* Mục tiêu:
Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến nông.
* Nội dung:
- Có chính sách thi đua khen thưởng, động viên những người làm công tác khuyến nông đặc biệt là KNVCS.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông.
- Có chính sách khuyến khích CBKN tham gia các đề tài nghiên cứu, các chương trình KHCN của tỉnh.
* Biện pháp tổ chức thực hiện:
- Chế độ phụ cấp, công tác phí:
Công tác khuyến nông cơ sở là công việc tương đối vất vả, khó khăn, đặc biệt đối với các địa bàn vùng sâu vùng xa, các xã miền núi, vùng cao. Để nắm bắt được tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân kịp thời, hiệu quả, KNVCS phải thường xuyên xuống đồng ruộng với nông dân. Tuy nhiên hiện nay CBKN còn ít xuống đồng ruộng. Họ thường ở văn phòng UBND xã, khi nào có việc phân công họ mới đi triển khai thực hiện. Một số nông dân phản ánh họ khó tiếp cận KNVCS để nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Để giải quyết vấn đề này tôi cho rằng cần có chính sách hỗ trợ phụ cấp, công tác phí cho KNVCS để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tăng cường thời gian làm việc dành cho nông dân. Kinh phí để trả phụ cấp cho KNVCS đề nghị UBND huyện hỗ trợ.
Ngoài ra đối với những KNVCS phụ trách các xã vùng sâu vùng xa, các xã khó khăn đề nghị được hưởng các chế độ đãi ngộ tương tự như các cán bộ công tác ở các vùng khó khăn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chính sách thi đua khen thưởng:
Để khuyến khích CBKN hoạt động, cần có chế độ khen thưởng cho những CBKN hoạt động có thành tích tốt. Cuối năm các CBKN viết bản tự kiểm điểm kết quả công tác năm, có nhận xét đánh giá của UBND xã, thị trấn được phân công phụ trách trình Trạm khuyến nông huyện xem xét để đánh giá xếp loại thi đua. Trạm khuyến nông phối hợp với UBND xã, thị trấn đề nghị Chủ tịch UBND huyện khen thưởng cho CBKN có thành tích tốt trong công tác.
Huyện nên có kế hoạch tổ chức Hội thi khuyến nông viên giỏi toàn huyện. Hội thi vừa góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho CBKN, phổ biến những kinh nghiệm hoạt động khuyến nông, vừa động viên khen thưởng những CBKN giỏi có năng lực để tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các CBKN trong huyện.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông:
Tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông huyện Yên Châu cần thực hiện đi đôi với tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông CBKN cần có những chương trình, dự án khuyến nông để triển khai thực hiện, vừa hỗ trợ nông dân, vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kiến thức thực tế cho đội ngũ CBKN.
Huyện Yên Châu là một huyện còn khó khăn, trình độ cũng như quy mô sản xuất cho nông dân còn thấp, lac hậu. Do đó cần tăng cường kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông. Do công tác xã hội hóa khuyến nông còn chưa phát triển nên trong những năm tới kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông vân trông chờ từ ngân sách Nhà nước là nguồn chính.
Các chương trình khuyến nông trọng điểm, cần nhà nước đầu tư kinh phí trong những năm tới là: Chương trình khuyến nông xóa đói giảm nghèo, chương trình khuyến nông phát triển sản xuất hàng hóa, chương trình tăng cường năng
lực hệ thống khuyến nông, đặc biệt là KNVCS. Xây dựng hệ thống khuyến nông năng động, vững mạnh để đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Hằng năm nên tổ chức cho CBKN đi tham quan, học tập mô hình tiến bộ ở trong và ngoài tỉnh.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Năng lực cán bộ khuyến nông có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công tác khuyến nông. Vì vậy, mục tiêu đặt ra là năng lực cán bộ khuyến nông không chỉ giới hạn ở việc đánh giá xem xét mà quan trọng là từ đó giúp họ có khả năng phân tích và lựa chọn hướng đi nào phù
hợp. Qua quá trình thực hiện đề tài: “ Đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ khuyến
nông trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La”.
