công tác thi hành án dân sự
Luật thi hành án dân sự cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Hoàn thiện “Đề án xác định vị trí việc làm trong hệ thống thi hành án dân sự giai đoạn 2013 - 2015”. Củng cố tổ chức bộ máy cán bộ trong hệ thống thi hành án dân sự, kiện toàn cán bộ quản lý, cán bộ pháp lý đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, phấn đấu đến hết Quý II/2013 cơ bản tuyển dụng đủ số biên chế được phân bổ từ năm 2012 (tính đến hết ngày 30/9/2012, toàn Ngành còn thiếu 737 biên chế, đến nay, đã tuyển dụng thêm được gần 200 biên chế, một số địa phương thiếu nhiều biên chế như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hải Phòng... đã tổ chức thi tuyển xong, hiện đang tiến hành phê duyệt kết quả37).
Tăng cường chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật trong toàn ngành Thi hành án dân sự và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý đối với những vi phạm. Đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công chức, trong đó có đào tạo nguồn Chấp hành viên và đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm theo từng chức danh
Thực hiện có hiệu quả việc tuyển dụng biên chế được phân bổ; bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch; đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án dân sự theo thẩm quyền và phân cấp quản lý của Bộ Tư pháp và chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Chú trọng đẩy mạnh thực hiện đi vào chiều sâu “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong Cục và các Chi cục; gương mẫu thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức Chấp hành viên, quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo không
37 Báo cáo 20/BC-BTP ngày 23 tháng 1 năm 2013 của Bộ tư pháp báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết 37/2012/QH ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội.
khí, môi trường thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án dân sự được làm việc, cống hiến, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn.
Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thi hành án, nâng cao ý thức trách nhiệm; tăng cường giáo dục, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự; xây dựng lề lối làm việc chuyên nghiệp, hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành. Nâng cao trách nhiệm của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ. Xây dựng và triển khai thực hiện các quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản của Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự.