Xây dựng cơ chế hoạt động thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Cho đến nay, công tác THADS đã thu được nhiều kết quả quan trọng về mặt tổ chức bộ máy. Các cơ quan THADS trên toàn quốc đã từng bước được kiện toàn. Từ Đội THADS, Phòng THADS (theo Pháp lệnh THADS năm 1993); đến THADS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo Pháp

36Từ ngày 01/10/2012 đến ngày 20/01/2013, Bộ Tư pháp đã ban hành thêm Thông tư về trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ quản lý ngành Thi hành án dân sự và Thông tư về chế độ thống kê thi hành án dân sự

45

lệnh THADS năm 2004) và đến Luật THADS năm 2008 là tổ chức bộ máy THADS theo hệ thống dọc, gồm Chi cục THADS cấp huyện, Cục THADS cấp tỉnh. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 là văn bản pháp lý quan trọng tạo cơ sở cho việc tăng cường, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, nhiều văn bản quy định về cơ chế thi hành án dân sự cũng đã được ban hành như: Thông tư 10/2010/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chấp hành viên và thư ký thi hành án dân sự, Quyết định 807/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát thi hành án; Quyết định 1420/QĐ-GQKNTC ban hành Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; Thông tư 17/2010/TT-BTP quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.

Nhìn lại sự hình thành và phát triển, công tác THADS luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước. Bộ Tư pháp là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ tiếp nhận việc quản lý công tác THADS từ năm 1993. Trong 16 năm qua, bộ máy, tổ chức, cán bộ của hệ thống cơ quan THADS cơ bản đã được kiện toàn, lớn mạnh về mọi mặt; đội ngũ cán bộ, công chức THADS trưởng thành hơn về bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn; kết quả THADS năm sau cao hơn năm trước, chất lượng THA được nâng cao. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội ghi nhận sự chuyển biến của công tác THADS.

Việc Chính phủ thành lập Tổng cục THADS, Cục THADS cấp tỉnh, Chi cục THADS cấp huyện là để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng quản lý và tổ chức hoạt động THADS trong cả nước. Đây cũng là sự ghi nhận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với sự lớn mạnh, trưởng thành của ngành THADS trong thời gian qua.

Với chức năng, nhiệm vụ và tên gọi mới, vị thế của Tổng cục THADS và các cơ quan THADS được nâng lên tầm cao mới

Thống nhất công tác quản lý nhà nước về THA vào một cơ quan. việc tổ chức bộ máy THADS theo ngành dọc về cơ bản kế thừa hệ thống Cơ quan THADS hiện hành, không làm xáo trộn về hệ thống tổ chức Cơ quan THADS, phù hợp với tính độc lập tương đối và chịu trách nhiệm trước pháp luật của Cơ quan THADS và Chấp hành viên. Đồng thời, quy định Cơ quan THADS cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan giúp UBND cùng cấp trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác THADS tại địa phương và báo cáo công tác THADS khi có yêu cầu, đã bảo đảm được vai trò của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong việc chỉ đạo công tác THADS. Hệ thống cơ quan quản lý THADS được thành lập tương đối hợp lý và quy mô. Cơ chế quản lý THADS thống nhất thuận lợi cho xây dựng ngành và quan hệ với các cơ quan hữu quan.

Việc tổ chức cơ quan THADS như hiện nay là theo đơn vị hành chính. Số lượng các cơ quan này thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi đơn vị hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện). Cơ cấu tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đã tạo được một số thuận lợi như sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương đối với cơ quan THADS thuộc địa phương mình, việc đi lại của người dân thuận tiện khi liên hệ công việc.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thực trạng và giải pháp (Trang 48)