Cán bộ khuyến nông có vai trò đặc biệt quan trọng: là lực lượng nòng cốt, trực tiếp chuyển thiết bị kỹ thuật cho nông dân. Do vậy phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của lực lượng cán bộ khuyến nông và có những chính sách, đầu tư phù hợp để hệ thống khuyến nông hoạt động có hiệu quả.
Năng lực cán bộ khuyến nông thể hiện thông qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động, các kiến thức kinh tế - xã hội, kết quả và hiệu quả công việc. Đặc biệt đối với công tác khuyến nông cần phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề.
Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông huyện Yên Châu đã được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả. Hệ thống khuyến nông đã tổ chức được nhiều hoạt động, cung cấp được nhiều dịch vụ cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Yên Châu phát triển, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Hệ thống khuyến nông huyện Yên Châu có ưu điểm là trình độ chuyên môn tốt và tương đối đồng đều, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên một số ít còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động còn ít, nội dunng hoạt động còn chưa đa dạng, phong phú, do đó mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của sản xuất.
Qua phân tích, đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng lực cán bộ khuyến nông huyện Yên Châu là: chế độ, chính sách tốt, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương, có những chính sách đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, ngiệp vụ khuyến nông. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những yếu
tố làm hạn chế năng lực cán bộ khuyến nông như: điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh phí đầu tư ít nên cán bộ khuyến nông không có nhiều hoạt động, đời sống của CBKN còn gặp nhiều khó khăn.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Yên Châu trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
+ Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống cán bộ khuyến nông.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBKN. + Bổ sung, tăng cường trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc của CBKN. + Liên kết giữa các bên trong công tác khuyến nông.
+ Giải pháp về chính sách phụ cấp và khen thưởng.
5.2. Kiến nghị
- Đảng và Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện Nghị định về khuyến nông, nhằm thống nhất chính sách, hệ thống tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cơ sở. Trong đó có những chính sách phù hợp để địa phương tăng cường, hoàn thiện mạng lưới khuyến nông.
- Trung tâm khuyến nông tỉnh, Sở NN & PTNT và UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, giúp đỡ kinh phí và có những chính sách đào tạo CBKN về nghiệp vụ khuyến nông, kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc. Xây dựng các bộ giáo trình, tài liệu chuẩn về đạo tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông và đào tạo kỹ năng sản xuất cho nông dân để các địa phương áp dụng.
* Đối với huyện Yên Châu - UBND huyện:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để Trạm khuyến nông huyện hoạt động, có chính sách hỗ trợ, khen thưởng kịp thời cho những cán bộ khuyến nông hoạt động tốt.
+ Tuyển chọn những người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tham gia hoạt động khuyến nông.
+ Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBKN huyện hoạt động.
+ Tổ chức cho CBKN hoạt động theo cụm, nhóm để họ có thể phối hợp, hỗ trợ trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến nông.
* Đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Yên Châu
- Cần nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của người cán bộ khuyến nông với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Cần thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tổ chức các hoạt động khuyến nông đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con nông dân.
- Cần yêu nghề và có tâm huyết với công tác khuyến nông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. PGS.TS NGUYỄN VĂN LONG (2006), Giáo trình khuyến nông. Nxb
nông nghiệp, Hà Nội.
2. PGS.TRẦN NGỌC NGOAN (1999), Hệ thống nông nghiệp, Nxb nông
nghiệp, Hà Nội.
3. Trạm khuyến nông huyện Yên Châu.
4. Phòng thống kê nông nghiệp huyện Yên Châu.
5. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Châu, báo cáo tổng kết 3 năm
6. UBND huyện Yên Châu
TÀI LIỆU THAM KHẢO WEBSITE
1. http://www.doko.vn/giai-phap-nham-nang-cao-doi-ngu-can-bo-khuyen- nong. 2. http://www.kinhtenongthon.com 3. www.khuyennongvn.gov.vn 4. luanvan.net.vn 5. thuvien.hcmute.edu.vn