Đối tượng thực nghiệm và hình thức thực nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu dạy học các phép toán ở trường trung học cơ sở, trường hợp tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (Trang 65)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Đối tượng thực nghiệm và hình thức thực nghiệm

Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh ở khối lớp 7. Chúng tôi chọn đối tượng học sinh này vì tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng đã được học ngay từ lớp 4 và nay vẫn tiếp tục gặp lại ở các lớp 6 và hoàn thiện ở lớp 7 với tập hợp số thực. Chúng tôi không tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 4 và lớp 6 vì thời gian có hạn và tiến hành trên học sinh lớp 7 theo chúng tôi nghĩ là hợp lí nhất bởi những lí do sau:

+ Tập hợp số được hoàn thiện ở chương trình lớp 7 với sự hoàn thành của tập hợp số thực, do đó tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng được áp dụng trên mọi đối tượng số từ số tự nhiên cho tới số thực.

+ Như những nhận định ban đầu, sai lầm mà chúng tôi đã đề cập không chỉ gặp ở lớp 4, lớp 6 mà việc thực nghiệm trên học sinh lớp 7 còn kiểm tra được liệu rằng sai lầm được giải thích bằng quy tắc hành động trên có còn dai dẳng ở học sinh lớp 7 hay không- lớp mà được xem là “trưởng thành” so với hai lớp còn lại mà chúng tôi đã đề cập.

Việc thực nghiệm sẽ được tiến hành trên các học sinh lớp 7 sau khi các em đã học xong chương 1: “Tập hợp các số hữu tỉ”.

64

Hình thức thực nghiệm là bộ câu hỏi điều tra, cụ thể là mỗi học sinh sẽ được phát bộ giấy in đề bài toán (gồm 3 bài), và từng cá nhân học sinh sẽ làm bài ngay trên giấy này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu dạy học các phép toán ở trường trung học cơ sở, trường hợp tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (Trang 65)