Thực trạng sử dụng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non sao mai đông anh hà nội (Trang 39)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Thực trạng sử dụng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Để tìm hiểu vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi sau:

“Theo thầy cô giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non có những nội dung nào? a. Sự hợp tác, tự kiểm tra, tự lập, kĩ năng thấu hiểu và giao tiếp.

b. Học cách có được những mối liên hệ thân thiết với các bạn trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn.

c. Trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận thách thức mới. Nhận biết được ưu khuyết điểm của bản thân.

d. Biết giới thiệu bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào, thích cái gì và địa chỉ nhà mình ở đâu. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp. e. Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng( trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố, khi gặp người lạ…)

f. Tất cả các ý kiến trên.”

Kết quả thu được:

Bảng 3: Thực trạng sử dụng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Kết quả Ý kiến a b c d e f Số phiếu 0 0 0 0 0 48 % 0 0 0 0 0 100

Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ giáo viên đồng ý với ý kiến f: tất cả các ý kiến trên rất cao, chiếm 100% trong các phương án đã đề ra. Từ đó, ta thấy được nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không chỉ đơn

giản một nội dung nào đó mà cần tích hợp nhiều nội dung với nhau. Chính vì vậy, đứa trẻ cần phải được trang bị các nội dung về kĩ năng khác nhau như: giao tiếp với mọi người xung quanh, trình bày ý kiến của bản thân trước đám đông, mạnh dạn, tự tin, đoàn kết với bạn, tự phục vụ, tự giải quyết các tình huống… 2.2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

* Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi:

“Trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non, thầy cô đã sử dụng những phương pháp nào sau đây?

a. Phương pháp dùng tình cảm

b. Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật c. Phương pháp trò chơi

d. Phương pháp luyện tập thường xuyên e. Phương pháp khen chê

f. Kết hợp tất cả các phương pháp trên”

Kết quả như sau:

Bảng 4: Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Kết quả Ý kiến a b c d e f Số phiếu 0 4 2 2 0 40 % 0 8,3 4,15 4,15 0 83,4

Từ bảng số liệu cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Trong đó, đa số giáo viên trong trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội kết hợp các phương pháp khác nhau để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chiếm tỷ lệ 83,4%. Bên cạnh đó có số ít giáo viên chỉ sử dụng

một phương pháp để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ như: có 8,3% giáo viên chọn phương án b: phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật; 4,15% giáo viên chọn phương án c: phương pháp trò chơi và 4,15% giáo viên chọn phương án d: phương pháp luyện tập thường xuyên. Cho nên, chúng ta thấy rằng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non thì giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp với nhau tạo nên hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ.

* Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

“Theo thầy cô việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non được tiến hành:

a. Trên lớp học

b. Hoạt động ngoài trời c. Khi dạo chơi

d. Các hoạt động khác

e. Tất cả các hình thức trên”

Kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Kết quả Ý kiến a b c d e Số phiếu 3 0 0 0 45 % 6,3 0 0 0 93,7

Kết quả trên cho thấy việc tổ chức dạy học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non được giáo viên tiến hành khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó 93,7% số giáo viên chọn đáp án e: tất cả các hình thức trên

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non sao mai đông anh hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)