Đặc tính giống dừa

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Nguồn gốc giống

Theo kết quả điều tra có 58,3% số hộ dùng dừa để tại vườn làm giống, 38,3% số hộ mua giống từ những hộ khác, có rất ít hộ đến các trại giống để mua giống về trồng chỉ chiếm 8,3% (Hình 3.3).

Muốn dừa có năng suất cao và chất lượng tốt phải lựa chọn trái trên những cây có đặc tính tốt như năng suất cao, ổn định (trên 100 trái/năm), có ít nhất 12 quầy/năm, quầy có nhiều trái và chất lượng copra tốt (trên 150g/trái), không bị sâu bệnh. Chọn những trái tròn đều, nặng, không quá lớn hay quá nhỏ, không bị dị tật hay sâu bệnh (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005). Do Sóc Trăng là vùng có truyền thống trồng dừa từ rất lâu đời ở ĐBSCL, nên đa số người dân sử dụng nguồn dừa tại vườn để làm giống, không theo một tiêu chuẩn nhất định vì vậy chất lượng giống đôi khi không được đảm bảo. Những hộ phải mua giống từ những hộ khác là do ban đầu không có giống hay không chọn được giống tốt tại vườn. Hầu như các hộ không mua giống từ các trại giống hay các trung tâm giống, vì giá cả cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư ban

Hình 3.2 Tỷ lệ các giai đoạn dừa trên các vườn được điều tra tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

đầu cho các vườn dừa. Khi trồng dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định sự thành bại cho vườn dừa và gắn liền với kinh tế của từng hộ gia đình. Để đảm bảo chất lượng giống tốt nhất thì người dân nên sử dụng giống được cung cấp từ các trung tâm giống hay trại giống có uy tín.

Giống dừa trồng nhiều nhất trên vườn

Kết quả điều tra, cho thấy 60% số hộ trồng dừa ta, trong đó có cả dừa ta xanh và ta vàng. Các giống dừa ẻo chiếm 16,7%, các giống dừa xiêm, dừa dâu chiếm tỉ lệ tương đương nhau từ 25-30%, các giống dừa còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể (Hình 3.4).

Hình 3.3 Tỷ lệ nguồn gốc giống của các nông hộ được điều tra tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Hình 3.4 Tỷ lệ giữa các giống dừa trồng trên các vườn được điều tra tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Để có được dừa giống chất lượng trên vườn người nông dân phải có kỹ thuật tốt để tuyển chọn những cây tốt, năng suất cao để làm giống. Có rất nhiều giống dừa được người dân lựa chọn để trồng tuy nhiên phổ biến nhất là dừa ta, ngoài ra còn có các giống khác như dừa xiêm, dừa dâu, dừa ẻo. Trong một vườn, nông dân không chỉ trồng đơn thuần một giống duy nhất mà có khi đến hai hay bốn giống. Việc lựa chọn một giống dừa để trồng chủ lực trên vườn còn tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống dừa đó mang lại. Giống dừa ta được chọn nhiều nhất, vì đây là giống dừa có từ rất lâu đời, cơm dày trên 1 cm mặt khác đa số các vườn dừa đều đang cho trái ổn định nên mặc dù có rất nhiều giống dừa mới cho năng suất cao hơn, nhưng người dân ít chịu cải tạo lại toàn bộ vườn vì sẽ tốn rất nhiều thời gian và mất nguồn thu nhập đến 7-10 năm.

3.1.1.5 Kiểu trồng và mật độ trồng

Kiểu trồng

Từ kết quả điều tra, số hộ trồng theo kiểu nanh sấu chiếm 48,3%, 35% số hộ trồng theo kiểu hình vuông và 16,7% trồng theo hình chữ nhật. Do trong quá trình thiết kế vườn của nông dân do muốn tận dụng diện tích đất trồng cũng như năng cao lợi nhuận nên đa phần trồng dừa theo kiểu nanh sấu, vì số lượng cây/ha nhiều hơn so với kiểu trồng hình vuông và hình chữ nhật. Tuy nhiên trên thực tế cũng có một số nông hộ thiết kế vườn theo kiểu líp đơn nên chỉ trồng được một hàng giữa bờ nhưng có tỷ lệ không đáng kể (Bảng 3.3).

