Bộ Tư pháp

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án dân sự:14 Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án dân sự.Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự. Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên. Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.

Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Tổng kết công tác thi hành án dân sự. Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự. Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự. Trong số những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp nêu trên, có những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, tuy nhiên, một số nhiệm vụ, quyền hạn được bổ sung, như: Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án dân sự; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự; quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm tra viên; tổng kết công tác thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thực trạng và giải pháp (Trang 31)