Phân tích chương trình toán THCS hiện hành

Một phần của tài liệu nghiên cứu dạy học các phép toán ở trường trung học cơ sở, trường hợp tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (Trang 27)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.Phân tích chương trình toán THCS hiện hành

So với chương trình giai đoạn 1994- 2002, chương trình hiện hành có những thay đổi đáng kể cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.

Trong đó có sự thay đổi cấu trúc chương trình: Chương Số nguyên trong chương trình lớp 7 giai đoạn 1994- 2002 nay được đưa vào chương trình lớp 6 hiện hành.

Về quan điểm xây dựng chương trình: Việc mở rộng các tập hợp số được đặt ra như yêu cầu mở rộng các cấu trúc đại số trong chương trình và SGK giai đoạn 1994-2002 đã bị giảm tải, thay vì yêu cầu đặt ra như là mở rộng các cấu trúc đại số thì chương trình và SGK hiện hành cố gắng thoát khỏi phạm vi này, mà đó là những yêu cầu xuất phát từ thực tế đời sống, cố gắng tận dụng tối đa những hình ảnh trực quan giúp cho học sinh có thể quan sát được và dự đoán những kết quả toán học hay nói cách khác học sinh sẽ tự mình xây dựng kiến thức mới. Dẫn chứng cho điều này, chúng tôi ghi nhận từ SGV6 hiện hành:

“Kiến thức chương II SGK Toán 6 lần này được viết theo quan điểm “giảm nhẹ lí thuyết kinh viện, tăng thực hành, gắn với thực tiễn thông qua các ví dụ thực tiễn hoặc toán học để học sinh thấy được sự cần thiết phải mở rộng tập hợp ; sử dụng triệt để hình ảnh trực quan của trục số; các phương pháp suy luận hợp lí trên cơ sở các thao tác tư duy tiền logic như mò mẫm, dự đoán, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa,… được sử dụng nhiều trong SGK (phương pháp suy diễn logic sẽ được tăng dần ở các lớp trên)…về bài tập: không yêu cầu học sinh làm các dạng bài tập chứng minh, các bài tập hoàn thiện lí thuyết, hạn chế tối đa các bài tập chứa chữ” (SGV6, Tr. 93)

Về nguyên tắc xây dựng chương trình: Chương trình giai đoạn 1994-2002 thì:

“Đối chiếu với xu thế của thế giới hiện nay thì chương trình và sách giáo khoa môn toán THCS của nước ta còn quá coi trọng về lí thuyết kinh viện và chưa

26

quan tâm đúng mức đến thực hành. Chương trình hiện hành nhiều nước đã thực hiện đổi theo hướng giảm lí thuyết kinh viện và tăng yêu cầu thực hành…”

Còn chương trình hiện hành :

“[...] không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ thống kiến thức toán học trong chương trình; hạn chế đưa vào những kết quả có ý nghĩa thuần túy và các phép chứng minh dài dòng, phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và các môn khoa học khác”(SGV Toán 6, tr. 4)

Từ những nhận định trên, chúng tôi tổng hợp lại những thay đổi chương trình giữa hai thời kì trong bảng sau:

Bảng 2.1. Đối chiếu chương trình 1994-2002 và chương trình hiện hành

Chương trình 1994-2002 Chương trình hiện hành + Ngầm thể hiện tinh thần của cấu trúc

đại số.

+ Phương pháp suy diễn được sử dụng thường xuyên.

+ Coi trọng lí thuyết kinh viện, chưa quan tâm đúng mức thực hành.

+ Giảm nhẹ lí thuyết kinh viện.

+Không quá coi trọng tính chính xác của hệ thống kiến thức.

+ Phương pháp suy luận hợp lí trên cơ sở tư duy tiền logic như mò mẫm, dự đoán,…

+ Tăng yêu cầu thực hành, hạn chế các bài tập chứng minh, bài tập chứa chữ,…

Một phần của tài liệu nghiên cứu dạy học các phép toán ở trường trung học cơ sở, trường hợp tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (Trang 27)