Tình hình dừa trên các vườn

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 34)

Tuổi cây

Theo kết quả điều tra cho thấy, vườn dừa từ 0-10 năm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hộ điều tra với 56,7%, số hộ có vườn dừa trên 30 năm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,7% (Hình 3.1).

Bảng 3.2 Tỷ lệ số hộ về diện tích canh tác dừa của nông dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Vườn dừa có độ tuổi từ 0-10 năm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là do trước đây người dân phá bỏ dừa trồng cây khác nhưng vẫn cho thu nhập không cao và không ổn định, nên người dân mới trồng dừa lại. Nguyên nhân khác là do các vườn dừa quá lớn tuổi nên nông dân trồng xen dừa mới vào, đến khi cho trái thì đốn bỏ dừa lão đi. Theo Trần Thế Tục, (1998) thông thường thì các loại cây ăn trái có thời gian phát triển trung bình khoảng 12-15 năm, nên khi so sánh với các loại cây ăn trái khác thì dừa là loại cây sống rất lâu năm có thể phát triển đến 50-60 năm vì vậy phải mất một khoảng thời gian khá dài mới cho thu hoạch và cho trái ổn định, theo một số người dân cho rằng yếu tố tác động nhiều nhất là giá cả, do giá dừa không ổn định nên người dân không còn thiết tha lắm đến cây dừa. Mỗi loại cây ăn trái điều có tiềm năng kinh tế, nhìn chung cây dừa có tiềm năng kinh tế lớn và có nhiều lợi thế riêng, có khả năng cạnh tranh với các loại cây ăn trái khác . Thực tế cho thấy nếu nông dân trồng giống có năng suất cao, biết áp dụng hiệu quả các biện pháp trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa đồng thời chế biến các phần của cây dừa thành các sản phẩm có giá trị cao đưa vào thị trường trong và ngoài nước thì hiệu quả kinh tế thu được từ cây dừa là rất cao và tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Giai đoạn dừa trên vườn

Kết quả điều tra ở Hình 3.2 cho thấy đa phần các vườn dừa đang cho trái chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 81,7% số hộ, chưa cho trái là 11,7% và sau thu hoạch là 6,6%.

Do đặc tính của cây dừa là thời gian cây tơ dài chậm cho trái. Dừa có phát hoa sau khi trồng từ 3-8 năm, nhóm dừa cao từ 5-8 năm còn nhóm dừa lùn từ 3-4 năm (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005), tuy vậy thời gian sống rất lâu từ 50-120 năm nên khi trồng được từ 3-8 năm dừa bắt đầu cho trái rất lâu và ổn định. Phát hoa rất to, trổ quanh năm ở nách lá, mỗi nách lá có một phát hoa,

Hình 3.1 Phần trăm số hộ có vườn dừa qua các độ tuổi khác nhau tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

nếu điều kiện sinh trưởng thuận lợi, trung bình mỗi tháng dừa cho ra một tàu và có thể cho ra ít nhất 12 quầy mỗi năm. Từ khi hình thành phát hoa và đậu trái đến khi già mất khoảng 12 tháng do vậy thời gian mang trái của cây dừa gần như là quanh năm. Tuy nhiên quá trình điều tra cho thấy kỹ thuật canh tác dừa của người dân chưa được tốt nên chỉ cho được từ 7-8 quầy/năm. Nhiều nông hộ thu hoạch dừa tươi để cung cấp cho thị trường, khoảng 2-3 tháng sẽ thu hoạch một lần nên cũng sẽ có thời điểm cây dừa bước vào giai đoạn sau thu hoạch nhưng rất ngắn chỉ 1-2 tháng, để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh sản tiếp theo.

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 34)