Mật độ

Kết quả điều tra ở Bảng 3.4 cho thấy các vườn trồng nhiều mật độ khác nhau. Mật độ các hộ trồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 26-30 cây trên 1.000 m2 với 40%. Khoảng cách giữa hai hàng từ 5-6 m chiếm tỷ lệ cao nhất 58,2% còn khoảng cách giữa các cây 6,1-7 m chiếm 46,7% số hộ, chiếm tỷ lệ cao hơn so với các khoảng cách còn lại.

Nhìn chung, các hộ nông dân đều có chung quan điểm là muốn thu được năng suất cao ngay từ khi cây tơ bắt đầu cho trái, nên trồng với mật số

STT Kiểu trồng Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Nanh sấu 29 48,3

2 Hình vuông 21 35,0

3 Hình chữ nhật 10 16,7

Bảng 3.3 Tỷ lệ số hộ về các kiểu trồng được nông dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng áp dụng

tương đối dày. Việc trồng với mật số cao như vậy sẽ dẫn đến sự cạnh tranh dinh dưỡng rất lớn trên vườn và tạo điều kiện cho nhiều loại sâu hại tồn tại và phát triển từ đó dẫn đến thiệt hại năng suất mà nông dân khó có thể lường trước được.

Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2005), đối với giống dừa cao nên trồng ở khoảng cách từ 7,5-8 m và dừa lùn từ 6,5-7 m. Từ đó cho thấy khoảng cách trồng của nông dân như vậy là khá dày việc sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng để phát triển trên vườn dừa là rất lớn, làm giảm năng suất nghiêm trọng vì vậy nông dân cần bố trí vườn lại sao cho khoảng cách hợp lý hơn. Có thể loại bỏ bớt những cây dừa cho hiệu quả không cao trong vườn để tăng khoảng cách. Tuy nhiên việc bố trí lại vườn dừa trên thực tế có rất ít nông dân thực hiện, nguyên nhân là cây đang cho trái nếu đốn đi sẽ rất phí.

STT Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Mật độ trồng cây/ 1.000 m2 20-25 19 31,7 26-30 24 40,0 >30 17 28,3 2 Hàng cách hàng 5- 6 35 58,3 6,1-7 21 35,0 >7 4 6,7 3 Cây cách cây 5-6 25 41,7 6,1-7 28 46,7 >7 7 11,6 3.1.2 Tình hình canh tác 3.1.2.1 Mô hình canh tác Loại vườn

Tại tỉnh Sóc Trăng, qua quá trình điều tra cho thấy người dân thường áp dụng hai hình thức phổ biến cho vườn dừa là mô hình chuyên canh và mô hình xen canh, trong đó mô hình chuyên canh chiếm 71,7%, 28,3% số hộ áp dụng mô hình xen canh (Bảng 3.5).

Bảng 3.4 Tỷ lệ số hộ về mật độ và khoảng cách trồng được nông dân áp dụng tại các vườn dừa của huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Việc lựa chọn mô hình canh tác sao cho phù hợp là rất quan trọng vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện đất đai, nước và loại cây trồng. Theo người dân, mặc dù áp dụng mô hình xen canh đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng cũng làm ảnh hưởng phần nào đến năng suất vườn dừa, gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc. Thực tế cho thấy thời gian nước mặn xâm nhập cũng làm ảnh hưởng rất lớn, thường vào mùa khô thì thời gian xâm nhập mặn kéo dài đến vài tháng nên rất khó áp dụng mô hình xen canh, do đa số cây trồng xen không chịu được điều kiện nước mặn kéo dài. Tuy nhiên, nếu có biện pháp ngăn chặn hay hạn chế nước mặn như đấp bờ bao chứa nước ngọt quanh năm hay xây dựng các cống đập lớn cho cả vùng để ngọt hóa thì mô hình xen canh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực hơn.

Loại hình xen canh

Qua khảo sát các loại hình xen canh của nông dân trồng dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú có 29,4% số hộ chọn cây ca cao để trồng xen, 41,2% trồng xen chanh và 29,4% chọn các loại cây khác như nhãn, xoài, cau (Bảng 3.6).

