Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 26)

2. Mục đ ích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài

1.4.1Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, mỗi nước có một nền sản xuất nông nghiệp khác nhau nhưng tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với đời sống con người thì đều được thừa nhận. Sản xuất nông nghiệp là một nền sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống con người mà bất kỳ nền sản xuất nào cũng không thể thay thếđược.

Tuy nhiên, dân số hiện nay đang ngày một tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm đang là một áp lực lớn đối với toàn thế giới. Đểđảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác đất đai; do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng vào những năm 80 và đầu thập kỷ 90 loài người phải đương đầu với những thử thách lớn về suy thoái: Phạm vi toàn thế giới, đất đai bị khai thác triệt

để, các biện pháp bảo vệ độ phì nhiêu không còn được áp dụng, đất mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, xói mòn, nhiễm mặn...Theo đánh giá của chương trình môi trường Liên hiệp quốc 1,2 tỷ ha – gần 11% diện tích đất trồng trọt của thế giới đang bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Bảng 1.1: Tình hình diễn biến và dự báo diện tích đất canh tác và dân số thế giới Năm (TriDân số

ệu người)

Diện tích đất canh tác(106 ha)

Diện tích đất canh tác/người (ha)

1965 1980 1990 2000 Ước tính 2025 3.027 4.450 5.100 6.200 8.300 1.380 1.500 1.510 1.540 1.650 0,46 0,34 0,30 0,25 0,20

(Nguồn: Trích theo Đỗ Nguyên Hải, 2001)

Đất canh tác của thế giới có hạn nhưng ngày càng tăng do con người phải khai thác thêm những diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của con người. Tuy vậy, diện tích bình quân đất canh tác trên đầu người không tăng do dân số thế giới ngày một tăng.

Do đó, muốn đảm bảo an ninh lương thực con người cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, bảo dưỡng đất trồng trọt, cải tạo đất xấu, chú trọng bảo vệ môi sinh, môi trường, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, chuyển dịch tăng năng suất cây trồng.

- Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới:

Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và đề ra nhiều phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các phương pháp đã

được nghiên cứu, áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đều tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả của các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất,

để từ đó sắp xếp bố trí lại một phương thức luân canh mới phù hợp hơn, nhằm khai thác tối ưu năng suất đất đai.

+ Tại Thái Lan: Nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua cây trồng luân canh lúa xuân – lúa mùa, hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất, họđã đưa cây đậu tương thay thế lúa xuân trong cây trồng luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất tăng lên rõ rệt- nhờđó hiệu quả sử dụng đất nâng cao.

+ Tại Trung Quốc: Việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chếđộ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

+ Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ

thuật canh tác SALT.

SALT là hệ thống canh tác trên đất dốc trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả, các bước thiết lập là:

- Xác lập đường đồng mức của mương bằng khung hình chữ A;

- Làm đất và trồng cây theo đường đồng mức. Đánh dấu một dải rộng 1m theo đường đồng mức và cày, xới lên. Hai luống cây theo đường đồng mức, gieo hạt

đậu để làm băng chắn và sau đó làm cây phân xanh.

- Trồng cây lâu năm: Cà phê, ca cao, chuối... cùng độ cao.

- Trồng cây ngắn ngày: Dứa, gừng, khoai sọ, dưa hấu, kê, ngô, khoai lang, lạc đỗ... trồng theo hàng giữa các cây lâu năm.

Cây phân xanh: Hàng cây họđậu có khả năng cốđịnh đạm, được cắt 30 – 45 ngày/lần tới độ cao 1,0 - 1,5 cm. Phần cắt được dải trên mặt đất để làm phân hữu cơ. - Luân canh: Luân canh cây lương thực như cây ngô hay cây lúa nương... thành dải trước khi trồng đậu và ngược lại.

- Làm ruộng bậc thang xanh: Chất đống hữu cơ như rơm, cuống, thân, cành...và thậm chí rải đá sỏi lên nền của các hàng cây họ đậu. Các bậc thang bền vững sẽđược hình thành trên các rải này sau một thời gian và sẽ giữđất.

Qua nghiên cứu, kỹ thuật đã làm đã làm tăng độ che phủ chống xói mòn, làm giàu, năng suất cây trồng tăng so với phương pháp truyền thống từ 2 - 3 lần.

Từ kết quả này, FAO cho rằng “Áp dụng các biện pháp nông lâm kết hợp là phương pháp tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa, đồng thời thiết lập lại cân bằng sinh thái của môi trường” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp huyện lộc bình tỉnh lạng sơn (Trang 26)