Phương pháp giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non sao mai đông anh hà nội (Trang 25)

9. Cấu trúc khóa luận

1.3.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống

* Phương pháp dùng tình cảm

Dựa vào tình cảm người lớn có thể gợi lên cho trẻ những suy nghĩ tốt lành, các kĩ năng ứng xử không chỉ với con người mà còn cả môi trường xung quanh trẻ. Nên cần giúp trẻ tiếp nhận tình cảm của mọi người xung quanh. Chính sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn đã tác động rất lớn đến tình cảm của trẻ. Nhờ đó mà người lớn có thể dễ dàng giáo dục cho trẻ những kĩ năng cần thiết. Nhưng ngược lại nếu người lớn dành tình cảm yêu thương thì trẻ không có các kĩ năng cần thiết và dễ bị hư hỏng. Bên cạnh đó, trẻ cũng đáp lại tình cảm đối với những người xung quanh như hàng ngày bố mẹ, ông bà quan tâm chăm sóc trẻ nhưng những lúc người thân đau ốm trẻ biết lấy nước, quạt mát…Qua những việc làm rất nhỏ như vậy đã tác động rất lớn đến tình cảm của trẻ và cũng

giúp trẻ có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống sau này. Nên người lớn cần chú ý để giúp trẻ thể hiện các kĩ năng đó đúng hơn.

* Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật

Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bằng các tác phẩm nghệ thuật sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong công tác giáo dục. Với những hình ảnh giàu hình tượng, sinh động, dễ gợi cảm dễ dàng tác động đến trẻ với các loại hình nghệ thuật như:

- Âm nhạc: Âm nhạc gắn bó hết sức mật thiết với đời sống con người ngay

từ lúc lọt lòng. Dựa vào những tiết tấu nhanh, lời ca dí dỏm vui tươi mà hết sức gần gũi với trẻ, giúp trẻ cảm thụ được những cái đẹp, hành động đẹp trong cuộc sống. Như bài hát “Con chim vành khuyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân giúp trẻ muốn trở thành em bé ngoan thì phải có kĩ năng chào hỏi, lễ phép, biết gọi dạ bảo vâng với mọi người xung quanh.

- Thơ ca: Nhờ có thơ ca mà trẻ có cách nhìn, cách nghĩ cũng như cảm

nhận được cuộc sống của con người và các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Như qua bài thơ “ Đánh thức trầu” của nhà thơ Trần Đăng Khoa trẻ thấy được muốn hái trầu cho bà phải xin phép đàng hoàng, hái nhẹ nhàng…Hay cả bài thơ “Thỏ con bị ốm” giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ, quan tâm đến bạn bè. Từ những câu thơ ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ giúp trẻ biết cái gì nên, không nên trong cuộc sống.

- Truyện: Ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều câu chuyện như truyện cổ tích,

truyện đồng thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười…Qua nội dung các câu chuyện trẻ biết phân biệt người tốt-người xấu, thiện-ác, chăm chỉ- lười biếng…Trẻ biết cách ứng xử giữa con người với con người và các sự vật xung quanh. Như qua câu chuyện “ Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ” giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ người khác, không được ích kỷ. Cũng như câu chuyện “ Dê đen và dê trắng” thì trẻ biết

không được sợ hãi, nhút nhát mà nên tự tin và dùng trí thông minh để thắng được kẻ ác.

- Tạo hình: Trẻ nhìn nhận cuộc sống và phản ánh vào những bức tranh

những hành động nên làm như chị dắt em đi chơi, bé giúp mẹ quét nhà và những hành động không nên làm như vứt rác ra đường, không thu dọn đò chơi…Thông qua đó người có thể biết được những việc trẻ đã làm được và chưa được để có thể hướng dẫn trẻ những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

