0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi cho trẻ 4-5 tuổi làm

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI CHO TRẺ 4 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỦ ĐỀ “QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ” (Trang 29 -29 )

9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.5.2. Thực trạng lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi cho trẻ 4-5 tuổi làm

4-5 tuổi làm quen với chủ đề “Quê hƣơng - Đất nƣớc - Bác Hồ” của giáo viên

Qua dự giờ các hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non, chúng tôi chú ý nhiều đến hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi ở các góc và hoạt động ngoài trời, vì ở hoạt động này giáo viên có đƣa ra việc lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học theo hƣớng tích hợp có chủ đề.

Ở hoạt động học có chủ đích, giáo viên lựa chọn tác phẩm văn học chủ yếu nhằm phát triển ngôn ngữ và phát triển tình cảm xã hội cho trẻ bằng cách lựa chọn bài thơ, câu chuyện có sẵn trong chƣơng trình, thuộc chủ đề “Quê hƣơng – Đất nƣớc – Bác Hồ” để dạy trẻ

Với các hoạt động khác nhƣ: hoạt động chơi ở các góc và hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, giáo viên cho trẻ đọc 1 số bài thơ còn truyện kể thì hầu nhƣ không có. Giáo viên cho biết sở dĩ chỉ lựa chọn thơ là vì thơ trẻ dễ thuộc và dễ nhớ hơn, còn truyện thì trẻ khó thuộc và chƣa biết thể hiện lại tác phẩm. Điều này cho thấy trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trƣờng mầm non giáo viên mới chỉ lựa chọn các tác phẩm văn học có sẵn trong chƣơng trình và sử dụng cũng còn rất hạn chế.

2.5.3. Khảo sát mức độ tiếp nhận và hứng thú của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi, chủ đề “Quê hƣơng - Đất nƣớc - Bác Hồ” ở trƣờng mầm non

Nghiên cứu mức độ tiếp nhận và hứng thú của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi, chủ đề “Quê hƣơng - Đất nƣớc - Bác Hồ” ở trƣờng mầm non, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra 100 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở 3 trƣờng mầm non: Trƣờng mầm non Hoa Phƣợng, Phƣờng Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; Trƣờng mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; Trƣờng mầm non Tô Hiệu, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

2.5.3.1. Tiêu chí đánh giá và thang đo

Tiêu chí 1: Thái độ xúc cảm của trẻ (3 điểm)

Mức độ 1(3 điểm): Trẻ hứng thú và nhiệt tình trong quá trình hoạt động Mức độ 2 (2 điểm): Trẻ hứng thú nhƣng không bền vững

Mức độ 3 (1 điểm): Trẻ tham gia một cách miễn cƣỡng

Mức độ 4 (0.5 điểm): Trẻ thờ ơ, không thích tham gia hoạt động

Tiêu chí 2: Tính chất hoạt động của trẻ (3 điểm)

Mức độ 1(3 điểm): Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động và thƣờng xuyên đặt câu hỏi trong quá trình hoạt động

Mức độ 2(2 điểm): Trẻ tham gia vào các hoạt động và thỉnh thoảng đặt câu hỏi trong quá trình hoạt động

Mức độ 3(1 điểm): Trẻ tham gia vào các hoạt động và không đặt câu hỏi trong quá trình hoạt động

Mức độ 4(0.5 điểm): Trẻ chỉ hoạt động khi có sự nhắc nhở của giáo viên và không đặt câu hỏi trong quá trình hoạt động

Tiêu chí 3: Kết quả hoạt động của trẻ (4 điểm)

Mức độ 1(4 điểm): Nhận thức đƣợc >70% nội dung hoạt động, có kĩ năng phân tích nội dung tác phẩm văn học đƣợc lồng ghép khi cô giáo yêu cầu, thể hiện rõ cảm xúc với tác phẩm ấy và biết rút ra bài học cho bản thân

Mức độ 2(3 điểm): Nhận thức đƣợc 50- <70% nội dung cần thiết, biết phân tích tác phẩm văn học đƣợc lồng ghép khi cô giáo yêu cầu, thể hiện đƣợc cảm xúc với tác phẩm ấy và biết rút ra bài học cho bản thân

Mức độ 3(2 điểm): Nhận thức đƣợc 20-<50 nội dung chính phân tích tác phẩm văn học đƣợc lồng ghép khi cô giáo yêu cầu một cách sơ sài, chƣa thể hiện đƣợc cảm xúc với tác phẩm ấy và chƣa biết rút ra bài học cho bản thân

Mức độ 4(1 điểm): Nhận thức đƣợc <20% nội dung hoạt động, không biết phân tích tác phẩm văn học đƣợc lồng ghép khi cô giáo yêu cầu, không thể hiện đƣợc cảm xúc với tác phẩm ấy và không biết rút ra bài học cho bản thân.

