Phương pháp đánh giá hiệu quả của các LUT

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 35)

2. Mục đ ích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

2.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của các LUT

2.4.4.1 Tính hiệu quảđất trồng cây hàng năm

- Hiệu quả kinh tế: Tính toán GTSX/ha, CPSX/ha, TNHH/ha, GTNC, HQĐV. + Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp (GTSX/1ha): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong thời gian 1 năm.

+ Chi phí sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp (CPSX/1ha): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để chi phí cho các yếu tốđầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất của 1 LUT trong thời gian 1 năm.

+ Thu nhập hỗn hợp trên 1ha đất nông nghiệp (TNHH/1ha). TNHH = GTSX - CPSX - Clđ thuê Trong đó:

Clđ thuê: LàChi phí lao động đi thuê (nếu có) + Hiệu quảđồng vốn (HQĐV) = TNHH/CPSX

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC) = TNHH/số công lao động

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp.

- Hiệu quả xã hội: Thể hiện qua một số chỉ tiêu:

+ Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho ng−êi dân. + Giá trị ngày công lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 - Hiệu quả môi trường: Thể hiện qua một số chỉ tiêu

+ Chếđộ luân canh cây trồng và kỹ thuật canh tác. + Mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

2.4.4.2 Tính hiệu quảđất rừng trồng sản suất

- Giá trị sản xuất: Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ.

- Chi phí cố định là chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản vườn rừng như: cây giống, phát quang, san mặt bằng, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân và lấp hố,...

- Tỷ lệ lợi ích - đầu tư (BCR): Là tỷ số giữa giá trị hiện tại thu nhập (PVB) với giá trị hiện tại của chi phí (PVC)

Các cây trồng rừng sản xuất phải kéo dài nhiều năm (Thời gian > 9 năm mới cho thu hoạch sản phẩm), nên giá trị tiền tệ của chi phí và thu nhập thay đổi theo thời gian, do đó trong tính toán tôi đã hiện tại hóa giá trị (quy về giá trịở thời điểm hiện tại bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu).

Công thức tính giá trị hiện tại của lượng tiền trong tương lai PV = FV x 1/(1 + r)t

Trong đó:

PV: là giá trị hiện tại của lượng tiền (năm t);

FV: là lượng tiền thực tế tại thời điểm năm t trong tương lai; t: là năm thứ t trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây;

r: là mức chiết khấu; r= r1 + r2 (trong đó r1 là lãi suất ngân hàng, r2 tỷ lệ lạm phát nền kinh tế)

- Hiệu quả xã hội:

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha) + Giá trị ngày công lao động.

+ Đảm bảo gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. -Hiệu quả môi trường: Độ che phủ đất, khả năng chống xói mòn, cải thiện môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Huyện Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 23 km theo Quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Quảng Ninh, phía Tây giáp huyện Chi Lăng và Tây Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Nam giáp huyện Đình Lập, phía

Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Có vị trí toạ độđịa lý: Từ 21029’37” đến 21051’46” vĩđộ Bắc và từ 106045’4” đến 107040’42” kinh độĐông.

Lộc Bình là huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn với chiều dài đường biên giới với Trung Quốc là 31,69 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 100.094,98 ha, chiếm 12,02 % tổng diện tích cả tỉnh, huyện có 29 đơn vị hành chính gồm hai thị

trấn là thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dương, 27 xã và 290 thôn, khu phố.

2. Địa hình

Huyện Lộc Bình nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng, độ cao trung bình so với mặt nước biển 352 m, cao nhất là đỉnh núi Mẫu Sơn (1.541 m). Địa hình của huyện nghiêng từ bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 vùng rõ rệt.

+ Vùng núi cao: Chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700 - 900 m gồm các xã: Mẫu Sơn, Tam Gia, Lợi Bác, Ái Quốc, Minh Phát, Hữu Lân... Phần lớn đất có độ dốc > 20o.

+ Vùng đồi núi thấp: Có độ dốc từ 8 – 150, bao gồm các xã: Yên Khoái, Khuất Xá, Tú Đoạn, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thôn, Như Khuê, Hiệp Hạ, Xuân Tình...

+ Vùng thung lũng bằng: Gồm các xã chạy theo dọc Quốc lộ 4B, một phần chạy theo dọc theo sông Kỳ Cùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 3. Đặc điểm khí hậu Do đặc điểm của địa lý, địa hình nên có thể chia Lộc Bình thành 2 vùng tiểu khí hậu khác nhau: - Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn; - Vùng khí hậu thung lũng sông Kỳ Cùng;

Đặc điểm khí hậu của Lộc Bình là nằm trong vùng có mùa đông lạnh, chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở

vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các tiểu vùng.