* Phương pháp dùng trò chơi

Vui chơi là hoạt động chính của trẻ ở trường mầm non. Thông qua trò chơi trẻ được học nhiều kĩ năng như đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi cũng như phản ánh lại một phần cuộc sống xã hội. Đặc biệt thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khi tham gia trò chơi trẻ được nhập vai để thể hiện chức năng xã hội trong mối quan hệ xã hội đó (mẹ-con, cô-cháu, bác sĩ-bệnh nhân, người bán hàng- người mua hàng). Qua đó, trẻ học được cách ứng xử, giao tiếp với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra trong trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ không chỉ tham gia các vai chơi mà còn có luật chơi giúp trẻ chơi theo đúng luật chơi đã đề ra giúp trẻ có kĩ năng, có kỉ luật, biết hợp tác trong khi chơi. Từ đó, trẻ có thể tự hoàn thiện các kĩ năng cần thiết.

* Phương pháp luyện tập thường xuyên

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không chỉ hình thành trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian để củng cố, luyện tập. Để thực hiện phương pháp này đòi hỏi người lớn cần quan tâm thường xuyên đến trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày. Trước tiên cần làm mẫu những kĩ năng mới sau đó tạo tình huống để trẻ luyện tập các kĩ năng đó. Và dần dần nâng cao yêu cầu luyện tập giúp trẻ tự hoàn thiện các kĩ năng đó. Như kĩ năng rửa tay

trước và sau khi ăn, kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông (thi làm người dẫn chương trình, giới thiệu bản thân…).

* Phương pháp khen chê

Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ người lớn cần biết khen chê đúng mức và đúng lúc. Nếu trẻ thể hiện được các kĩ năng như trong giao tiếp biết chủ động chào hỏi mọi người thì cần khen ngay bằng lời biểu dương hay những món quà mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất. Ngược lại nếu trẻ chưa có kĩ năng như chơi xong không cất đồ chơi, tranh giành đồ chơi của bạn thì người lớn cần tỏ ra chê trách, không đồng tình giúp trẻ biết thế là hư, không ai yêu. Trẻ nhỏ rất thích được khen và không muốn bị chê, nên người lớn cần biết khêu gợi lòng tự hào và tính xấu hổ đúng lúc, đúng chỗ để hình thành những kĩ năng cho trẻ. 1.3.5. Các con đường giáo dục kĩ năng sống

* Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trước hết trong quá trình giáo dục ở nhà trường

- Năng lực tâm lý xã hội là một quá trình học tập được thực hiện thông qua truyền thống, văn hóa, gia đình, cộng đồng và niềm tin. Quá trình học để có kĩ năng tâm lý xã hội được thể hiện cả trong nhà trường và ngoài nhà trường cũng như thông qua các kênh, nguồn khác nhau. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội làm cho con người càng biệt lập và mang tính cá nhân. Gia đình trở nên nhỏ hơn và con người ít có cơ hội để học kĩ năng tâm lý xã hội và phát triển. Vì vậy cần tăng cường năng lực tâm lý xã hội cho người học ngay trong đời sống, nhà trường thông qua giáo dục kĩ năng sống.

- Kĩ năng sống cần phải là một phần trong chương trình đang diễn ra trong nhà trường. Điều này có nghĩa là giáo dục kĩ năng sống trước hết phải được giáo dục trong nhà trường. Một số nghiên cứu nhấn mạnh rằng kĩ năng sống cần được

dạy trong chương trình của nhà trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình bình thường của nhà trường. Dạy kĩ năng sống cần phải được chứa đựng trong tất cả các môn khoa học thông qua nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống hàng ngày. Đồng thời cần coi việc dạy kĩ năng xã hội với tư cách là một khía cạnh của kĩ năng sống.

* Kĩ năng sống được giáo dục trong nhà trường có thể thông qua tiếp cận kĩ

năng sống

- Tiếp cận kĩ năng sống: tiếp cận kĩ năng sống đề cập đến quá trình tương tác giữa dạy và học tập trung vào kiến thức, thái độ và kĩ năng cần đạt được để có những hành vi giúp con người có trách nhiệm cao đối với cuộc sống riêng bằng cách lựa chọn cuộc sống lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực

và hạn chế tối đa những hành vi có hại.

