Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 97)

2. Mục đ ích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

3.5. Một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đất sản xuất nông

nghiệp của huyện Lộc Bình

Sử dụng đất như thế nào để đem lại hiệu quả cao là một vấn đề hết sức phức tạp, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phương, qua nghiên cứu tìm hiểu bước đầu, tôi xin được đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lộc Bình như sau:

3.5.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Giải pháp về hệ thống giao thông: Huyện cần tập trung cao hơn nữa các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 Giải pháp về hệ thống thủy lợi: Cần tăng cường xây dựng mới các đập tràn và nâng cấp công trình tưới, tiêu cục bộ đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác lúa, màu của huyện Lộc Bình.

3.5.2. Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp

Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hướng sản xuất có hiệu quả.

Xây dựng các chính sách trợ giá hợp lý để khuyến khích sản xuất, sử dụng các giống cây, con mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người dân thực hiện tốt các quyền sử dụng

đất theo quy định của Luật Đất đai.

Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn. Ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế.

Cải tiến các thủ tục cho vay tới các hộ nông dân, mở rộng khả năng cho vay

đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.

Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ,... thông qua các chính sách ưu đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá thuê và thời gian thuê đất, tín dụng, ngân hàng,...

Chính sách xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nước đồng thời có cơ chế quản lý thích hợp, thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 doanh, có chếđộưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

3.5.4. Giải pháp về thị trường

Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Khuyến khích mở rộng thị trường trong huyện, xây dựng các khu dịch vụ thương mại thu mua nông sản phẩm tại các xã, hỗ trợ thâm nhập vào thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò chủđạo của Hợp tác xã nông nghiệp để

có thểđảm nhiệm dịch vụđầu ra cho nông sản hàng hoá.

Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại Lộc Bình với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.

Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng.

3.5.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Có chếđộđãi ngộđối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ cao vềđịa phương công tác.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm,... đến cơ sở, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ.

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.

3.5.6. Giải pháp về giống

Với phương châm tranh thủ các điều kiện sẵn có của các cơ sở nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi, tập trung chủ yếu ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hoá giống lúa trong sản xuất đại trà dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quả đã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ.

3.5.7. Giải pháp về nhân lực

Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến lâm tại cơ sở. Lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, dạy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Huyện Lộc Bình là huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 100.094,98 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 85.880,15 ha chiếm 85,80 % diện tích tự nhiên; huyện chia làm 3 tiểu vùng. Huyện Lộc Bình có điều kiện tự nhiên, nguồn nước, khí hậu, thời tiết thuận lợi và thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây trồng hàng năm.

2. Toàn huyện có 04 loại hình sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp, với 15 kiểu sử dụng đất. Trong đó chuyên lúa có 01 kiểu sử dụng đất (lúa xuân – lúa mùa); loại hình sử dụng đất Lúa – Màu có 03 kiểu sử dụng đất; loại hình sử dụng đất Chuyên màu có 08 kiểu sử dụng đất; loại hình sử dụng đất trồng rừng sản xuất có 03 kiểu sử dụng đất.

3. Kết quảđánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.1 Đối với đất trồng cây hàng năm

Loại hình sử dụng đất LUT chuyên màu cho hiệu quả kinh tế cao nhất; nhưng lại đem lại giá trị hiệu quả xã hội thấp nhất. Trong đó việc sử dụng đất chuyên màu ở Tiểu vùng 2 thuận lợi hơn Tiểu vùng 3, Tiểu vùng 1.

LUT lúa – màu cho hiệu quả kinh tếở mức TB; nhưng lại đem lại giá trị hiệu quả xã hội cao nhất. LUT này ở Tiểu vùng 3 thuận lợi hơn so với Tiểu vùng 2, Tiểu vùng 1 không có LUT này.

LUT chuyên lúa cho giá trị kinh tế thấp nhất, đem lại giá trị hiệu quả xã hội trung bình. LUT này ở Tiểu vùng 2 thuận lợi hơn so với Tiểu vùng 3, Tiểu vùng 1.

3.2 Đối với đất trồng rừng sản xuất

Kiểu sử dụng Thông cho hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất; Kiểu sử

dụng đất Keo cho hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội khá cao; Kiểu sử dụng đất Bạch

đàn cho hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội thấp nhất.

Tiểu vùng 3 có lợi thếđối với kiểu sử dụng đất Thông, Keo, Bạch đàn so với Tiểu vùng 2, Tiểu vùng 1; Tiểu vùng 2 có lợi thế hơn so với Tiểu vùng 1.

Việc trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngoài việc cung cấp hàng hoá, lâm sản cho nhu cầu xã hội, còn góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 vệ sinh thái, tăng cường chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

4. Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới:

- Tiểu Vùng 1 có điều kiện phát triển LUT chuyên màu (với các kiểu sử dụng

đất Ngô – Ngô, chuyên rau, đậu các loại, Ngô – Khoai lang); LUT chuyên lúa (Lúa xuân – Lúa mùa), thông, bạch đàn. Đề xuất bổ sung thêm thêm 2 kiểu sử dụng đất Lạc – Ngô, Lạc – Lạc.

- Tiểu Vùng 2 có điều kiện phát triển LUT chuyên màu (với các kiểu sử dụng

đất Lạc – Ngô, Lạc - Khoai lang, Lạc - Lạc, Chuyên rau, đậu các loại, Ngô – Cải bắp, Ngô – Su hào); LUT Lúa – màu (với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây); Thông, Bạch đàn.

- Tiểu vùng 3 có điều kiện phát triển LUT chuyên màu (với các kiểu sử dụng

đất Chuyên rau, đậu các loại, Ngô – Cải bắp, Ngô – Su hào); LUT lúa – màu (với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây); kiểu sử dụng đất Bạch đàn.

Đồng thời, đề xuất bổ sung các kiểu sử dụng đất Lạc - Khoai lang, Lạc – Lạc.

5. Giải pháp để thực hiện các đề xuất mở rộng diện tích các loại hình sử dụng

đất có triển vọng trên địa bàn huyện Lộc Bình: Giải pháp về cơ sở hạ tầng, giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về thị

trường, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về giống, giải pháp về nhân lực.

2. Kiến nghị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất nông – Lâm nghiệp huyện Lộc Bình cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh thái từng vùng và nghiên cứu về thị trường nông sản để phát triển sản xuất hàng hóa; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội huyện Lộc Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thái Bạt (2008), Thoái hóa đất và sử dụng đất bền vững, Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hội khoa học đất Việt Nam.

2. Vũ Thị Bình (1993), Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng, huyện Mỹ Văn – tỉnh Hải Hưng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tháng 3, trang 391-392.

3. Vũ Thị Bình (2010), Bài giảng Sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Bồng (1995), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO.

5. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. Tôn Thất Chiểu (2008), Tài nguyên đất và yêu cầu sử dụng đất bền vững, hiệu quả, Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hội khoa học đất Việt Nam.

7. Ngô Thế Dân (2001), Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, (1), trang 3-4.

8. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn (2008), Canh tác bảo tồn trên đất dốc miền núi miền Bắc Việt Nam, Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hội khoa học đất Việt Nam (09/2008).

9. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 262 – 293.

10. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, NXB nông nghiệp Hà Nội.

11. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

14. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Hà Nội.

15. Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1995), Kết quả bước đầu đánh giá Tài nguyên đất Việt Nam, Hội thảo quốc gia vềđánh giá và quy hoạch sử dụng đất.

16. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Phạm Ngọc Thụy (2010), bài giảng Môi trường và phát triển.

18. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng, Hợp tác Pháp - Việt chương trình lưu vực sông Hồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

19. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

20. Trung tâm từđiển ngôn ngữ (1992), Từđiển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

21. Luật Đất đai năm 2013, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Niên giám thống kê huyện Lộc Bình năm 2013.

23. Phòng TN&MT huyện Lộc Bình (2014), tài liệu Kiểm kê đất đai năm 2013.

24. Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), Hiện trạng sử dụng đất (01/01/2012).

25. Huỳnh Thu Hòa – Võ Văn Bé (2013), tài nguyên đất. Truy cập từ website:http://vietsciences1.free.fr/vietscience/giaokhoa/biology/moitruongvaconnguoi/tai nguyendat.htm.

26. Nguyễn Văn Tiên (2008), dân số và sự bền vững an ninh lương thực, báo mới ngày 25/12/2008. Truy cập từ http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/giadinh.net.vn/Dan- so-va-su-ben-vung-an-ninh-luong-thuc/2303625.epi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96

PHỤ LỤC 1

Biến động diện tích cây trồng chính qua các năm của huyện Lộc Bình

Cây trồng Diện tích (ha) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 14532 14811 16270 15033 16904 1. Cây hàng năm 13436 13585 14629 13753 15809 a. Cây lương thực 10323 10228 10268 10112 10430 - Lúa 6956 7018 7005 6841 6991 - Ngô 2368 2312 2281 2328 2383 - Khoai lang 401 399 384 393 456 - Khoai tây 307 470 821 500 250 - Sắn 598 499 598 550 600 b. Rau đậu các loại 2679 2761 3249 2720 4315 - Rau các loại 1399 1401 1422 1528 1635 - Đậu các loại 1280 1360 1827 1192 2680

c. Cây công nghiệp 434 596 1112 921 1064

- Đỗ tương 52 33 30 45 47 - Lạc 48 46 68 80 81 - Vừng 6 4 5 7 7 - Mía 45 42 83 186 404 - Thuốc lá 283 471 926 603 525 2. Cây ăn quả lâu năm 789 756 820 780 845

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)