Cách thức sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với chủ đề

Một phần của tài liệu Lựa chọn tác phẩm văn học thiếu nhi cho trẻ 4 5 tuổi làm quen với chủ đề “quê hương – đất nước – bác hồ” (Trang 41)

9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3. Cách thức sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với chủ đề

với chủ đề “Quê hƣơng – Đất nƣớc – Bác Hồ”

Có nhiều cách sử dụng tác phẩm văn học vào trong các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non để có thể tạo đƣợc sự phong phú đa dạng khi cho trẻ làm quen với chủ đề “ Quê hƣơng – Đất nƣớc – Bác Hồ”

* Lồng ghép vào trong các hoạt động học có chủ đích

- Sử dụng tác phẩm văn học nhằm tạo hứng thú cho trẻ đối với hoạt động học có chủ đích: Nhờ đặc trƣng của tác phẩm văn học đó là có nhiều hình ảnh đẹp, mới lạ, hấp dẫn; hệ thống âm thanh, nhịp điệu độc đáo; ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu… mà các giáo viên thƣờng xuyên sử dụng tác phẩm văn học để kích thích hứng thú của trẻ trƣớc khi vào hoạt động nhƣ đọc bài thơ có liên quan đến nội dung hoạt động cũng khiến trẻ tập trung chú ý hơn.

Chẳng hạn: Để dạy trẻ bài hát: “Nhớ ơn Bác”, giáo viên có thể đọc thơ hoặc kể chuyện về Bác rồi trò chuyện với trẻ về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi dành cho Bác nhằm kích thích hứng thú và sự chú ý của trẻ về hình ảnh của Bác Hồ kính yêu rồi mới khuyến khích trẻ hát.

Hay giáo viên có thể sử dụng thơ, đoạn truyện, đồng dao, câu đố… để chuyển tiếp sang hoạt động mới trong giờ học cũng giúp trẻ thay đổi trạng thái tâm lý.

- Sử dụng tác phẩm văn học nhằm cung cấp kiến thức mới cho trẻ về chủ đề: Tác phẩm văn học luôn mang ý nghĩa giáo dục cao nên việc tích hợp văn học một cách hợp lý vào trong các hoạt động giúp trẻ cung cấp các kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Chẳng hạn: Khi cho trẻ tìm hiểu về quê hƣơng Sơn La, giáo viên có thể đọc thơ “ Ngày Tết quê em”

thức cho trẻ về cảnh đẹp của quê hƣơng Sơn La (mùa xuân về hoa đào nở thắm, hoa ban nở trắng núi rừng), trò chơi (ném còn, ném pao) và trang phục của thiếu nữ dân tộc Thái, dân tộc H.Mông trên quê hƣơng Sơn La.

- Sử dụng tác phẩm văn học nhằm củng cố nội dung bài học: Khi tìm hiểu, khám phá về chủ đề thì trẻ thƣờng liên tƣởng đến hình ảnh có trong tác phẩm văn học. Do đó giáo viên có thể khuyến khích trẻ đọc bài thơ, câu chuyện mà trẻ biết có nội dung liên quan đến bài vừa học hoặc giáo viên có thể lựa chọn những tác phẩm phù hợp để đọc cho trẻ nghe nhằm giúp trẻ nhớ kỹ hơn những điều vừa đƣợc học. Ví dụ: Sau bài học tìm hiểu về quê hƣơng của bé, cô giáo có thể kết thúc tiết học bằng cách đọc cho trẻ nghe bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân.

* Sử dụng tác phẩm văn học dƣới hình thức vui chơi (đóng kịch, thi đọc thơ diễn cảm, thi kể chuyện…)

Để trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học cần phải tiến hành cho trẻ hoạt động thông qua nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ đóng kịch, thi đọc thơ diễn cảm, thi kể chuyện… về đề tài quê hƣơng, đất nƣớc, thủ đô, Bác Hồ vào những thời điểm nhất định (tổ chức hoạt động vui chơi ở các góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, lễ hội…). Tuy nhiên khi sử dụng các tác phẩm văn học dƣới hình thức này, các giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo lại tác phẩm sao cho phù hợp với trò chơi đóng kịch hay các cuộc thi

* Sử dụng tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi (giờ đón – trả trẻ, giờ chơi tự do…)

Thời gian đón – trả trẻ cũng chiếm khoảng thời gian khá dài so với các hoạt động khác trong ngày, vì thế trong khoảng thời gian này giáo viên có thể cho trẻ ôn luyện lại các bài thơ, câu chuyện đã học hay dạy cho trẻ những bài thơ mới, kể cho trẻ nghe những câu chuyện về Bác Hồ, về quê hƣơng, đất nƣớc, qua những hoạt động này giúp trẻ ghi nhớ và có đƣợc những cảm thụ ban đầu với tác phẩm. Tuy nhiên việc sử dụng các tác phẩm văn học lồng ghép vào các hoạt động cũng phải hợp lý và tránh gây cho trẻ cảm giác nhàm chán.

* Sử dụng tác phẩm văn học trong quá trình tổ chức hoạt động lễ hội ở trƣờng mầm non

Hoạt động lễ hội là một trong những hoạt động mang ý nghĩa giáo dục cao và gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ với trẻ, giúp trẻ thêm yêu trƣờng, yêu lớp và hiểu đƣợc ý nghĩa của một số ngày lễ.

Khi tham gia vào hoạt động này, giáo viên mầm non có thể sử dụng kết hợp các tác phẩm văn học phù hợp với chủ đề của buổi lễ sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tình cảm đạo đức, kỹ năng xã hội. Chẳng hạn nhƣ ở lễ hội “Mừng sinh nhật Bác Hồ” trẻ có thể đọc diễn cảm bài thơ: Bác Hồ của em, Hoa quanh lăng Bác và kể chuyện “Quả táo Bác Hồ”... Từ đó trẻ sẽ có đƣợc những tình cảm sâu sắc với Bác Hồ và mong muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

Một phần của tài liệu Lựa chọn tác phẩm văn học thiếu nhi cho trẻ 4 5 tuổi làm quen với chủ đề “quê hương – đất nước – bác hồ” (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)