Kiểm tra các việc chuẩn bị cần thiết cho việc mở phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 38)

6. Bố cục đề tài

2.2.1.2.Kiểm tra các việc chuẩn bị cần thiết cho việc mở phiên tòa

Sau giai đoạn chuẩn bị xét xử, cơ bản mọi thủ tục mở phiên tòa đã hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị thì việc thiếu sót, nhẫm lẫn là không tránh khỏi vì vậy yêu cầu Thư ký Tòa án trong giai đoạn này cần phải kiểm tra lại thật kỹ càng các công việc chuẩn bị cho việc mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án, Thư ký phải kiểm tra rà soát tất cả những người được triệu tập phiên tòa đã được tống đạt hợp lệ giấy triệu tập chưa; Hội thẩm, người bào chữa đã đến nghiên cứu hồ sơ chưa; Có ai xin hoãn phiên tòa không và các công việc khác đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Nếu có việc nào chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoặc thực hiện

chưa đúng quy định của pháp luật tố tụng thì kịp thời sửa đổi, bổ sung, tránh việc hoãn phiên tòa vì những thiếu sót này.

Trước khi mở phiên tòa, Thư ký có nhiệm vụ kiểm tra phòng xét xử, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc xét xử như bàn ghế, micro, âm thanh, ánh sáng, bảng hiệu những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng,… đã đầy đủ chưa, nếu chưa thì phải kịp thời chuẩn bị bổ sung đảm bảo cho việc chuẩn bị xét xử được chu đáo (đối với trường hợp vụ án được đưa ra xét xử lưu động thì trước ngày mở phiên tòa, Thư ký cần phải kiểm tra cẩn trọng hơn). Ngoài ra, trong một số vụ án cụ thể Thư ký còn phải chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho việc nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi âm, băng ghi hình.

Trong trường hợp phiên tòa có sự tham gia của báo chí thì Thư ký phải sắp xếp khu vực dành riêng cho báo chí. Thư ký kiểm tra giấy giới thiệu của phóng viên và báo cáo Hội đồng xét xử để Hội đồng xét xử cho ý kiến và yêu cầu phóng viên thực hiện đúng nội quy phiên tòa và phải tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa, tránh làm mất trật tự tại phiên tòa. Nếu phóng viên muốn ghi âm, chụp ảnh phải đăng ký trước với Thư ký để Thư ký báo cáo Hội đồng xét xử.

Thư ký cũng cần liên hệ trước với bộ phận tài vụ cơ quan để ứng tiền phục vụ cho phiên tòa, chi trả cho Hội thẩm, người phiên dịch,…

Lƣu ý, nhằm giảm bớt sự phiền hà, vất vả cho người dân, cơ quan Tòa án mỗi khi mở phiên tòa, Thư ký Tòa án cần phối hợp với Hội đồng xét xử chuẩn bị thật đầy đủ, chu đáo, không để trường hợp phiên tòa diễn ra vội vàng, hình thức. Việc gửi thông báo lịch mở phiên tòa tới đương sự, người liên quan cần đầy đủ, đúng địa chỉ, tránh cẩu thả, thất lạc, nhầm lẫn. Thư ký cần phải hỗ trợ để Hội thẩm cũng như Thẩm phán nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi lên lịch xét xử, không vì chạy theo số lượng mà xét xử qua loa, chiếu lệ ảnh hưởng chất lượng bản án và quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu vai trò của thư ký trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 38)