Thang đánh giá:

Loại tốt: 8-10 điểm Loại khá: 7- <8 điểm Loại trung bình: 5-<7 điểm Loại yếu: dƣới 5 điểm

* Bảng điều tra: Xem bảng 1 (Phụ lục 1)

2.5.3.2. Phân tích kết quả khảo sát

Chúng tôi tiến hành dự giờ các hoạt động của trẻ và trao đổi trực tiếp với giáo viên và trẻ, chúng tôi đã đề nghị giáo viên phụ trách lớp cùng đánh giá và phân loại mức độ tiếp nhận và hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học, chủ đề “Quê hƣơng – Đất nƣớc – Bác Hồ” theo các tiêu chí đã đƣa ra ở mục 2.5.3.1.

Sau một thời gian khảo sát, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mức độ tiếp nhận và hứng thú của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi, chủ đề “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ”

(tính theo%) Số trẻ Mức độ chung Tốt Khá Trung bình Yếu Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 100 11 11 31 31 40 40 18 18

Kết quả điều tra chung cho thấy có 11% trẻ đạt loại giỏi, 31% trẻ đạt loại khá, 40% trẻ đạt loại trung bình, 18% trẻ đạt loại yếu. Nhƣ vậy, tỉ lệ trẻ ở các nhóm là không đồng đều. Số trẻ đạt loại yếu và trung bình cao hơn tỉ lệ trẻ đạt loại khá và giỏi.

Qua quan sát các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học, chúng tôi thấy tiêu chí về việc tham gia hoạt động của trẻ là tốt nhất, lí do là tiêu chí này dễ thực hiện hơn so với các tiêu chí còn lại. Mức độ hứng thú của trẻ yếu dẫn đến kết quả hoạt động cũng thấp. Điều này cho thấy mức độ mức độ tiếp nhận và hứng thú của trẻ trong các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học thiếu nhi, chủ đề “Quê hƣơng - Đất nƣớc - Bác Hồ” còn thấp.

Kết luận chƣơng 2

Làm quen tác phẩm văn học là một trong những hoạt động gây đƣợc nhiều hứng thú đối với trẻ 4-5 tuổi. việc sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với chủ đề “Quê hƣơng – Đất nƣớc – Bác Hồ” đã đƣợc giáo viên mầm non quan tâm.

Qua quan sát trẻ trong các hoạt động có sử dụng tác phẩm văn học và qua kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận và hứng thú của trẻ thì chúng tôi nhận thấy sự hứng thú và khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học còn chƣa cao. Một trong những nguyên

nhân của tình trạng trên đó là phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên còn đơn điệu, chƣa tạo đƣợc sự hứng thú đối với trẻ trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, số lƣợng tác phẩm văn học về chủ đề còn ít nên giáo viên sử dụng lặp đi lặp lại một số tác phẩm trong nhiều hoạt động cũng làm giảm hứng thú của trẻ. Ngoài ra, khi thực hiện chƣơng trình, giáo viên tích hợp các tác phẩm văn học vào các hoạt động còn chƣa hợp lý và chƣa linh hoạt. Trên thực tế giáo viên mới chỉ chú ý tích hợp tác phẩm văn học vào trong hoạt động học có chủ đích còn trong các hoạt động khác lại chƣa chú trọng đến. Vì vậy, cần có sự thay đổi phƣơng pháp cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng cách lựa chọn ra một hệ thống các tác phẩm phù hợp và có kế hoạch sử dụng hợp lý trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngà

Chƣơng 3

LỰA CHỌN TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI CHO TRẺ 4-5 TUỔI LÀM

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN TÁC PHẨM VĂN HỌC THIẾU NHI CHO TRẺ 4 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỦ ĐỀ “QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ” (Trang 29 -29 )

×