Viết được nhiều

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 102)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.1.viết được nhiều

Cả trong Hồi kí lẫn trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Hiến Lê đều khẳng định rằng sở dĩ ông viết được nhiều là do " hoàn cảnh thuận tiện và thời

cuộc thúc đẩy".[ 22;tr.l33]

Lý do khách quan đó đúng là có thực. Nguyễn Hiến Lê không nặng gánh gia đình như đa số các nhà văn khác. Nhưng cái chính vẫn là phương pháp làm việc hiệu quả và nếp sống quy củ, mực thước cao ở ông. Nguyễn Hiến Lê có giải thích thêm về điều đó: " Sở dĩ được vậy một phần là vì tôi biết tổ chức

công việc,tiết kiệm thì giờ ". Ông cũng tự nhận mình là người có tính "giản dị,

rất ít nhu cầu, mà cũng không có một đàm mê gì khác ngoài sách vở".

[22;tr.l34] Tuy vậy, theo Nguyễn Hiến Lê điều quan trọng nhất để viết được nhiều là ở chỗ " có một số độc giả tin mình, cuốn nào in ra cũng tiêu thụ được

".[23; tr.376]

Khi tự nhận xét " có một số độc giả tin mình", Nguyễn Hiến Lê đã chạm đến một vấn đề không nhỏ: uy tín và trách nhiệm của người cầm bút. Nếu như Nguyễn Hiến Lê chỉ viết thuần những cuốn như Kim chỉ nam của học sinh,

Đắc nhân tâm, Gương danh nhân...thì hẳn là độc giả vẫn dành cho ông những

tình cảm trân trọng và tin cậy như đối với một cây bút tâm huyết vì thế hệ trẻ, vì văn minh và phát triển xã hội nói chung. Những tri thức học đường, văn hóa ứng xử cùng những kỹ năng sống đó tuy là chuyện trước mắt mà cũng là chuyện lâu dài. Nó ở dạng tĩnh, kín đáo, ôn hòa và an toàn cho người viết. Nhưng tác giả của những Quẳng gánh lo đi, Thế hệ ngày mai, Bảy ngày trong

Đồng Tháp Mười... đã không dừng lại ở đó. Chính những bài viết gay gắt đầy

ngữ ở đại học" [ 13; tr.163 ] , về chuyện " Đả phá dễ hay xây dựng dễ?" [46; tr. 534 ] mới thực sự đưa Nguyễn Hiến Lê đứng vào hàng ngũ những cây bút tiến bộ, thực sự chiếm được trọn vẹn tình cảm, sự tin tưởng và niềm kính phục của độc giả. Chính mối tương tác tình cảm đó đã giúp nhà văn thêm nguồn hưng phấn cho sáng tác. Nguyễn Hiến Lê xác định: " Viết được bao nhiêu cứ viết, càng nhiều càng tốt miễn là cuốn nào cũng phải có ích không cho giới

này, tuổi này thì cho giới khác, tuổi khác". [ 22; ữ.137 ] Đúng là khi có hướng

đi rõ rệt cho ngòi bút, sức viết của nhà văn như được tăng lên bội phần.

Tuy vậy, có một mục đích để nhắm mới chỉ là một nửa của điều kiện. Theo Nguyễn Hiến Lê, phải "tập trung tất cả năng lực, thì giờ vào công trình

của mình" thì mới đạt được "kết quả gấp hai gấp ba".[22; tr.137] Dấn lời nhà

văn Pháp Jules Renard bảo rằng " bậc thiên tài là những người cặm cụi làm việc 18 giờ một ngày", Nguyễn Hiến Lê cho là điều đó khó mà thực hiện được từ năm này qua năm khác: "Chỉ cần làm việc đều đều mỗi ngày 8 giờ cũng đủ, nhưng phải liên tiếp vài ba chục năm’’

Suốt mấy chục năm cầm bút của mình, Nguyễn Hiến Lê đã thực hiện đúng như vậy. Để có thể tập trung cao độ cho công việc viết lách, Nguyễn Hiến Lê đã gạt bỏ hết các hoạt động khác, kể cả công việc xuất bản sách của nhà xuất bản mà ông là "giám đốc". Nguyễn Hiến Lê cũng đã nhiều lần từ chối dạy Ngữ pháp Việt Nam, Triết học hoặc Văn học Trung Quốc ở các trường đại học, mấy lần từ chối làm giám khảo trong các cuộc thi văn chương toàn quốc, từ chối tất cả những lời mời vào các Ủy ban dịch thuật, Ủy ban điển chế văn tự, Hội đồng giáo dục toàn quốc... của chính quyền Ngô Đình Diệm lẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn những năm trước 1975.

