Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của bọ vòi voi D Frumenti trên

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 29)

trên các vườn dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Mục tiêu: nhằm tìm hiểu về hiện trạng canh tác, mức độ hiểu biết của nông dân về bọ vòi voi và tình hình gây hại của bọ vòi voi trên các vườn dừa tại 2 huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Phương pháp điều tra:

- Điều tra nông dân

Điều tra được tiến hành trên 60 phiếu, tại mỗi huyện tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ trồng dừa có diện tích canh tác trên 1.000 m2. Khoảng cách mỗi hộ tối thiểu 500 m. Điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông dân dựa trên phiếu điều tra được soạn sẵn (Phụ lục 1) bao gồm các thông tin như sau:

+ Thông tin sơ lược về người được phỏng vấn: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, kinh nghiệm trồng dừa.

Tình hình canh tác: tổng diện tích canh tác, loại vườn, giai đoạn dừa trong vườn khi điều tra.

Thông tin về giống: tên giống, nguồn gốc giống, giống trồng nhiều nhất trên vườn, nguyên nhân chọn giống.

Cách trồng: mật độ trồng , kiểu trồng.

Cung cấp nước: số lần, thời gian cung cấp, vị trí tưới cho cây dừa. Làm cỏ: số lần, thời gian, cách thực hiện, loại cỏ chính trong vườn. Bón phân: loại phân, số lần, liều lượng, thời gian, cách thực bón phân. Cắt tỉa tàu dừa (bẹ dừa): số lần, thời gian cắt tỉa, hiệu quả.

+ Tình hình sâu bênh hại trên dừa theo nhận thức của nông dân:

Thành phần loài động vật và côn trùng gây hại chính trên các vườn dừa. Các loại bệnh hại trên các vườn dừa.

Loài gây hại quan trọng nhất. Bệnh gây hại quan trọng nhất.

- Khảo sát trên vườn: tại mỗi hộ sau khi phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra soạn sẵn, sẽ khảo sát trực tiếp trên vườn theo 5 điểm chéo góc (bốn điểm ngoại vi và một điểm trung tâm), tại mỗi điểm quan sát 1 cây. Trên mỗi cây quan sát và ghi nhận tỷ lệ gây hại của bọ vòi voi D. frumenti.

- Chỉ tiêu ghi nhận:

Tỷ lệ trái bị hại/tổng số trái trên buồng dừa. Tỷ lệ buồng bị hại/tổng số buồng trên cây.

Tỷ lệ trái bị hại/tổng số trái quan sát theo kích thước trái (<5 cm, 5-10, >10).

- Xử lý số liệu: sau khi điều tra, tiến hành phân tích, đánh giá tập trung vào các yếu tố như: diện tích, đất đai, giống, chế độ nước tưới, các yếu tố kỹ thuật canh tác như: giống, mật độ, cách trồng, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa bẹ dừa.

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)