Công tác tiếp công dân tiếp tục được quan tâm chú trọng, Tổng cục và các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đã phân công cán bộ, công chức thường xuyên trực và tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự. Trong quá trình tiếp công dân, cán bộ, công chức được phân công đã giải thích cho đương sự về các quy định của pháp luật, thẩm quyền giải quyết vụ việc, hướng dẫn đương sự gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, ghi nhận những đề nghị của đương sự để xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Tổng cục đã tiếp gần 391 lượt công dân tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tư pháp (tăng gần 30% so với 6 tháng đầu năm 2012); các cơ quan Thi hành
48 Một số chế độ chính sách được quan tâm: Chế độ phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên nghề cho các chức danh Thẩm tra viên, Chấp hành viên; Chế độ cho cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp công dân; Chế độ trang phục cho cán bộ làm hợp động theo Nghị định số 68...
án dân sự địa phương đã tổ chức tiếp hàng nghìn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.49
Tổng hợp báo cáo của các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, tính đến ngày 31/3/2013, tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo nhận được là 2.435 đơn (2.328 đơn khiếu nại, 107 đơn tố cáo), giảm 193 đơn so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, số đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết là 1.399 đơn (giảm 530 đơn so với cùng kỳ năm 2012), số đơn không thuộc thẩm quyền là 771 đơn. Số đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết, đã kịp thời được phân loại, ban hành các quyết định giải quyết bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền, đã kịp thời chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kết quả, đã giải quyết xong: 1.203/1.399 đơn thư khiếu nại, tố cáo (1.152 đơn khiếu nại và 51 đơn tố cáo), đạt tỷ lệ 86%, thấp hơn 2,8% so với cùng kỳ năm 2012 (88,8%).50
Ngoài ra, Tổng cục đã ban hành 702 văn bản để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tổ chức 23 cuộc họp để giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp kéo dài: họp liên ngành giữa Lãnh đạo Tổng cục với các cơ quan Trung ương (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Thanh tra Bộ…) để giải quyết các vụ việc phức tạp như: vụ Nguyễn Thị Thu Hà (Kon Tum); vụ kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh...51