của các doanh nghiệp dầu khí
- Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều này này đã có ảnh hưởng rất lớn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí qua việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ vốn Nhà nước tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác, đồng thời việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng có nhiều ưu thế hơn do thương hiệu và uy tín của PVN.
- PVN hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, trong đó có 5 lĩnh vực kinh doanh chính của là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Lọc – hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn mà quan trọng hơn đó là những lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, những lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược của quốc gia. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp dầu khí có tốc độ phát triển nhanh về quy mô trong thời gian qua. Và các doanh nghiệp dầu khí có ưu thế rất lớn về vốn chủ sở hữu do thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ vốn để duy trì sự chi phối của Nhà nước đối với lĩnh vực then chốt của nền kinh tế này.
- Tuy nhiên, lợi nhuận của PVN hiện nay vẫn dựa trên hoạt động khai thác xuất khẩu nên lợi nhuận của ngành vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào trữ lượng khai thác và giá dầu thế giới. Sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với biến động giá dầu thế giới và sự ổn định chính trị và triển vọng của nền kinh tế thế giới. Qua các dự báo về tình hình giá dầu thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng giảm và khó có thể phục hồi trong vòng vài năm tới, nhìn nhận các doanh nghiệp dầu khí đang đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức như sau:
29
- Thuận lợi:
+ Tiềm năng khai thác còn rất lớn trong khoảng 60 năm tới.
+ Kế hoạch phát triển mở rộng thị trường hợp lý nên thị phần dầu khí trong nước ngày càng tăng.
+ Việc đồng bộ các hoạt động dầu khí trong tất cả các lĩnh vực, từ hoạt động chính như thăm dò và khai thác, phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu, điện, đạm cho đến các dịch vụ liên quan dầu khí đang ngày càng mang lại lợi ích cao hơn.
+ Tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước vì đây vẫn là ngành chiến lược cho sự phát triển kinh tế và an ninh của quốc gia.
+ Trình độ công nghệ sản xuất và trong công tác quản lý đã được nâng cao, điều đó đã giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí và lợi nhuận mang lại cao hơn.
- Khó khăn và thách thức:
+ Sự phát triển của ngành dầu khí gắn liền với biến động giá dầu thế giới , và hiện tại đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm dầu đá phiến ở Mỹ.
+ Trữ lượng dầu mỏ đang giảm trong khi chi phí thăm dò và khai thác mới chịu nhiều tốn kém và rủi ro do đang bị tranh chấp với Trung Quốc.
+ Chịu sự quản lý của Nhà nước nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh thấp.
+ Nhân lực và công nghệ chưa đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu ngành.
+ Việc mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác trong thời gian qua đã và đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các tập đoàn và các công ty khác có kinh nghiệm lâu hơn.
+ Quá trình thực hiện tái cấu trúc PVN ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí. Cụ thể: hoạt động của PVN sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, các lĩnh vực khác PVN sẽ thực hiện thoái vốn theo lộ trình. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Trong đó, có nhiều dự án của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), CTCP Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí IDICO (mã PXL) và rất nhiều dự án bất động sản khác mà PVC đang nắm giữ ở các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết.
30