- Các đặc trưng của tiếp cận kĩ năng sống:

+ Yếu tố thứ nhất: tập trung làm thay đổi hành vi như là mục tiêu đầu tiên

của tiếp cận kĩ năng sống, là điểm làm cho tiếp cận kĩ năng sống khác với các cách tiếp cận khác như tiếp cận dạy học chỉ đơn giản để tiếp thu thông tin.

+ Yếu tố thứ 2: Kĩ năng sống tồn tại ba thành tố

Kiến thức Thái độ/ giá trị

Các kĩ năng: Đây là thành tố giúp phát triển hoặc thay đổi hành vi có hiệu quả nhất. Kĩ năng bao gồm các kĩ năng liên nhân cách và kĩ năng tâm lý xã hội.

+ Yếu tố thứ 3: Những thách thức đối với hệ thống giáo dục và đánh giá

nhằm thay đổi hành vi. Một số hành vi của người học cần thay đổi vì nó liên quan đến sự rủi ro, mạo hiểm. Hệ thống giáo dục hiện nay nhìn chung chưa tập trung vào sự thay đổi hành vi và thường ở mức mong muốn thay đổi về kiến

thức. Do đó hệ thống giáo dục sẽ gặp thách thức đáng kể trong thực hiện tiếp cận kĩ năng sống. Cho nên với mục tiêu cao nhất là thay đổi hành vi, kĩ năng sống sẽ không giới thiệu toàn bộ những thông tin dễ hiểu về chủ đề, mà chỉ giới thiệu những thông tin được coi là cần thiết có ảnh hưởng đến thái độ và để đạt được mục tiêu là làm giảm thiểu những hành vi mạo hiểm và thúc đẩy những hành vi tích cực.

Để đạt được mục tiêu giáo dục kĩ năng sống thông qua con đường này ta cần quan tâm tổ chức dạy học theo hướng tập trung vào sự thay đổi hành vi của người học trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa cả kiến thức, thái độ, giá trị và hành vi. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy phê phán và tư duy sáng tạo là những kĩ năng sống, những năng lực hợp phần tạo nên những kĩ năng sống khác của con người.

* Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã làm sáng tỏ một quan điểm rằng:

Giáo dục muốn bồi dưỡng năng khiếu và tiềm năng của cá nhân, phát triển cá tính của người học giúp cải thiện cuộc sống của họ và làm thay đổi xã hội thì cần phải chú trọng đến việc nắm được các kĩ năng. Bên cạnh các kĩ năng thực hành, kĩ năng thể chất, chúng ta cần thêm các kĩ năng sống- những kĩ năng làm cho con người có thể học và sử dụng các kiến thức để phát triển kĩ năng phân tích và phán đoán giúp làm chủ được cảm xúc, cuộc sống và có quan hệ phù hợp với người khác. Thể hiện qua bốn tiêu chí đánh giá:

- Học để biết (kĩ năng nhận thức): tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải

quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, ra quyết định…

- Học để tự khẳng định mình (kĩ năng cá nhân): kiểm soát cảm xúc, tự

- Học để cùng chung sống ( kĩ năng xã hội): hợp tác, thương lượng, làm

việc theo nhóm…

- Học để làm (kĩ năng thực tiễn): kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách

nhiệm …

* Giáo dục kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi cách ứng

xử của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Trẻ tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi căn bản hành vi của mình. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái hơn giờ lên lớp. Nên

cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Khám phá: khuyến khích người học xác định những khái niệm, kĩ

năng liên quan đến bài học.

Bước 2 : Kết nối : giới thiệu thông tin và kĩ năng mới dựa trên những cái

đã biết để liên hệ cái chưa biết.

Bước 3: Thực hành: giúp trẻ thực hiện kĩ năng đó trong hoạt động thực

tiễn.

