* Trình độ:
Bảng 4.3 Trình độ đào tạo của cán bộ khuyến nông huyện Yên Châu tính đến năm 2012 đƣợc thể hiện ở bảng sau
STT Trình độ
Cán bộ trạm Khuyến nông viên cơ sở
Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 Đại Học 3 33.33 8 32 2 Cao đẳng 1 11.11 3 12 3 Trung cấp 6 66.66 14 56 4 Tổng số 9 100 25 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ khuyến nông, 2013)
Qua bảng trên cho ta thấy CBKN của Trạm có trình độ chủ yếu là trung cấp, chiếm 33.33%, cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỉ lệ nhỏ. Đối với KNVCS trong tổng số có 25 người thì có 14 người có trình độ trung cấp chiếm đa số (chiếm 56%), còn lại là có trình độ đại học và cao đẳng. Hiện nay những cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp đang theo học lớp tại chức, và trong tương lai không xa thì khuyến nông huyện Yên Châu hoàn toàn chỉ có cán bộ trình độ đại học trở lên. Số cán bộ được phân công chuyên trách tương đối đồng đều ở các xã trên địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi giúp khuyến nông Yên Châu ngày càng phát triển, Tuy nhiên do chỉ được đào tạo chuyên sâu một chuyên ngành nên những cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm sẽ còn gặp khó khăn trên địa bàn mình phụ trách.
* Chuyên ngành đào tạo:
Chuyên ngành đào tạo của cán bộ khuyến nông là vấn đề hết sức quan trọng. Một người CBKH có năng lực thì trước hết phải được đào tạo về những chuyên ngành cơ bản để họ làm tốt công tác của mình. Không những được đào tạo chuyên sâu mà người CBKN còn phải có những hiểu biết rộng trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp nói riêng và sản xuất, kinh tế thị trường cũng như đời sống của những người nông dân. Từ đó mới giúp nâng cao hiểu biết của người nông dân, mới phát triển kinh tế bền vững. Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ CBKN huyện Yên Châu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4 Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ CBKN huyện Yên Châu tính đến năm 2012
STT Trình độ
Cán bộ trạm Khuyến nông viên cơ sở
Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 Trồng trọt 3 33.3 9 36 2 Chăn nuôi 2 22.2 6 24 3 Lâm nghiệp 1 11.1 2 8 4 Nông lâm 2 22.2 3 12 5 Ngành khác 1 11.1 5 20 6 Tổng số 9 100 25 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ khuyến nông, 2013)
Qua bảng trên cho ta thấy đối với CBKN của Trạm số cán bộ được đào tạo về trồng trọt là 3 người (chiếm 33.3%), sau đó các ngành chăn nuôi và nông lâm chiếm 22.2% mỗi ngành. Các ngành còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Đối với KNVCS thì số cán bộ tròng trọt cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 36% (9 người), sau đó là các ngành chăn nuôi và một số ngành khác chiếm tỷ lệ tương đối cao. Còn ngành nông lâm và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Một điều đặc biệt là số cán bộ có chuyên ngành đào tạo là khuyến nông và phát triển nông thôn không có. Điều này lý giải vì sao những năm vừa qua các chương trình dự án, các hoạt động liên quan đến khuyến nông chưa thực sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng tới người dân. Ngay cả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, việc mở rộng một số mô hình khuyến nông vẫn còn hạn chế…Ngày nay khuyến nông đã được Đảng và nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Chuyên ngành khuyến nông và phát triển nông thôn đã được đào tạo tại một số trường đại học và cao đẳng trong nước, sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho ngành khuyến nông ngày càng phát triển.
* Về kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn:
Trong công tác khuyến nông thì không những người cán bộ phải nắm vững kiến thức, nhiệt tình trong công việc mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong công việc. Cách tiếp cận với người dân và cách xử lý các tình huống trong công việc đều phải tích lũy dần trong quá trình làm việc. Thời gian công tác của đội ngũ CBKN huyện Yên Châu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5 Thời gian công tác của đội ngũ CBKN huyện Yên Châu năm 2012
STT Thời gian công tác
(Năm)
Cán bộ trạm Khuyến nông viên cơ sở
Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 <2 2 22.2 6 24 2 2-6 1 11.1 9 36 3 7-10 2 22.2 7 28 4 >10 4 44.4 2 8 5 Tổng 9 100 25 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ khuyến nông huyện, 2013)
Qua bảng trên cho ta thấy: Số CBKN của Trạm có thời gian công tác từ 10 năm trở lên chiếm 44.4% (4 người), còn đối với khuyến nông viên cơ sở là 8% (2 người). Họ là những người gắn bó với ngành nông nghiệp. Có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn.
Số cán bộ có thời gian công tác dưới 2 năm và từ 2 – 6 năm chiếm số lượng nhiều, họ là những cán bộ trẻ. Tuy thời gian công tác chưa lâu nhưng họ lại hăng hái, nhiệt tình trong công viêc, họ mang những kiến thức, kỹ thuật mới được học trong trường cùng với những kinh nghiệm học hỏi từ cán bộ có thời gian công tác lâu năm họ sẽ dần khẳng định năng lực và vị trí của mình.
* Về trình độ tin học và ngoại ngữ:
- Về tin học: Tất cả các CBKN đã được đào tạo về tin học văn phòng (Word, Excel) trong quá trình học ở các trường đại học, cao đẳng. Do điều kiện làm việc còn gặp khó khăn nên một số CBKN ít sử dụng máy tính trong công
việc . Các thông tin, dữ liệu về hoạt động khuyến nông cơ sở đã được tổng hợp, hệ thống và lưu giữ trong máy tính.
- 98% CBKN đều đã được học ngoại ngữ cơ bản trong quá trình học phổ thông và tại các trường đại học, cao đẳng , trung cấp. Tuy nhiên trong công việc hiện nay họ hầu như không có cơ hội để sử dụng, trau dồi.
* Về tiếp cận thông tin:
Đa số các CBKN đều đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến hoạt động khuyến nông. Qua tìm hiểu, các CBKN đều nắm bắt được các quy định cơ bản về hoạt động khuyến nông, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.