Hiện nay, không chỉ có cây dừa mà đa số các vườn trồng các loại cây khác đều áp dụng mô hình xen canh, vì không những tận dụng được diện tích đất dưới tán dừa mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Việc lựa chọn cây trồng xen cũng rất quan trọng vì nó quyết định sự thành công của vườn dừa. Thực tế trong một vườn dừa thì cây dừa chỉ sử dụng khoảng 20% diện tích đất vì vậy diện tích đất còn trống là rất lớn. Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2005), tùy theo tuổi cây mà có thể trồng xen chuối, rau, màu,… ở vườn dừa tơ từ 7-8 năm tuổi và có thể trồng xen tiêu, khóm, ca cao, măng cụt trong vườn dừa trên 20 năm tuổi. Vì chanh là loại cây cho giá trị kinh tế khá cao, dễ chăm sóc lại là cây trồng xen rất thích hợp trong vườn dừa nên được người dân lựa chọn nhiều nhất (chiếm 41,2%). Những vườn trồng xen chuối hay cỏ vòi voi để nuôi bò thì đa số là vườn dừa mới trồng, chủ yếu lấy ngắn nuôi dài nhưng số lượng không đáng kể. Ở đây đa số người dân trồng xen với diện tích còn quá thấp nên chưa tận dụng được hết quỹ đất của vườn. Bên cạnh đó, có một số ít nông hộ trồng xen rất nhiều loại cây trồng khác trong vườn dừa, không theo

STT Mô hình canh tác Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Chuyên canh 43 71,7

2 Xen canh 17 28,3

Bảng 3.5 Tỷ lệ số hộ về các mô hình canh tác của nông dân tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

quy cách nhất định nên gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc, quản lý sâu bệnh cũng như thu hoạch trái.

3.1.2.2 Nước tưới

Theo kết quả điều tra, có 31,7% số hộ tưới nước cho vườn dừa vào mùa khô, còn lại 68,3% số hộ không tưới mà phụ thuộc hoàn toàn nước mưa. Đa phần nông dân đều tưới nước vào gốc với 89,5% số hộ, 10,5% tưới cả tán để làm mát cho các vườn dừa mới trồng, do cây con còn thấp (Bảng 3.7).

STT Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Quản lý nước Có 19 31,7

Không 41 68,3

2 Cách tưới Dưới gốc 17 89,5

Cả tán cây 2 10,5

Nước rất cần cho sự phát triển của cây trong tất cả các giai đoạn phát triển, sau khi đặt cây con phải tưới nước đẫm, sau đó nếu không có mưa thì 2- 3 ngày tưới một lần, khi cây trưởng thành cũng phải tiếp tục tưới trong mùa nắng để dừa có năng suất cao (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005). Đa số nông dân tận dụng vào nguồn nước mưa có sẵn, nên nhu cầu nước của cây dừa bị thiếu rất nhiều trong mùa nắng, vì vậy cần tăng cường cung cấp thêm nước cho cây vào mùa khô nhằm tăng thêm năng suất. Số lần tưới trong năm còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, lao động và thành phần cây trong vườn, thường các vườn dừa có trồng xen thêm các loại cây trồng khác thì tưới thường xuyên hơn, các vườn chuyên canh gần như không tưới vào mùa khô.

STT Cây trồng xen Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Ca cao 5 29,4

2 Chanh 7 41,2

3 Nhãn, xoài, cau 5 29,4

Bảng 3.6 Tỷ lệ số hộ về các loại hình xen canh trồng vườn dừa của nông dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 3.7 Tỷ lệ số hộ về việc quản lý nước tưới tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

3.1.2.3 Quản lý cỏ

Số hộ có thực hiện các biện pháp quản lý cỏ dại chiếm 86,7%, 13,3% là không quan tâm đến vấn đề cỏ dại trong vườn. Có 63,5% số nông hộ làm cỏ bằng tay và 36,5% là phun thuốc. Trong quá trình quản lý cỏ của các nông hộ thì có 69,2% số hộ làm cỏ 1 lần mỗi năm, 26,9% làm cỏ từ 2-3 lần và số hộ làm cỏ trên 3 lần là chiếm 3,9% (Bảng 3.8).

Thực tế cho thấy có những hộ tận dụng cỏ mọc trong vườn để chăn nuôi tăng thêm thu nhập cho gia đình, vì vậy không cần phải tốn thêm tiền thuê nhân công làm cỏ. Thông thường, cỏ trong vườn dừa mọc rất ít nên đa số nông dân không dùng thuốc hóa học để diệt mà dùng phương pháp làm bằng tay là chủ yếu. Việc làm cỏ trong vườn dừa cũng tiến hành vào thời điểm nhất định trong năm, thường là tránh để cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây dừa đặc biệt là dừa còn nhỏ tuy nhiên đối với các vườn dừa trưởng thành nên để cỏ trong vườn với mật độ thích hợp để đảm bảo cho việc che phủ đất, tránh xói mòn đất khi tưới. Ngoài ra để hạn chế cỏ, có thể trồng xen thêm các loại rau màu như cây họ đậu để tăng thêm thu nhập đồng thời tăng thêm lượng đạm cho cây và tạo độ tơi xốp cho đất.