Bước 4: Vận dụng: giúp trẻ có cơ hội mở rộng và vận dụng thông tin, kĩ

năng trong nhiều tình huống khác nhau.

Vì vậy, cần giúp trẻ có môi trường trả lời để trẻ có các kĩ năng mới phù hợp với sự thay đổi cũng như của xã hội.

1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ MẦM NON 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non

Trẻ ở lứa tuổi mầm non có đời sống tâm lý rất đa dạng và phong phú nên nhà giáo dục cần phải nắm được những đặc điểm cơ bản của tâm lý trẻ ở lứa tuổi này để có phương pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả.

Các công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em đã khẳng định đây là lứa tuổi giàu tình cảm, dễ xúc động và là thời kì tình cảm của trẻ phát triển mãnh liệt. Khoảng 3 đến 4 tuổi trẻ đã có khả năng điều chỉnh những hành vi của mình phù hợp với những cảm xúc, tình cảm của mình. Thực tế cho thấy ở lứa tuổi này, mọi hoạt động của trẻ đều chịu sự chi phối của tình cảm. Những kĩ năng trẻ có được đều do cảm xúc khi được khích lệ, khen ngợi hoặc do tình yêu có được trong trẻ thôi thúc. Chẳng hạn, khi trẻ tích cực làm những việc giúp cô giáo hay có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Từ đó giúp trẻ hình thành và củng cố những kĩ năng đó trong cuộc sống hàng ngày và ra ngoài xã hội. Và là cơ sở để xây dựng cho trẻ cách ứng xử đúng đắn, bền vững trong hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh.

Sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của trẻ cũng tác động làm trẻ phải đối mặt

với nhiều vấn đề mới lạ trong cuộc sống. Theo Vugotxki, nhà tâm lý học hoạt

động nổi tiếng, ông đã chỉ ra cuộc đời con người có những “khủng hoảng” ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định. Chẳng hạn, khủng hoảng trẻ 1 tuổi, khủng hoảng trẻ 3 tuổi, khủng hoảng trẻ 7 tuổi… Đây là giai đoạn trẻ có những thay đổi mạnh mẽ cả về tốc độ và nhịp độ hơn hẳn các giai đoạn khác. Trẻ ở lứa tuổi này thích được mọi người khen ngợi cũng như trẻ thích tự mình làm một số việc (tính tự lập). Do vậy, rèn cho trẻ những kĩ năng và thói quen hành vi đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tính tự lập của trẻ được phát huy. Dần dần trẻ thích

được thực hiện những kĩ năng, thói quen đó ở mọi lúc, mọi nơi để mong được khen ngợi. Từ đó các kĩ năng được hình thành một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và rất bền vững. Trẻ ở lứa tuổi mầm non có nhu cầu muốn được sống và làm việc như người lớn rất cao.

Chính vì vậy, trẻ thích tham gia vào các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Đặc biệt là trong hoạt động vui chơi giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng cần thiết cũng như hình thành nhân cách con người. Khi vui chơi trẻ bộc lộ các kĩ năng nhận thức, tình cảm, ý chí, tính tự lập và tự do của mình. Đồng thời qua trò trơi trẻ tạo ra mối quan hệ giữa các góc chơi làm cho mối quan hệ trong khi chơi cũng được mở rộng chẳng khác nào một xã hội người lớn thu nhỏ lại. Nếu không có sự hỗ trợ và chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ thì trẻ rất dễ rơi vào trầm cảm, hoặc có những hành động liều lĩnh. Đồng thời, lúc này nếu trang bị cho trẻ những kỹ năng về giải quyết vấn đề, hay kỹ năng đương đầu với thử thách… chắc hẳn trẻ sẽ ứng phó được với sự biến đổi tâm sinh lý của mình tốt hơn.

1.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non trường mầm non Sao Mai

Đa số trẻ trong trường mầm non Sao Mai có phụ huynh đều là công nhân viên chức nhà nước, bộ đội, giáo viên, công an…nên gia đình có điều kiện chăm

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non sao mai đông anh hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)