Hình 3.7 cho thấy kết quả trên 3 vườn dừa tiêu biểu được chọn để tiến hành khảo sát ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 ghi nhận lại diễn biến gây hại của bọ vòi voi trên các vườn so với sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình trong khoảng thời gian khảo sát tại vườn.
Thực tế, có thể thấy tỷ lệ gây hại của vòi voi trên cả 3 vườn khảo sát ở huyện Long Phú đều nằm ở mức dưới 20%. Nhìn chung các vườn đều có tỷ lệ gây hại giảm dần từ tháng 5 đến tháng 8/2014, song song đó lượng mưa trong
Hình 3.6 Diễn biến gây hại của bọ vòi voi trên 3 vườn dừa tiêu biểu được chọn để tiến hành khảo sát tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
các tháng này lại nằm ở mức khá cao do đây là các tháng mùa mưa (tháng 4-8 năm 2014). Vườn số 1 có tỷ lệ gây hại giảm đều từ tháng 2 cho đến tháng 8. Vườn số 2 và vườn số 3 tỷ lệ gây hại có nhiều biến động giữa các tháng, tuy nhiên dao động của vườn số 3 không đáng kể trong thời gian khảo sát. Vườn số 2 có tỷ lệ gây hại tăng đột biến ở tháng 4 cho đến tháng 5 đạt mức 15% sau đó giảm dần từ tháng 6 trở về sau. Giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 6 nhiệt độ trung bình của huyện bắt đầu tăng cùng lúc đó tỷ lệ gây hại trên cả 3 vườn đều đồng loạt giảm và đáng chú ý nhất là vào tháng 3 đến tháng 5.
Nhận xét chung: Nhìn chung trên các vườn khảo sát ở 2 huyện Cù Lao Dung và Long Phú đều có tỷ lệ gây hại cao ở các tháng mùa khô và giảm xuống thấp ở các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014. Trước thời gian này nhiệt độ trung bình vào khoảng tháng 2 bắt đầu tăng nhẹ cho đến tháng 6 cùng lúc đó tỷ lệ gây hại của vòi voi hại dừa cũng bắt đầu giảm. Từ kết quả này cho thấy nhiệt độ cao kéo dài ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng gây hại của loài côn trùng này. Bên cạnh đó lượng mưa tăng trong các tháng mùa mưa cũng là điều kiện môi trường bất lợi nên trong các tháng có mưa tỷ lệ gây hại của các vườn nhìn chung đều giảm rõ rệt. Chính vì thế để có thể quản lý tốt sự gây hại của bọ vòi voi ở mức tối thiểu thì trong những tháng cuối mùa mưa (tháng 7-8) nông dân cần có biện pháp quản lý kịp thời để hạn chế kha năng gia tăng mật số, cũng như tỷ lệ gây hại của bọ vòi voi vào các tháng mùa khô của năm sau.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