Các cơ quan thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thực trạng và giải pháp (Trang 40)

So với quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thì theo khoản 2 Điều 13 Luật thi hành án dân sự 2008 cũng quy định hệ thống cơ quan thi hành án dân sự giống như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, cụ thể như sau:

Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

2.2.1.1 Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Tên gọi của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương27 (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự tỉnh) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.

27 Khoản 2 Điều 2 Nghị định 74/2009/NĐ-CP, ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

37

Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh:28 Cục Thi hành án dân sự tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phòng chuyên môn trực thuộc (Phòng tổ chức, hành chính, Phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Phòng kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với những địa phương do yêu cầu tổ chức, hoạt động mà không nhất thiết phải thành lập 03 phòng chuyên môn thì nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án thực hiện. Riêng đối với Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh do nhu cầu mà phải thành lập 04 hoặc 05 phòng chuyên môn thì có thể thành lập riêng các phòng để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tổ chức cán bộ và kế toán tài vụ29).

Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có Thẩm tra viên cao cấp thi hành án; Thư ký thi hành án và công chức khác. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

28 Điều 6 Nghị định 74/2009/NĐ-CP, ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

29

Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTP-BNV ngày 29 tháng 03 năm2007của Bộ tư pháp, Bộ nội vụ hướng dẫn về tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2.2.1.2 Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Tên gọi của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh30 (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự huyện) là cơ quan thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Chi cục Thi hành án dân sự huyện được quy định:31 Chi cục Thi hành án dân sự huyện là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chi cục Thi hành án dân sự huyện có Chi cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Phó Chi cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án và công chức khác.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Chi cục Thi hành án dân sự huyện chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 174 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.

2.2.1.3 Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương

Tên gọi của cơ quan thi hành án dân sự ở quân khu và tương đương là Phòng Thi hành án quân khu và tương đương32 (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu) là cơ

30 Khoản 3 Điều 2 Nghị định 74/2009/NĐ-CP, ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

31Điều 7 Nghị định 74/2009/NĐ-CP, ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

32 Khoản 2 Điều 8 Nghị định 74/2009/NĐ-CP, ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự.

39

quan thi hành án trực thuộc quân khu. Phòng thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, cán bộ của Phòng Thi hành án cấp quân khu được quy định:33Phòng Thi hành án cấp quân khu là cơ quan trực thuộc Quân khu và tương đương, thực hiện chức năng thi hành án dân sự và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Phòng Thi hành án cấp quân khu có Ban Hành chính, tổng hợp trực thuộc. Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu trách nhiệm trước Tư lệnh, Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thi hành án dân sự trong phạm vi được phân công. Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thực trạng và giải pháp (Trang 40)