STT Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Quản lý cỏ Có 52 86,7 Không 8 13,3 2 Cách làm Tay 33 63,5 Phun thuốc 19 36,5 3 Số lần 1 36 69,2 2-3 14 26,9 >3 2 3,9 3.1.2.4 Cắt tỉa bẹ

Qua kết quả điều tra, số hộ cắt tỉa bẹ dừa chiếm 71,7% và 28,3% không cắt tỉa bẹ. Theo đa phần ý kiến của nhiều nông hộ thì việc cắt tỉa bẹ dừa với hai mục đích chính là tạo sự thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại chiếm 69,7% số hộ, 30,3% cho rằng việc cắt tỉa bẹ dừa sẽ hạn chế được chuột gây hại. Có 81,4% số hộ cắt tỉa bẹ từ 1-2 lần mỗi năm, còn lại 18,6% số hộ cắt tỉa bẹ từ 3 lần trở lên (Bảng 3.9).

Việc cắt tỉa bẹ dừa là rất quan trọng vì sẽ tạo được sự thông thoáng cần thiết cho cây dừa, khi cắt tỉa bẹ dừa các nông hộ sẽ loại bỏ đi những lá dừa già, mo dừa và những trái dừa bệnh nhằm hạn chế sự lây lan trên vườn. Nhìn chung các nhà vườn rất quan tâm đến việc cắt tỉa bẹ dừa, vì theo đa phần ý kiến của nông hộ thì vệc cắt tỉa bẹ dừa sẽ cải thiện năng suất rõ rệt trên vườn dừa. Thực tế cho thấy trên các vườn dừa có sự chênh lệch về số lần cắt tỉa bẹ dừa chỉ có một bộ phận nhỏ gia đình cắt tỉa bẹ dừa trên 3 lần. Việc cắt tỉa bẹ dừa mất rất nhiều thời gian và công sức nên số lần cắt tỉa mỗi năm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế riêng của mỗi gia đình, ở những hộ gia đình có nhiều công lao động thì đa phần tự cắt tỉa bẹ cho vườn dừa nhà mình để tiết kiệm chi phí, đối với những hộ có điều kiện kinh tế khá thông thường là thuê người cắt tỉa bẹ. STT Chỉ tiêu ghi nhận Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cắt tỉa bẹ Có 43 71,7 Không 17 28,3 2 Lý do cắt tỉa Hạn chế chuột 13 30,3

Thông thoáng, hạn chế sâu bệnh 30 69,7

3 Số lần/năm 1-2 35 81,4

>2 8 18,6

3.1.2.5 Kỹ thuật bón phân

Phân hữu cơ

Qua kết quả điều tra cho thấy, 5% số hộ sử dụng phân hữu cơ bón cho vườn dừa, có tới 95% số hộ không sử dụng phân hữu cơ (Bảng 3.10).

Phân hữu cơ đem lại chất mùn cho đất, thông thoáng đất, góp phần hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Trên đất cát, chất mùn kết dính các phân tử đất lại, giảm nhiệt độ trong đất, giữ nước tốt hơn… Tùy từng loại phân và hàm lượng hữu cơ nhiều hay ít mà phân đó có thể cung cấp các nguyên tố đa lượng và vi lượng cho cây (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001). Trong quá trình điều tra thì có rất ít hộ quan tâm đến phân chuồng (chỉ 5% số hộ sử dụng phân chuồng). Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2005) lượng phân hữu cơ nên bón cho cây từ 25-50 kg/cây/năm, phân hữu cơ sử dụng ở các nông hộ theo điều tra

Bảng 3.9 Tỷ lệ số hộ được đều tra về việc cắt tỉa bẹ dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

chủ yếu là phân chuồng và lá dừa khô ủ được người dân tận dụng để bón cho cây, còn lại những hộ không có chăn nuôi thì không chú ý đến việc sử dụng

Một phần của tài liệu điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)