GIẢI PHÁP CHUNG

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non sao mai đông anh hà nội (Trang 45)

9. Cấu trúc khóa luận

3.1. GIẢI PHÁP CHUNG

Để tìm hiểu vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi sau:

“Qua những năm công tác, xin thầy cô vui lòng cho biết một số biện pháp mà thầy cô đã sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non”

Kết quả thu được cho thấy:

Qua trưng cầu ý kiến của các giáo viên trong trường mầm non thì các giáo viên đã đưa ra rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non trong đó một số biện pháp được đa số các cô sử dụng như:

- Sử dụng linh hoạt, phong phú các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

- Tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc, văn học, môi trường xung quanh… gắn liền với nội dung giáo dục kĩ năng sống (lồng ghép các tiết học với giáo dục kĩ năng sống).

Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đạt kết quả cao, nhà trường và gia đình cần quan tâm thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống.

- Xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non. - Cụ thể hóa nội dung những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ.

- Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kĩ năng sống trong gia đình.

- Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kĩ năng sống cơ bản.

- Cần giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.

- Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kĩ năng sống. 3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

* Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống

Đầu năm học, tôi tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong việc hưởng ứng phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động; qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.

* Xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp…Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.

* Cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ

+ Kĩ năng sống tự tin: Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về

cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.

+ Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên

trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.

+ Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Nhiều nghiên

cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.

+ Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn

đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó.

Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống và dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa… hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

* Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kĩ năng sống trong gia đình - Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kĩ năng khoa học khi chơi với nhau.

- Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường

- Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống

- Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.

* Đề ra những biện pháp chỉ dẫn cho giáo viên và tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kĩ năng sống cơ bản

- Người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. Vì đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho trẻ.

- Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động sau này.

- Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục. Giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kĩ năng sống tự lập.

* Giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường

- Phát động giáo viên làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.

- Tổ chức các cuộc thi dân gian và các hội thi, các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.

- Tổ chức cho trẻ mẫu giáo đến thăm nhà bạn trong chủ đề gia đình theo từng tổ, từng nhóm trẻ. Hoạt động trên nhằm phối hợp với các bậc cha mẹ để có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình.

* Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kĩ năng sống - Hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng việc trang bị cho mỗi lớp bảng đánh giá trẻ kiểu dáng trang trí đẹp, mỗi trẻ có mỗi biểu mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát sự tiến bộ của trẻ, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi.

- Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ. Cần trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh để quan sát và theo dõi dễ dàng. Giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.

- Tổ chức các lớp năng khiếu nhằm phát hiện năng khiếu, phát triển tài năng; phát động phong trào sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca, làm đồ chơi dân gian, thiết kế trang phục văn nghệ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền giáo dục nước ta cũng đã có những sự thay đổi phù hợp với sự phát triển thời đại. Giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiên và quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Để đào tạo nên những lớp người có thể đáp ứng những đòi hỏi của xã hội thì không chỉ giáo dục cho các em ở một nôi dung nào đó mà cần phải giáo dục các em một cách toàn diện cả về đạo đức, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản và phải giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Đề tài này đã tìm hiểu “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội”. Qua tìm hiểu, các giáo

viên đều có nhận thức đúng về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống dẫn đến việc thực hiện giáo dục chưa đảm bảo thật tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đạt hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải đưa ra các tình huống giáo dục cụ thể, phải có sự lựa chọn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học, đồng thời phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi chứ không thể thực hiện một cách đại khái, hời hợt.

Trên cơ sở thực trạng, đề tài này đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đó là:

- Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống.

- Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non. - Cụ thể hóa nội dung những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ.

- Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kĩ năng sống trong gia đình.

- Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kĩ năng sống cơ bản.

- Cần giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.

- Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kĩ năng sống. Các giải pháp, đề xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những kinh nghiệm tìm hiểu có được trong phạm vi hẹp ở trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội.

2. KIẾN NGHỊ

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này, qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở trường mầm non, để việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non được đảm bảo tốt, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên hơn nữa thông qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm…

- Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống hiện nay để nâng cao nhận thức của của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.

- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi cho trẻ như: “Lời nói đẹp”, “Đôi bạn tốt”…trong đó có lồng ghép các câu hỏi liên quan đến kĩ năng sống.

- Nhà trường và giáo viên cần liên hệ chặt chẽ hơn nữa với gia đình của trẻ. Cô giáo và gia đình cần thống nhất với nhau về nội dung giáo dục cho trẻ.

- Nhà trường, giáo viên và gia đình cần xây dựng một môi trường sống và học tập lành mạnh cho trẻ, cần huy động nguồn lực vật chất từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho phù hợp.

- Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức cho trẻ có những buổi tham quan, dã ngoại, tham quan các danh lam thắng cảnh, tham quan bảo tàng, công viên, vườn bách thú…gắn liền với nội dung giáo dục kĩ năng sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Vang, (2008), Giáo dục học mầm non (Tập 1,2), Nhà Xuất Bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Bình(2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, Nhà Xuất Bản Đại học Sư phạm.

3. Nguyễn Thanh Bình(2006), Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam/ Life Skills Mapping in Viet Nam, Nhà in Thống Nhất.

4. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên)(1993), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Nguyễn Ánh Tuyết(2005), Giáo dục học mầm non- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà Xuất Bản Đại học Sư phạm.

6. Nguyễn Quang Uẩn, Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ Tâm lý học số 6(111), 6-2008.

Phụ Lục

Phiếu trưng cầu ý kiến

Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại trường mầm non, xin thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau:

1. Bàn về việc cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non, thầy cô đồng ý với ý kiến nào sau đây?

a. Rất cần thiết b. Cần thiết

c. Không thực sự cần thiết d. Không cần thiết

2. Trong lớp thầy cô phụ trách có:

- Bao nhiêu trẻ có kĩ năng sống?... - Bao nhiêu trẻ chưa có kĩ năng sống?...

Những tiêu chí đạt trẻ có kĩ năng sống:

+ Trẻ biết chào cô, bố mẹ, ông bà, các bạn khi đến lớp và ra về. + Trẻ hứng thú, tập trung trong giờ học.

+ Trẻ tự giác nhường đồ chơi cho bạn và chơi theo hướng dẫn của cô. + Trẻ biết mời cô, các bạn ăn cơm.

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non sao mai đông anh hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)