Phương hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 88)

2. Mục đ ích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

3.4.1Phương hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình

3.4.1.1 Phương hướng

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Lộc Bình nhiệm kỳ 2011 – 2015 và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020; phát triển nông nghiệp tập trung vào những vấn đề sau:

- Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với việc từng bước xây dựng nông thôn mới bền vững.

- Chuyển đổi phương thức sản xuất từ quảng canh sang thâm canh, đặc biệt là sản xuất lúa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho các huyện xung quanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 - Chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

- Chuyển đổi cơ cấu cấy trồng, cơ cấu mùa vụ nhằm tăng năng suất và sản lượng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tăng giá trị thu được trên một đơn vị

diện tích.

- Tận dụng lợi thế về nhiệt ẩm theo mùa ở vùng cao phát triển các loại rau thực phẩm đặc thù của địa phương. Lồng ghép kết hợp các mô hình trồng trọt, chăn nuôi gia súc và thủy sản…tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập và hiệu quảđầu tư.

- Phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, đưa các loại giống con có giá trị kinh tế cao, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và vệ sinh môi trường.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên đất lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, gắn quy hoạch sản xuất với bố trí lại dân cư hợp lý. Trên cơ sở xã hội hóa ngành lâm nghiệp để phát triển vốn rừng, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, làm giàu rừng. Chú trọng thực hiện chương trình trồng rừng kinh tế, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và chất lượng lâu dài.

- Đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản trên cơ sở tận dụng tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các loại hình, đối tượng nuôi thủy sản, nhất là các loại có giá trị

kinh tế cao là đặc sản của địa phương; phấn đấu tăng nhanh sản lượng và nâng cao giá trị kết hợp với phát triển chăn nuôi, trồng trọt, mở mang ngành nghề.

- Thực hiện chính sách khuyến nghiệp, có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; bố trí cây trồng vật nuôi hợp lý. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Thực hiện

đồng bộ các chính sách khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực huyện có tiềm năng, thế mạnh nhất là trong lĩnh vực chế biến nông – lâm – thủy sản và mở các đại lý bao tiêu sản phẩm trên địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 bàn. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động theo hướng người nông dân tự chọn nghề.

3.4.1.2 Mục tiêu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, với sựđa dạng và cơ cấu hợp lý các sản phẩm có chất lượng, phục vụ cho nhu cầu trong huyện và một phần cho thị trường bên ngoài cũng như xuất khẩu. Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho huyện, khai thác hiệu quả tiềm năng của huyện và phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân.

Sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động lâm nghiệp, đảm bảo đóng góp của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao mức sống của người dân nông thôn,

đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.

Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới làm thay đổi cơ bản nông thôn Lộc Bình về cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội và đời sống vật chất tinh thần của nông dân nói riêng và của dân cư khu vực nông thôn nói chung.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 88)