Nhận và kiểm tra đơn kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 45)

6. Bố cục đề tài

2.3.4.Nhận và kiểm tra đơn kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm

Kháng cáo, kháng nghị là một chế định quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo tính khách quan của vụ án cũng như sự thận trọng trong việc xét xử. Do đó, sau khi xét xử sơ thẩm trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát, bị cáo, những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án và những người khác theo quy định của pháp luật có quyền kháng cáo, kháng nghị - quyền được phản đối lại bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, sau khi xét xử sơ thẩm, vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong việc đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm. Trường hợp có đơn kháng cáo, kháng nghị, Thư ký có nhiệm vụ: nhận đơn kháng cáo, kháng nghị, Thư ký Tòa án phải vào sổ nhận đơn và kiểm tra người làm đơn kháng cáo, kháng nghị có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị và nội dung kháng cáo, kháng nghị có thuộc giới hạn của việc kháng cáo, kháng nghị theo luật định không và giải quyết như sau:

- Trong trường hợp đơn kháng cáo, kháng nghị là của người không có quyền kháng cáo, kháng nghị hoặc nội dung kháng cáo, kháng nghị không thuộc giới hạn của việc kháng cáo, kháng nghị thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Thư ký Tòa án trả lại đơn cho người làm đơn và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn. Việc trả lại đơn phải được thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

- Trong trường hợp đơn kháng cáo, kháng nghị làm trong thời hạn luật định và là của người có quyền kháng cáo, kháng nghị nhưng nội dung kháng cáo, kháng nghị chưa cụ thể, chưa rõ ràng, thì Thư ký Tòa án phải thông báo ngay cho họ để họ thể hiện nội dung kháng cáo cho cụ thể và rõ ràng theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp đơn kháng cáo là của người có quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo thuộc giới hạn kháng cáo nhưng quá thời hạn thì Thư ký Tòa án lập hồ sơ kháng cáo quá hạn và gửi đơn kháng cáo cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo chứng

minh lý do của việc kháng cáo quá thời hạn (nếu có) cho Tòa án cấp trên để xét lý do kháng cáo quá hạn.

- Trong trường hợp đơn kháng cáo, kháng nghị bảo đảm đầy đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì tiến hành thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại điều 236 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, Thư ký Tòa án phải hoàn chỉnh hồ sơ để giao cho bộ phận lưu trữ. Khi có đơn kháng cáo, kháng nghị thì Thư ký Tòa án giao nhận hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Khi giao nhận hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm cũng như cho bộ phận lưu trữ, Thư ký Tòa án cũng phải thận trọng, tỉ mỉ và phải lập biên bản có ký nhận về sự giao nhận đó.

Tóm lại, Phần lớn quyền hạn và nghĩa vụ của Thư ký Tòa án trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự được tóm gọn trong khoản d điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự là “tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự

phân công của Chánh án Tòa án”. Nhưng trên thực tiễn, nhằm hỗ trợ cho Thẩm

phán (Thẩm phán chủ yếu giành thời gian để nghiên cứu hồ sơ), hầu như Thư ký Tòa án được phân công tất cả các nhiệm vụ (trừ nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định, bản án) cùng phối hợp với Thẩm phán từ khi nhận hồ sơ vụ án đến khi quyết định, bản án của Hội đồng xét xử có hiệu lực. Do đó, tuy luật chưa có quy định cụ thể về quyền và nhiệm vụ của Thư ký Tòa án nhưng trên thực tiễn, quyền hạn và nhiệm vụ của Thư ký Tòa án mà người viết đề cập đã trở thành luật bất thành văn.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN HỖ TRỢ XÉT XỬ CỦA THƢ KÝ TÒA ÁN – MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 45)