan trong việc dùng từ dễ

khiến người ta dễ dãi, tự hài lòng với những biểu đạt ban đầu, thậm chí có người còn biện hộ cho nét tinh khôi, tươi roi rói đó. Có khi phải nhớ lại sự khiêm tốn" Thôn ca sơ học tang ma ngữ" của thi hào Nguyễn Du, nhớ lại lời tự bạch "Nặng nợ cùng thơ phải chuốt lời" của Hy Văn Nguyễn Công Trứ để nhà văn tự răn mình. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta dùng tiếng thiếu tinh xác là sự túng thiếu vốn từ, điều mà Nguyễn Hiến Lê gọi là

"dụng ngữ của ta không phong phú ":

Nếu là một nhà vấn tầm thường tả một ông lang như Nam Cao đã tả, tất sẽ viết "mặt thịt", "da xanh"... chứ khổng biết dùng những tiếng "mặt nặng chình chịch như mặt người phù ", "da con tằm bủng"...

Phải như Tổ Hoài, sinh trưởng ở một làng nuôi tằm và dệt tơ mới biết viết được "vàng nuỗn, vàng óng như những con tơ nõn mới guồng". Tả bầy ngan, những tiếng "đen nhánh hạt huyền", "màu nhung hươu", "lũn chưn", "Úp nhíp", "kĩu kĩu"... tỏ rằng tác giả vừa

Nguyễn Hiến Lê khuyên chúng ta nên "đọc nhiều, nghe nhiều, từng trải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều, du lịch nhiều và thường dùng từ điển" để dụng ngữ được phong phú.

Thậm chí, ông còn sử dụng dạng "bài tập" đối chiếu để chỉ ra độ tinh xác trong dùng tiếng khi so sánh 2 đoạn văn cùng tả cảnh bình minh: một đoạn trong truyện "Tiếng gọi của rừng thẳm" (Lan Khai) và một đoạn trong "Trống

Mái"(Khái Hưng). Ông còn đề xuất một cách khổ luyện chữ nghía như sau:

(...) Chép lại những đoạn vần của tác giả có chân tài, nhưng bỏ trắng những tiếng đặc biệt. Độ một tháng sau, khi đã quên hẳn đoạn đó, chỉ còn nhớ ý chính, sẽ lấy ra, tìm tiếng bổ vào những chỗ khuyết

rồi so sánh với nguyên văn.[27;tr.105]

Và Nguyễn Hiến Lê "thực hành" ngay bằng một đoạn văn của Nguyễn Tuân (trong Báo oán)]

Theo Nguyễn Hiến Lê, từ ngữ và ngữ pháp luôn luôn thay đổi, và có những sự vay mượn hữu ích và cần thiết. Tuy vậy, "ta về ta tắm ao ta" vẫn là một hướng đi tích cực, tốt đẹp nhất. Ông đã thấm thìa tự liên hệ:

Mỗi ngày tôi phải đọc hàng chục trang văn ngoại quốc hoặc lai ngoại quốc, nên mỗi khi có dịp tắm trong nguồn văn thơ thuần tuy Việt Nam, tôi thấy tâm hồn mát mẻ vô cùng, tưởng như được nghe tiếng gió xào xạc trong bụi tre, hoặc tiếng sáo vi vu trên đồng ở

những nơi đô thị đầy xe cộ ầm ầm này. [27;tr.325]

Chuyện chữ nghĩa, ngôn từ xưa nay vốn đã là chuyện "sinh tử" của nghề văn. Độ say mê, thiết tha mà khe khắt, nghiệt ngã của Nguyễn Hiến Lê đối với quá trình rèn luyện, tinh luyện ngôn ngữ của người luyện văn, viết văn chỉ có thể được ví von với những chắt chiu, bòn đãi từng "hạt bụi quý" mà K.Paustovski đã có lần kể thì may ra mới xứng, mới vừa với tấm lòng và ý tưởng của Nguyễn Hiến Lê.

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 88)