Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 26)

Đặc điểm hình thái của bọ vòi voi được mô tả qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2013)

Trứng: được đẻ trong các khe nứt, rảnh ở phần cuối của rễ phụ, ở gốc thân cây, hoặc trên hoa, cuống hoa, cuống trái. Trứng có màu trắng trong dài 1-1, 1 mm. Giai đoạn trứng kéo dài 6 ngày.

Ấu trùng: màu vàng lợt có 5 tuổi là: tuổi 1: 1-2 mm; tuổi 2: 2,1-2,6 mm; tuổi 3: 3,3-4,0 mm; tuổi 4: 4,2-5,5 mm; tuổi 5: 5,8-7,2 mm. Ấu trùng sống bằng cách đục đường hầm trong vỏ trái.

Nhuộng: nhuộng trần, không tạo kén, màu trắng đục. Chiều dài cơ thể khoảng 6,7-7,2 mm. Hóa nhộng trong các đường đục của mô cây. Giai đoạn nhộng kéo dài 10-16 ngày.

Trưởng thành: bọ vòi voi trưởng thành là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen. Cánh có 2 đốm trước ở đầu cánh và cuối cánh. Trưởng thành sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuống trái. Chiều dài con trưởng thành khoảng 7-8 mm, chiều ngang khoảng 1,5 mm.

Theo Hill (1983), vòng đời của bọ vòi voi D. frumenti kéo dài 10-12 tuần, bao gồm trứng 4-9 ngày, sâu non 8-10 tuần và nhộng 9-10 ngày (trong tự nhiên). Gần đây Liao và Chen (1997) cũng báo cáo một vòng đời tương tự với các pha trứng, sâu non và nhộng lần lượt là 6-10, 35-40 và 10-16 ngày. Thời gian trưởng thành là 15-22 ngày. Thời gian của các pha cũng được tìm thấy tương tự do (González Núñez et al. 2002) trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 25 ±1°C, HR = 70%±10% HR), sử dụng mía làm nguồn thức ăn.

Bọ vòi voi trưởng thành bị lôi cuốn bởi dịch tiết từ vết thương trên mô cây dừa (Kalshoven, 1981) hoặc từ cuống hoa (Lepesme, 1947) và đến đẻ trứng ở những vị trí khác nhau: chùm hoa, cuống hoa, gốc cuống lá hay trong các khe hở (nứt) ở phần gốc của những rễ bất định.

Khả năng sinh sản trung bình là 0,13 trứng/bọ cái/ngày trong suốt thí nghiệm trên mía (González Núñez et al. 2002). Khả năng này là thấp để tạo sự cân bằng với thời gian sống dài của thành trùng. Dù thành trùng chỉ sống 15- 20 ngày.

Ở Đài Loan, bọ cái đục lỗ bằng miệng để đẻ trứng gần bề mặt của bẹ lá chưa mở trên cây cau Mascarena verchaffeltii (Liao và Chen, 1997), trong khi đó González Núñez et al. (2002) báo cáo trong một thí nghiệm với mía làm thức ăn, thì bọ vòi voi cái đẻ trứng ở độ sâu 1-2,5 mm và không có dấu hiệu của sự đẻ trứng được thấy từ bên ngoài cây mía.

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)