2. Mục đ ích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.4.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với tổng diện tích đất tự nhiên là 33095,1 nghìn ha. Trong đó đất nông nghiệp là 26280,5 nghìn ha, chiếm
79,41 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích các loại đất nông nghiệp cụ thể như sau:
Bảng 1.2 : Diện tích các loại đất nông nghiệp (01/01/2012) ĐVT: Nghìn ha STT Đất nông nghiệp 26280,5 1 Đất sản xuất nông nghiệp 10151,1 1.1 Đất trồng cây hàng năm 6401,3 1.1.1 Đất trồng lúa 4092,8 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 45,5 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2263,0 1.2 Đất trồng cây lâu năm 3749,7 2 Đất lâm nghiệp 15373,1 2.1 Đất rừng sản xuất 7406,6 2.2 Đất rừng phòng hộ 5827,3 2.3 Đất rừng đặc dụng 2139,2 3 Đất nuôi trồng thủy sản 712,0 4 Đất làm muối 17,9 5 Đất nông nghiệp khác 26,5
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Việt Nam là một nước đa phần dân số sống bằng nghề nông, việc sử dụng đất canh tác trên đầu người nông dân thấp là trở ngại to lớn nhưng diện tích đất chưa sử
dụng còn tới 9,29 % tổng diện tích tự nhiên. Chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi, tuy có tiềm năng lớn như do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa với cường độ lớn nên hiện tượng xói mòn rửa trôi thường xảy ra mạnh mẽ, theo đó là việc khai thác sử dụng đất không hợp lý.
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 toàn lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất. Đất đã bị thoái hoá rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu. Nguyên nhân của quá trình thoái hoá đất có thể là:
- Quá trình rửa trôi và xói mòn đất
Đây là quá trình phổ biến vì 3/4 diện tích đất tự nhiên là đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập trung 4 – 5 tháng trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm.
Ngoài ra, quá trình xói mòn, rửa trôi gia tăng do hoạt động của con người mà
đặc trưng là: Mất rừng, đốt nương làm rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc.
- Quá trình hoang mạc hoá
Theo định nghĩa của FAO thì “hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt... Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn dẫn đến giảm sút hoặc hủy hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn”. Chỉ tiêu quan trọng nhất
để xác định độ hoang mạc hóa là tỷ lệ lượng mưa hàng năm với lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trong giới hạn từ 0,05 - 0,65 (Công ước chống sa mạc hoá).
Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực vật, địa hình dốc, chia cắt mạnh, nơi có lượng mưa thấp (700 – 1500 mm/năm), lượng bốc hơi tiềm năng đạt 1000 – 1800 mm/năm (Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên Châu). Ở Việt Nam, do hậu quả của việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế
hệ (du canh, du cư, độc canh, quãng canh…) nên đất bị thoái hoá nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và khả năng hoang mạc hoá ngày càng phát triển.
1.5. Các công trình nghiên cứu vềđánh giá đất và sử dụng đất nông nghiệp
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững và nội dung đề tài KT 02.09 do GS- TS Trần An Phong làm chủ
nhiệm năm 1995. Tài liệu này xây dựng trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
đểđánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất. Với mục tiêu quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác phát triển và bảo vệ sức khoẻ loài người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 + Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam (Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng, 1995).
+ Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO (Nguyễn Đình Bồng, 1995).
- Các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp: + Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả: Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (Cao Liêm và các cs., 1990).
+ Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ
Văn – tỉnh Hải Hưng (Vũ Thị Bình, 1993).
+ Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng (Đào Thế Tuấn và Pascal Berget, 1998).
+ Đánh giá kinh tếđất lúa vùng đồng bằng sông Hồng (Quyền Đình Hà, 1993). + Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng (Vũ Năng Dũng, 1997).
+ Hiệu quả sử dụng đất trũng sâu vào nuôi cá và chăn vịt ở các vùng đất trũng ngoại thành Hà Nội (Nguyễn Quang Hoạt và Nguyễn Văn Khanh , 1996).
- Một số công trình nghiên cứu khác về sử dụng đất nông nghiệp:
+ Từ năm 1995-2000 Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công – huyện Châu Giang – Tỉnh Hưng Yên.
+ Từ năm 1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế vì sự phát triển (CIRAD) và các thành viên khác như Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Viện Nghiên cứu vì sự phát triển (IRD)
đã thực hiện các dự án cho các hệ thống nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (dự án SAM); các dự án này đặc biệt chú trọng vào công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên đất dốc bền vững như biện pháp gieo ủ hạt trực tiếp trên mặt đất, bảo vệ lớp bề mặt đất, ruộng bậc thang có che phủ, biện pháp thâm canh, luân canh, vv...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Các hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp gồm các loại cây ngắn ngày, cây lưu niên (cây ăn quả, cây lâm nghiệp) và cỏ chăn nuôi phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Một số giống cỏ như cỏ voi đã được công nhận đưa vào hệ thống nông – lâm nghiệp nhằm phát triển ngành chăn nuôi đồng thời tránh được sự khai thác chồng chéo giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp (Lê Quốc Doanh và Hà Đình Tuấn, 2008).