"Không để phí thì giờ vào các công việc khác" đã trở thành một nguyên tắc viết văn của Nguyễn Hiến Lê. Để được độc lập, ông không vào một hội nhà văn nào cả, cũng không dự các cuộc họp, diễn thuyết của các cơ quan văn hoa, thậm chí toa soạn Bách Khoa cách nhà ông không đến một cây số mà cả tháng ông mới ghé một lần... Thật tình thì Nguyễn Hiến Lê rất sấn lòng với bạn văn và độc giả. Sự xa lánh các buổi hội họp,

gặp gỡ ở ông chẳng qua là vì ông quý thời giờ, nhất là quý sức khỏe của mình. Năm 1965, nhà văn Nguiễn Ngu Í khi đến phỏng vấn Nguyễn Hiến Lê để viết bài về ông đã ghi nhận:

Nhìn anh tóc bạc có nhiều, mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt thường đượm vẻ đăm chiêu mà con người ốm lếu của anh mới trên năm mươi tuổi nào có bình thường cho cam: anh đau dạ dày mười mấy năm nay, ăn phải kiêng cữ, chẳng thể làm việc về đêm, lại còn mang bệnh mất ngủ. Thể xác anh hao mòn là thế, mà anh lại tự buộc mình làm có giờ giấc như một công chức, cứ âm thầm, kiên nhẫn, đều đều làm việc theo một hướng vạch sẵn, để tới nay có một sự nghiệp biên khảo, trước tác và dịch thuật đáng kể, ai người biết anh nhiều

cũng phục cái nghị lực hiếm có ấy.(1)

Nguyễn Hiến Lê đã kể lại khá chi tiết về nếp làm việc đều đặn, bền bỉ như một công chức của mình :

Tôi tự đặt cho tôi một kỷ luật, trừ khi đau ốm còn thì ngày nào cũng dậy từ 6 giờ hay 6 giờ rưỡi, điểm tâm lúc 7 giờ, rồi nằm đọc sách, 9 giờ lại bàn viết để viết luôn đến 12 giờ, giờ bữa trưa.

Ăn trưa xong, tôi nằm nghỉ khoảng một giờ, nhắm mắt lại, chợp được độ nửa giờ là nhiều; 1 giờ rười dậy, nằm ở giường đọc sách đến 3 giờ. Chiều lại viết từ 3 giờ đến 5 giờ rưỡi, 6 giờ; tắm xong, ăn bữa tối lúc 7 giờ. Cả buổi tối, cho tới lồ giờ, tôi chỉ nằm đọc sách báo.

[22; tr.146]

Với chế độ mỗi ngày "thực sự làm việc được mười giờ"như vậy, Nguyễn Hiến Lê viết cả sách lẫn báo mỗi năm "trung bình được ngàn trang trở lại, mỗi

ngày trung bình ba trang". Viết mỗi ngày trung bình được ba trang sách có thể

được coi là chuyện bình thường nhưng trung bình mỗi năm được ngàn trang thì đã là hiếm. Huống chi cả ba mươi mấy ngàn trang

sách trong hơn ba mươi năm cầm bút của Nguyễn Hiến Lê thì thật khó mà hình dung nổi!

Mà vấn đề đâu phải chỉ ở số lượng. Hầu như cuốn sách nào của Nguyễn Hiến Lê cũng đều tỏ ra trội vượt về chất lượng so với những cuốn cùng loại, cùng thời ở những tác giả khác. Sự vượt trội đó, ngoài tài năng sử dụng các phương thức, phương tiện biểu đạt ra, phần lớn đều bắt nguồn từ công sức và quá trình thu thập tài liệu của nhà văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vấn đề lao động nhà văn trong các trước tác của nguyễn hiến lê (Trang 102)