- Nhiệt độ: Về cơ bản, khí hậu Lộc Bình vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ năm >75600C, số giờ nắng 1400-1450 giờ, bức xạ tổng cộng 110- 120kcal/cm2/năm, nhiệt độ TB năm 210C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc. Nhưng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 370C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống -20C

- Chế độ mưa: Lộc Bình là huyện có lượng mưa khá của tỉnh Lạng Sơn, lượng mưa trung bình 1349mm (Riêng vùng núi Mẫu Sơn có lượng mưa khá cao 2000-2400mm/năm).

- Các yếu tố khí hậu khác: Độ ẩm tương đối thấp (82-83%), lượng bốc hơi cao 800mm… Hoạt động của gió chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình.

4. Thủy văn, nguồn nước

Huyện Lộc Bình có hệ thống lưu vực của 2 con sông chính:

+ Sông Kỳ Cùng: Lưu vực tại huyện chiếm 75 % nguồn nước tự nhiên của huyện. + Sông Lục Nam: Lưu vực tại huyện chiếm 24% nguồn nước tự nhiên của huyện. + Ngoài ra, có các nguồn khác chiếm 1 % nguồn nước tự nhiên của huyện. Trên địa bàn huyện còn có rất nhiều suối nhỏ phân bố khắp các xã có tác dụng bồi đắp tạo ra những loại đất phù sa ngòi suối khá màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài tác dụng bồi đắp phù sa tạo ra những cánh đồng phù sa, hệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 thống ngòi suối của huyện còn là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất

Theo kết quả báo cáo thống kê đất đai năm 2013, đến ngày 01/01/2014, hiện trạng sử dụng đất của huyện Lộc Bình như sau:

Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có: 100094,98 ha, phân theo mục đích sử

dụng gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó:

Đất nông nghiệp có diện tích 85.880,15 ha, chiếm 85,9% tổng diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp với diện tích 6.817,73 ha, chiếm 6,8% tổng diện tích tự nhiên.

Đất chưa sử dụng 7.397,10 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích tự nhiên.

Về chất lượng đất phân theo nguồn gốc phát sinh gồm có 4 nhóm đất chính.

Bảng 3.1: Các nhóm đất phân theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện Lộc Bình

TT Tên đất hiệu Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa P

1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua Pbe 528,2 0,52 2 Đất phù sa được bồi chua Pbc 945,33 0,94 3 Đất phù sa ngòi suối Py 785,88 0,78 II Nhóm đất đỏ vàng F 4 Đất đỏ vàng trên đất sét và biến chất Fs 55.708,7 55,65 5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 29.654,94 29,62 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.702,69 5,69 7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước FL 1.678,61 1,67

III Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H

8 Đất mùn vàng nhạt trến đá cát Hq 1.328,27 1,32

IV Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D

9 Đất thung lungc do sản phẩm dốc tụ D 2.948,79 2,94

Tổng diện tích 100.094,98 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 a) Nhóm đất phù sa: Có 3 đơn vịđất:

a1) Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe)

Diện tích 528,2 ha chiếm 0,52% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Bằng Khánh, Vân Mộng, Như Khê, Lục Thôn, Đồng Bục ven sông Kỳ Cùng.

Đất được hình thành do sự bồi đắp một lượng phù sa mới hàng năm, tùy điều kiện địa hình và tốc độ dòng chảy mà lượng phù sa mới được bồi thêm dày hoặc mỏng. Loại đất này thích hợp phát triển các cây hoa màu, lương thực như ngô, đậu

đỗ năng suất khá.

a2) Đất phù sa được bồi chua (Pbc)

Diện tích 945,33 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên. Hình thành do sự

bồi đắp của sông Kỳ Cùng nhưng do ở bậc thềm cao hơn nên chỉ những năm nước lớn mới được bồi đắp. Loại đất này phân bố ở các xã Khuất Xã, Tú Đoạn, Quan Bản, Đông Quan.

Đối với những chân đất có điều kiện tưới nên bố trí trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa màu, ở những nơi địa hình cao thành phần cơ giới nhẹ không chủ động tưới tiêu nên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

a3) Đất phù sa ngòi suối (Py)

Diện tích 785,88 ha, chiếm 0,78% tổng diện tích tự nhiên. Phân bốở các dải

đất hẹp ven suối thuộc các xã Tam Gia, Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Hữu Lân, Nam Quan. Loại đất này có diện tích không nhiều nhưng lại có vị trí quan trọng trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn vùng núi. Hiện nay đang được sử dụng trồng hoa màu (ngô, đậu, đỗ…) và lúa nước ở những nơi có điều kiện tưới. Tuy nhiên đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, mặt khác dễ bị ngập úng và lũ quét vào mùa mưa.

