4. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phân tích chương trình toán THCS giai đoạn 1994-2002
Về nội dung số học, chương trình được xây dựng dựa trên tinh thần toán học hiện đại hình thành ngầm ẩn các cấu trúc đại số cho học sinh. Nhận định này thể hiện rõ qua việc mở rộng các tập hợp số được thể hiện trong các SGK6 và SGK7. Các tập hợp số được mở rộng như là một yêu cầu của toán học và các yêu cầu đặt ra như việc mở rộng các cấu trúc đại số.
“[...] các cấu trúc đại số cụ thể (vị nhóm, nhóm, vành, trường…) không được trình bày trực tiếp trong chương trình. Tên gọi các cấu trúc đó cũng không được nhắc đến trong các SGK. Tuy nhiên, nhiều nội dung của chương trình cũng như cách trình bày nhiều nội dung trong các SGK là ngầm thể hiện tinh thần của cấu trúc đại số, hay ngầm thể hiện một số mô hình cụ thể về cấu trúc đại số…” (Phạm Gia Đức, 2000, Phương pháp dạy học môn toán tập 2, tr. 128)
Có những tập hợp số được trình bày như những cấu trúc đại số tương ứng:
“[...] các kiến thức trong chương I Đại số 7 (cải cách) được viết theo tinh thần của toán học hiện đại (đặt vấn đề xây dựng tập hợp các số nguyên ℤ như là yêu cầu của mở rộng vị nhóm ℕ thành nhóm cộng ℤ và tập hợp các số nguyên ℤđược trình bày với cấu trúc của một vành) ; phương pháp suy diễn được sử dụng thường xuyên trong SGK và nhằm chú ý rèn luyện nhiều cho học sinh về khả năng tư duy trừu tượng, khả năng suy diễn logic.” (SGV Toán 6 tập 1, tr. 93)
Về cấu trúc chương trình, SGK mở rộng hệ thống số theo con đường ℕℚ+ trước, sau đó lại mở rộng từ ℕℤℚ. Vì vậy nội dung chương Số nguyên được đưa vào chương trình lớp 7, một sự khác biệt với chương trình hiện hành.
Có thể tổng hợp một số ghi nhận như sau:
Tinh thần toán học hiện đại bao phủ nhiều nội dung số học trong chương trình giai đoạn 1994-2002, đặc biệt là việc hình thành ngầm ẩn các cấu trúc đại số thông qua việc mở rộng các tập hợp số, mà tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng đóng vai trò quan trọng trong một Vành nên đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình toán THCS giai đoạn này.
25
Chương trình toán THCS giai đoạn này còn chú trọng nhiều đến lý thuyết, có những yêu cầu cao về suy luận logic, khả năng tư duy trừu tượng nên có nhiều bài tập mang tính chứng minh, các bài tập có chứa chữ…Đặc biệt là các bài tập này liên quan trực tiếp đến việc sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.