Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp của huyện Lộc

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 54)

2. Mục đ ích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

3.2.3Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp của huyện Lộc

3.2.3.1 Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Hệ thống cây trồng của huyện khá đa dạng bao gồm các nhóm cây: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Trong những năm qua, diện tích cây lúa năm 2009 là 6956 ha, đến năm 2013 là 6991 ha. Diện tích cây lương thực: Ngô, sắn, khoai lang được duy trì qua các năm (diện tích ngô năm 2009 là 2368 ha, đến năm 2013 là 2383 ha; diện tích sắn năm 2009 là 598, đến năm 2013 là 600 ha; diện tích khoai lang năm 2009 là 401 ha, đến năm 2013 là 456 ha).

Diện tích các loại cây thực phẩm có xu hướng tăng từ 2679 ha năm 2009 lên 4315 ha vào năm 2013. Chủ yếu trong nhóm cây thực phẩm này là các loại cây rau màu, đậu các loại; trong đó, cây rau các loại có diện tích gieo trồng tăng từ 1399 ha năm 2009 lên 1635 ha năm 2013, đậu các loại có diện tích gieo trồng tăng từ 1280 ha năm 2009 lên 2680 ha năm 2013.

Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả kinh tế khá cao, phù hợp với đất đai và khí hậu của huyện. Trong nhiều năm trở lại đây cây khoai tây đã trở thành cây trồng quan trọng trong vụ Đông – Xuân của nông dân huyện Lộc Bình, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Sản xuất khoai tây tạo ra lượng hàng hoá lớn, tập trung và khá ổn định của ngành nông nghiệp huyện. Vùng sản xuất khoai tây của Lộc Bình tập trung tại xã Đồng Bục, Xuân Mãn, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Tú Đoạn, Tú Mịch, Khuất Xá, Đông Quan, Hữu Khánh…Diện tích khoai tây năm 2013 là 250 ha.

Các loại cây công nghiệp hàng năm: Lạc, đỗ tương trừ cây vừng đều tăng về

diện tích gieo trồng.

Trong những năm qua, cây trồng cho giá trị kinh tế cao đó là cây thuốc lá. Diện tích trồng thuốc lá tập trung chủ yếu ở các xã Đông Quan, Sàn Viên, Khuất xá, Tú Đoạn……. Năm 2013 diện tích trồng thuốc lá là 525 ha.

Từ năm 2010 đến nay diện tích trồng cây ăn quả tại huyện biến động, giảm nhiều (năm 2010 diện tích đất trồng cây ăn quả là 770 ha, đến năm 2011 diện tích

đất là 775 ha, đến năm 2013 diện tích đất trồng cây ăn quả còn 761 ha, giảm 28 ha so với năm 2010). Việc giảm mạnh diện tích này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do việc chăm sóc đòi hỏi yêu cầu, kỹ thuật canh tác phù hợp; trong khi

đó, trình độ dân trí, phong tục tập quán, thiếu kỹ thuật, người dân chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây ăn quả, do vậy hiệu quả kinh tế của các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 loại cây trồng này đem lại không cao, sản phẩm không đồng đều về chất lượng, chủng loại, thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn biến động…

Một số dự án trồng cây ăn quả đã được triển khai trên địa bàn huyện Lộc Bình từ giai đoạn 2005 đến năm 2010, đến thời điểm hiện tại đều đã chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác.

3.2.3.2 Các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp

Huyện Lộc Bình có diện tích rừng biến động tăng theo các năm, năm 2009 diện tích rừng là 67.096,05 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 52.951,42 ha, diện tích rừng phòng hộ là 14.144,63 ha; năm 2013 diện tích đất rừng của huyện là 71.841,91 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 59.558,96 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 12282,95 ha. Thông là cây có diện tích khá lớn, chiếm 85% diện tích rừng. Rừng sản xuất gồm các cây trồng: Thông, Bạch đàn, Keo. Hàng năm Huyện

ủy, HĐND và UBND huyện Lộc Bình đều đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu đưa diện tích rừng trồng tăng lên mỗi năm trồng mới trên 1000 ha, nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Vì vậy, diện tích rừng trên địa bàn huyện tăng theo thời gian, góp phần phát triển kinh tếđồi rừng, bảo đảm an toàn, chống lũ quét, sạt lởđất.

3.2.3.3. Tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình

Theo kết quả điều tra trên địa bàn 3 xã đại diện cho 3 Tiểu vùng của huyện Lộc Bình với tổng số hộđiều tra là 90 hộ, chiếm 0,48 % tổng số hộ của toàn huyện, tổng số nhân khẩu điều tra là 450 nhân khẩu, bình quân số hộ điều tra có 5 người/hộ, lao động trong độ tuổi bình quân là 3,05 người/hộ. Đa số diện tích đất của nông hộ chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm từ 80 đến 85% diện tích của các hộ. Qua

điều tra phỏng vấn các hộ cho thấy quy mô diện tích các hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ 0,1 – 1,3 ha/hộ, đất lâm nghiệp từ 1 – 1,5 ha/hộ. Diện tích đất nông lâm nghiệp của các hộ chủ yếu dùng để canh tác lúa, cây màu và trồng rừng.

3.2.3.4. Mức đầu tư cho sản xuất và sử dụng lao động của các hộ gia đình

Thực tế điều tra phỏng vấn nông hộ, tôi thấy 80 % các hộ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng. Qua điều tra tình hình sử dụng giống lúa trong sản suất có trên 80% số hộ sử dụng giống lúa Bao Thai vào vụ mùa, giống lúa Kim cương vào vụ xuân; còn lại 20% sử dụng giống lúa lai, Khang dân. Ngoài ra có hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 80% số hộ sử dụng giống ngô lai và giống ngô nếp. Ngoài đầu tư giống lúa và giống ngô lai người dân còn đầu tư các giống cây khác như lạc, Khoai tây, thuốc lá và rau các loại...

Đa số các hộ được hỏi đều cho biết họ chỉ sử dụng lao động tự có trong gia

đình. Vào thời kỳ nông nhàn, đa số người lao động nông nghiệp ở nông thôn sang Trung Quốc làm thuê, tăng thêm thu nhập.

Bảng 3.7: Các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp chủ yếu huyện Lộc Bình năm 2013 TT Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích (Ha) Toàn huyện Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 vùng 3 Tiểu TỔNG 59156 10832 30162 18162

1 Đất Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 2214 406 1407 401 2 Đất Lúa – Màu Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây 1320 0 950 370 Lúa Mùa - Khoai tây 330 0 120 210 Lúa Mùa - Thuốc lá 524 0 524 0 3 Đất Chuyên

màu Lạc – Ngô 254 0 254 0

Lạc - Khoai lang 283 0 283 0

Lạc - Lạc 246 0 246 0

Ngô - Khoai lang 442 99 286 57

Ngô – Ngô 1456 101 1050 305 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngô - Cải bắp 142 0 80 62 Chuyên rau, đậu các loại 240 20 100 120

Ngô –Su hào 150 0 89 61

4 Đất trồng rừng

sản xuất Thông Mã vĩ 39644 8706 20058 10880 Bạch đàn 8338 1500 2715 4123

Keo 3573 0 2000 1573

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Theo bảng số liệu trên ta thấy toàn huyện có 04 loại hình sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp, với 15 kiểu sử dụng đất. Trong đó chuyên lúa có 01 kiểu sử

dụng đất (lúa xuân – lúa mùa); loại hình sử dụng đất lúa – màu có 03 kiểu sử dụng

đất; loại hình sử dụng đất chuyên màu có 08 kiểu sử dụng đất; loại hình sử dụng đất trồng rừng sản xuất có 03 kiểu sử dụng đất. Những năm gần đây do thời tiết, khí hậu huyện Lộc Bình không thuận lợi, lạnh và mưa nhiều nên nhân dân trên địa bàn huyện chỉ gieo trồng 2 vụ/ năm, thời tiết cũng đã phần nào ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng trên địa bàn huyện.

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 54)