Để sử dụng có hiệu quả loại đất này cần đảm bảo tưới tiêu chủđộng và xây dựng hệ

thống bờ vùng bờ thửa vững chắc để giữ nước. Đặc biệt phải đầu tư thâm canh: Bón nhiều phân hữu cơ cân đối với các loại phân khoáng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm thu hoạch năng suất cao, ổn định, đảm bảo sử dụng đất bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 b) Nhóm đất đỏ vàng: Gồm 4 đơn vịđất:

b1) Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs)

Diện tích 55.708,7 ha chiếm 55,65% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bốở nhiều nhất ở các tất cả các xã trong huyện trừ thị trấn Na Dương.

Những nơi đất dốc trên 150 cần được canh tác theo kiểu nông lâm kết hợp, dốc trên 250 nên trồng khoanh nuôi bảo vệ rừng. Khi canh tác trên loại đất này cần quan tâm áp dụng các biện pháp chống xói mòn, bồi dưỡng và cải tạo đất để canh tác ổn định và bền vững.

b2) Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)

Diện tích 29.654,94 ha chiếm 29,62% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều

ở tất cả các xã trừ các xã: Hiệp Hạ, Tam Gia.

Trên loại đất này phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15° đã được khai thác trồng hoa màu nương rẫy và một ít cây lâu năm. Vùng đất dốc >15° ít nơi còn giữ được rừng phần nhiều là đất trống đồi trọc hoặc trảng cỏ cây bụi. Đất vàng nhạt trên

đá cát có nhiều hạn chế như độ phì nhiêu thấp, cơ giới nhẹ, tầng đất không dày và lẫn nhiều sỏi đá. Canh tác trên loại đất này cần coi trọng biện pháp giữ ẩm trong mùa khô hạn, chống xói mòn trong mùa mưa lũ bằng biện pháp che phủ cho đất.

b3) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

Diện tích 5.702,69 ha chiếm 5,69 % tổng diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều ở

các xã Nam Quan, Đông Quan, Sàn Viên, Khuất Xá, Tú Đoạn, Hữu Khánh, Lục Thôn, Đồng Bục và thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương nằm trong vùng có các bậc thềm cao tiếp giáp với vùng đồng bằng phù sa mới ven các sông Kỳ Cùng.

Trên loại đất này phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15°, đồi thoải lượn sóng và gần nguồn nước rất thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây ăn quả và các loại cây hoa màu ngắn ngày năng suất khá cao. Canh tác trên loại đất này cần coi trọng biện pháp chống xói mòn rửa trôi cho đất, bón phối hợp các loại phân đặc biệt là phân hữu cơ.

b4) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL)

Diện tích 1.678,61 ha chiếm 1,67% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên các sườn thấp trong các thung lũng tập trung nhiều ở các xã Đồng Bục, Hữu Khánh, Quan Bản, Đông Quan, Nam Quan, Xuân Dương, Khuất Xá, Tú Đoạn, Tĩnh Bắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có diện tích không nhiều nhưng rất quan trọng đối với việc sản xuất lúa nước của huyện. Tùy thuộc vào điều kiện tưới mà loại đất này được sử dụng trồng 2 vụ lúa /năm hoặc trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu. Tuy nhiên do phương thức canh tác không hợp lý (quảng canh, độc canh), không coi trọng thâm canh ngay từđầu nên đa số diện tích loại đất này đang bị thoái hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, sản xuất không ổn định.

c) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Có 1 đơn vịđất.

Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)

Nhóm đất này được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá trầm tích. Nhóm đất mùn đỏ vàng phân bố ở độ cao từ 900m trở lên. Mặc dù đây là loại đất không mấy ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp theo phân loại phát sinh do yếu tốđộ

cao được sử dụng trong phân loại nên nó được chia thành nhóm đất mùn vàng đỏ

trên núi. Các đơn vị dưới nhóm dựa vào nguồn gốc đá mẹ.

Phân bố trên đỉnh núi Xã Mẫu Sơn. Do phân bố ở địa hình dốc đi lại khó khăn nên phần lớn được sử dụng vào trồng rừng. Với đất này cần đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng, bên cạnh đó cũng cần lựa chọn một số diện tích có độ dốc <15°, tầng dày để phát triển một số loại rau hoặc rau giống, cây ăn quả ôn đối cây dược liệu.

d) Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Có 1 đơn vịđất.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)

Diện tích 2.948,79 ha chiếm 2,94 % tổng diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở

các xã Bằng Khánh, Xuân Mãn, Vân Mộng, Như Khuê, Nhượng Bạn, Hiệp Hạ, Minh Phát, Hữu Khánh, Mẫu Sơn, Yên Khoái, Tú Mịch, Tam Gia, Tú Đoạn, Khuất Xá, Đông Quan, Sàn Viên, Nam Quan, thị trấn Na Dương.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích nhỏ tính chất lý hoá học không

ổn định nhưng là loại đất đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho miền núi. Trên loại đất này phần lớn được trồng 2 vụ lúa năng suất khá cao.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)