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của Đỗ Văn Viện, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Tô Dũng Tiến, Nguyễn Huy Cường, Hoàng Văn Khẩn...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm và đất trồng rừng sản xuất trên
địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Do hiện nay, trên địa bàn huyện Lộc Bình diện tích đất trồng cây lâu năm diện tích biến động nhiều, cuối năm 2013 đầu năm 2014 diện tích cây lâu năm còn lại rất ít. Đất rừng phòng hộđã giao cho UBND các xã quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt; vì vậy, trong đề tài này chúng tôi không nghiên cứu, đánh giá hiệu quảđất trồng cây lâu năm và đất rừng phòng hộ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lộc Bình từ năm 2009 đến nay.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Lộc Bình và một số xã điểm nghiên cứu đại diện.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường
- Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường; - Đánh giá vềđiều kiện kinh tế - xã hội;
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.
2.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Lộc Bình. - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lộc Bình.
- Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp huyện Lộc Bình.
2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm + Đánh giá hiệu quả về kinh tế của các loại hình sử dụng đất. + Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất. + Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đối với đất trồng rừng sản xuất
+ Đánh giá hiệu quả về kinh tế của các loại hình sử dụng đất. + Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất. + Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất.
2.3.4 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lộc Bình
- Phương hướng mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình - Đề xuất các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lộc Bình
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng sinh thái trên địa bàn huyện, tiến hành điều tra nông hộ tại các xã điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Theo chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của UBND huyện Lộc Bình và và dựa trên cơ sở vềđặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc điểm địa hình huyện Lộc Bình chia làm 3 Tiểu vùng:
Tiểu vùng 1 là vùng núi cao, đất dốc (đất có độ dốc từ 15 – 200, nhiều nơi trên 200) gồm các xã: Mẫu Sơn, Tam Gia, Lợi Bác, Xuân Dương, Ái Quốc, Minh Phát, Hữu Lân.
Tiểu vùng 2 là vùng đồi núi thấp (phần lớn đất có độ dốc từ 8 – 150) gồm các xã: Yên Khoái, Khuất Xá, Tú Đoạn, Sàn Viên, Đông Quan, Nam Quan, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Xuân Lễ, Lục Thôn, Như Khuê, Hiệp Hạ, Xuân Tình, Nhượng Bạn.
Tiểu vùng 3 là vùng đất thấp và thung lũng, gồm các xã: Bằng Khánh, Xuân Mãn, Đồng Bục, thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương, Hữu Khánh.
- Tiểu vùng 1: Đại diện là xã Hữu Lân. - Tiểu vùng 2: Đại diện là xã Tú Đoạn. - Tiểu vùng 3: Đại diện là xã Hữu Khánh.
Đây là các xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng tương đối đặc trưng cho các tiểu vùng.
2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu về đất đai, nguồn nước, khí hậu.… có sẵn từ các cơ quan chuyên môn của huyện Lộc Bình: Phòng Tài nguyên và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê….
- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ trực tiếp thông qua các bộ câu hỏi, phiếu điều tra: Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên. Tổng số hộđiều tra là 90 hộ (bình quân 30 hộ/xã).
2.4.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động qua các năm để rút ra kết luận.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL; kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
2.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của các LUT
2.4.4.1 Tính hiệu quảđất trồng cây hàng năm
- Hiệu quả kinh tế: Tính toán GTSX/ha, CPSX/ha, TNHH/ha, GTNC, HQĐV. + Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp (GTSX/1ha): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong thời gian 1 năm.
+ Chi phí sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp (CPSX/1ha): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để chi phí cho các yếu tốđầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất của 1 LUT trong thời gian 1 năm.
+ Thu nhập hỗn hợp trên 1ha đất nông nghiệp (TNHH/1ha). TNHH = GTSX - CPSX - Clđ thuê Trong đó:
Clđ thuê: LàChi phí lao động đi thuê (nếu có) + Hiệu quảđồng vốn (HQĐV) = TNHH/CPSX
+ Giá trị ngày công lao động (GTNC) = TNHH/số công lao động
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp.
- Hiệu quả xã hội: Thể hiện qua một số chỉ tiêu:
+ Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho ng−êi dân. + Giá trị ngày công lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 - Hiệu quả môi trường: Thể hiện qua một số chỉ tiêu
+ Chếđộ luân canh cây trồng và kỹ thuật canh tác. + Mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
2.4.4.2 Tính hiệu quảđất rừng trồng sản suất
- Giá trị sản xuất: Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ.
- Chi phí cố định là chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản vườn rừng như: cây giống, phát quang, san mặt bằng, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân và lấp hố,...
- Tỷ lệ lợi ích - đầu tư (BCR): Là tỷ số giữa giá trị hiện tại thu nhập (PVB) với giá trị hiện tại của chi phí (PVC)
Các cây trồng rừng sản xuất phải kéo dài nhiều năm (Thời gian > 9 năm mới cho thu hoạch sản phẩm), nên giá trị tiền tệ của chi phí và thu nhập thay đổi theo thời gian, do đó trong tính toán tôi đã hiện tại hóa giá trị (quy về giá trịở thời điểm hiện tại bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu).
Công thức tính giá trị hiện tại của lượng tiền trong tương lai PV = FV x 1/(1 + r)t
Trong đó:
PV: là giá trị hiện tại của lượng tiền (năm t);
FV: là lượng tiền thực tế tại thời điểm năm t trong tương lai; t: là năm thứ t trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây;
r: là mức chiết khấu; r= r1 + r2 (trong đó r1 là lãi suất ngân hàng, r2 tỷ lệ lạm phát nền kinh tế)
- Hiệu quả xã hội:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha) + Giá trị ngày công lao động.
+ Đảm bảo gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. -Hiệu quả môi trường: Độ che phủ đất, khả năng chống xói mòn, cải thiện môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Huyện Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng